Hoàn thiện các chính sách tạo việclàm cho nông dân gắn liền với thực hiện các chính sách về đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010 (Trang 117 - 122)

C ơ cấu nội ngành

3.3.3.Hoàn thiện các chính sách tạo việclàm cho nông dân gắn liền với thực hiện các chính sách về đào tạo

540 604 738 815 815 960 177,8 Đầu tư của nước ngoài160 150 180 200 200 300 187,

3.3.3.Hoàn thiện các chính sách tạo việclàm cho nông dân gắn liền với thực hiện các chính sách về đào tạo

với thực hiện các chính sách về đào tạo

Theo hướng này cần chú trọng:

Một là, Nhà nước tạo điều kiện khởi nghiệp cho các hộ nông dân bị thu

hồi đất thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp.

Hầu hết các tổ chức, cá nhân khi khởi nghiệp đều gặp những khó khăn, trở ngại phải vượt qua. Đối với hộ nông dân bị thu hồi đất, khi khởi nghiệp để thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp, việc tạo điều kiện này càng gay gắt, nặng nề hơn. Để trợ giúp họ trong khởi nghiệp, việc tạo điều kiện từ phía Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng, trong đó nổi lên một số sự trợ giúp sau:

* Lập vườn ươm cho sự khởi nghiệp. Đây là sự trợ giúp thiết thực cho những hộ nông dân bị thu hồi đất có thể chuyển đổi nghề nghiệp bằng việc xác lập một cơ sở có qui mô nhỏ trong những ngành nghề phi nông nghiệp. Mô hình vườn ươm này đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới và đã được quảng bá tại Việt Nam. Với Đông Anh, tại mỗi khu công nghiệp tập trung và khu đô thị mới, Nhà nước cần dành ra một diện tích (một vài ha) để lập vườn ươm này, trong đó tại khu vực công nghiệp; tại các khu đô thị là vườn ươm cho các hộ khởi nghiệp bằng các ngành nghề dịch vụ.

* Bổ xung đối tượng thụ hưởng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội.

Việc khởi nghiệp đối với các hộ nông dân bị thu hồi đất sẽ dựa chủ yếu vào nguồn tài chính từ việc bồi thường của Nhà nước. Tuy nhiên, kinh tế bồi thường không đủ nên các hộ này rất cần được sự hỗ trợ của thị trường vốn để bắt đầu lập nghiệp mới. Do vậy cần có một tổ chức tín dụng đặc biệt để các hộ này có thể tiếp cận, và đó chính là Ngân hàng chính sách xã hội. Cho các

hộ nông dân bị thu hồi đất đến Ngân hàng này vay vốn lập nghiệp, vay vốn kinh doanh, không đơn thuần là những vấn đề kinh tế mà còn là những vấn đề chính trị xã hội.

Nhằm khai thông việc này, chính quyền địa phương cần có sự can thiệp đối với hệ thống ngân hàng chính sách xã hội để các hộ nông dân bị thu hồi đất và thực hiện khởi nghiệp trong chuyển đổi nghề nghiệp cũng được thụ hưởng các chính sách của ngân hàng này.

Hai là, Nhà nước ban hành chính sách đồng bộ cho loại hình "Kinh tế hộ".

Trong hệ thống chính sách dành cho các loại hình tổ chức kinh doanh hiện nay, Nhà nước đã có chính sách doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã, Doanh nghiệp khu vực tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, đối với các hộ nông dân bị thu hồi đất và việc thực hiện việc chuyển đổi nghề nghiệp theo đó hình thành loại hình "hộ kinh doanh" phi nông nghiệp hoặc nông nghiệp đô thị với qui mô "cực nhỏ", thì điều kiện để thụ hưởng các chính sách của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại ở ngoài tầm đối với các hộ kinh doanh này. Sự thiếu vắng chính sách cho các hộ kinh doanh nói chung và cho các hộ kinh doanh phi nông nghiệp, hộ kinh doanh nông nghiệp đô thị đối với các hộ nông dân bị thu hồi đất tại các vùng Nhà nước phát triển khu công nghiệp, khu đô thị nói riêng cần được bù đắp trong thời gian tới trong đó nổi lên là:

- Ban hành văn bản Luật về loại hình "kinh tế hộ" , tạo căn cứ pháp lý cho sự phát triển không chỉ đối với các hộ nông nghiệp, hộ kinh doanh phi nông nghiệp tại khu vực thành thị, hộ kinh doanh phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn mà cả với hộ kinh doanh phi nông nghiệp, và hộ kinh doanh nông nghiệp đô thị hình thành từ các hộ nông dân bị thu hồi đất và thực hiện chuyển đổi nghề.

- Bổ sung chính sách đất đai trong đó không chỉ chú trọng tới nhu cầu đất làm mặt bằng kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ mà cả với loại hình "cực nhỏ" tránh duy trì tình trạng các hộ này phải sử dụng

đất ở, nhà ở vào mục đích kinh doanh, gây những bất lợi cho bảo vệ môi trường và sự phát triển mở rộng kinh doanh của các hộ này.

- Tạo điều kiện để các hộ kinh doanh nói chung và các hộ kinh doanh phi nông nghiệp, và hộ kinh doanh nông nghiệp đô thị hình thành từ các hộ nông dân bị thu hồi đất nói riêng được tham gia vào thị trường tài chính, tín dụng bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác.

KẾT LUẬN

Đối chiếu với mục đích nghiên cứu đã công bố trong phần mở đầu, Luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau đây:

1. Luận văn đã hệ thống các vấn đề cơ bản của lí luận về nguồn nhân lực và đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện công nghiệp hóa và đô thị hóa, bao gồm: Nguồn nhân lực và các đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh. Những vấn đề cơ bản của chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực, trong đó luận văn trình bày cả cơ sở lí luận và phương pháp luận xây dựng các phương án kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở một huyện.

2. Luận văn đã phân tích thực trạng chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội thời kỳ 2000 - 2005

Trong đó, đã tổng quan về sự phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Anh thời kỳ 2000 - 2005; thực trạng nguồn nhân lực, thực trạng đào tạo nguồn nhân lực; thực trạng chủ trương chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Huyện thời kỳ 2000 - 2005. Từ đó, nêu lên các nhận xét:

2.1. Đông Anh có tốc độ đô thị hóa rất nhanh; kinh tế có những bước phát triển đáng kể; Dân số tăng nhanh chủ yếu là đi nhập cư; số lượng, cơ cấu, chất lượng lao động có những thay đổi theo yêu cầu của đô thị hóa nhanh.

2.2. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã được thành phố và Hà Nội chú trọng. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết.

Một là, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy

hoạch kế hoạch đào tạo không đồng bộ. Trong đó, bức xúc nhất là đào tạo nghề mới và giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp tập trung và các khu đô thị mới.

Hai là, cơ chế, chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực và cơ chế

(tham mưu của chính quyền thành phố) không theo sát được nhu cầu đào tạo nên thành phố và huyện không có được các chính sách. Biện pháp phù hợp nhằm khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển các hình thức đào tạo đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đô thị hóa nhanh đặt ra.

Ba là, công tác quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập thiếu một cơ quan

(tổ chức) theo dõi tập trung, bao quát và thường xuyên công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

3. Luận văn đã dự báo một cách tổng quát nhu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đề xuất một hệ thống ba quan điểm bao quát và nhấn mạnh ba yêu cầu bức xúc đối với Đông Anh; Đề xuất một loạt nội dung cần hoàn thiện đối với hệ thống các chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Điều cần nhấn mạnh là phương pháp luận xuyên suốt trong các dự báo và đề xuất của Luận văn là phải chia Đông Anh thành 3 khu vực: Khu vực thuần phát triển nông nghiệp; khu vực phát triển ngành nghề truyền thống; khu vực đô thị hóa nhanh. Việc hoàn thiện chính sách cũng được tính tới cho các chính sách cho người được đào tạo; các cơ sở đào tạo; hệ thống cơ quan quản lý đào tạo.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010 (Trang 117 - 122)