Những vấn đề đặt ra từ việc nghiên cứu thực trạng chính sách đào tạo phát triển ở huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội trong thời kỳ 2001-

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010 (Trang 72 - 76)

C ơ cấu nội ngành

2.3.Những vấn đề đặt ra từ việc nghiên cứu thực trạng chính sách đào tạo phát triển ở huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội trong thời kỳ 2001-

540 604 738 815 815 960 177,8 Đầu tư của nước ngoài160 150 180 200 200 300 187,

2.3.Những vấn đề đặt ra từ việc nghiên cứu thực trạng chính sách đào tạo phát triển ở huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội trong thời kỳ 2001-

phát triển ở huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội trong thời kỳ 2001-2005

Đông Anh là một huyện ngoại thành, là địa bàn đô thị hoá rất nhanh trong thời gian 5 năm qua.

5 năm qua Đông Anh có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, văn hoá, xã hội.

5 năm qua dân số tăng 14%, chủ yếu do lực lượng nhập cư. Cơ cấu dân cư thay đổi mạnh theo hướng dân cư đô thị tăng nhanh.

Lực lượng lao động năm 2005 tăng 14,7% so với năm 2001. Hàng năm Huyện có thêm 8000-9000 chỗ làm việc mới. Nhưng sức ép việc làm vẫn là một vấn đề lớn. Chất lượng lao động ngày một cao về mọi mặt. Ưu điểm đó là do công tác đào tạo được huyện và thành phố Hà Nội chú ý. Cụ thể là:

• Kết quả đào tạo về số lượng là rất lớn, đã đáp ứng bước đầu được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

• Đã có một hệ thống trường lớp đào tạo tập trung. Các cơ sở dạy nghề và các loại hình dạy nghề trong các làng nghề. Có một đội ngũ giáo viên, thợ cả có khả năng tham gia đào tạo.

• Các Nghị quyết Đại hội X, XI, XII, XIII, XIV, các Nghị quyết chuyên đề khác đều thể hiện sự quan tâm đặc biệt và đánh giá cao của Thành phố và huyện về vai trò của đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH, HĐH của thành phố và Huyện.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu các chính sách và thực trạng việc thi hành các chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Đông Anh thấy các vấn đề sau đây cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết:

Một là, mục tiêu của đào tạo là phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự

phát triển kinh tế xã hội theo đường lối đẩy mạnh công nghiêp hoá, hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch đào tạo chưa đồng bộ. Có thể nêu mấy biểu hiện cụ thể:

- Đông Anh phát triển các khu công nghiệp tập trung thí dụ khu công nghiệp Bắc Thăng Long (giai đoạn I và II) đã có 46 nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 667 triệu USD thu hút hàng vạn lao động, nhưng Đông Anh chỉ đáp ứng được trên 30% nhu cầu, bởi thiếu lao động qua đào tạo phù hợp với yêu cầu của sản xuất - kỹ thuật - kinh doanh của các doanh nghiệp ở đây.

- Đông Anh có chủ trương phát triển mạnh các làng nghề và thực tế đã có những làng nghề rất phát triển. Thí dụ ở biểu số 7 đã phản ánh chi tiết về 3 làng nghề Dục Tú, Liên Hà, Vân Hà với nghề chính là sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ đào tạo chưa được đặt ra rõ ràng. Theo điều tra của chúng tôi thì nhu cầu đào tạo ở đây lớn, số thợ có khả năng làm thầy dạy nghề khá đông, nhưng động cơ đào tạo của họ chỉ để phục vụ cho sự phát triển của các cơ sở sản xuất do chính họ lập ra; chưa có các cơ sở dạy nghề bài bản, chính quy ở các làng nghề. Nhà nước cũng chưa quan tâm có chính sách khuyến khích đào tạo ở đây và chưa khi nào thực sự bắt tay vào tổ chức quá trình đào tạo ở các làng nghề (như đào tạo giáo viên, xây dựng chương trình, cấp đất, hỗ trợ tài chính và xây dựng cơ sở đào tạo v.v..)

- Đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho những lao động nông nghiệp bị thu hồi đất đai phục vụ phát triển các khu công nghiệp tập trung và đô thị là vấn đề bức xúc nhất, điển hình nhất về sự thiếu đồng bộ giữa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất nông nghiệp và quy hoạch đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động của các vùng này. Biểu

hiện cụ thể là: nông dân bị thu hồi đất không biết nên học nghề gì để có thể xin được việc làm ở các khu công nghiệp và đô thị mới. Nhà nước cụ thể là chính quyền địa phương cũng còn đang rất lúng túng khi hướng dẫn và tổ chức cho các lao động mất đất. Gần đây Hà Nội thấy rõ việc giải quyết việc làm cho số lao động mất đất phải qua nhiều bước. Đào tạo ở các cơ sở tập trung, dài hạn chỉ thích hợp với số lao động trẻ, có trình độ, còn với khối lao động là trung niên, lớn tuổi, phụ nữ thì phải có những hướng đào tạo thiết thực và khẩn trương hơn nên đã có một đề án về đào tạo các nghề dịch vụ: may mặc, sửa chữa cơ khí điện tử, dịch vụ thương mại v.v.. với thời gian ngắn hạn. Đây là một đề án tốt, cần được tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời.

Hai là, cơ chế, chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực và cơ chế

thị trường còn có khoảng cách cần khắc phục.

Trong công tác kế hoạch phát triển các cơ sở đào tạo của thành phố và huyện chưa trên cơ sở điều tra nhu cầu thị trường lao động một cách cụ thể và chi tiết.

Thí dụ:

- Nhu cầu chi tiết, cụ thể cho từng ngành nghề.

- Nhu cầu đào tạo cho từng khu vực, thí dụ khu vực thuần nông, khu vực có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, khu vực đô thị hoá nhanh nông dân bị thu hồi đất.

- Nhu cầu của từng nhà máy, doanh nghiệp, cửa hàng trong khu vực. Các phòng chuyên môn của chính quyền thì bấm tính, suy diễn theo các công thức tính có sẵn, các cơ sở đào tạo thì dựa vào số tuyển sinh năm trước, v.v.. chưa từng có cuộc điều tra tổng thể, bài bản nào trên địa bàn huyện.

Điều tra khả năng đào tạo cũng không thường xuyên, huyện nắm khả năng các trường tập trung trên địa bàn huyện và các trường trên địa bàn thành phố không chắc. Việc tổ chức đào tạo tại làng nghề không được kế hoạch hoá.

Các cơ sở đào tạo của các thành phần kinh tế khác cũng tự phát xin hình thành.

Vì không theo sát được nhu cầu đào tạo. Huyện đã không có được các chính sách khuyến khích, các chính sách tạo điều kiện để phát triển các hình thức đào tạo đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo hướng CNH, HĐH đặt ra.

Ba là, về quản lý Nhà nước đối với đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Trước hết về nhận thức chung ai cũng thấy vai trò con người và do đó vai trò của đào tạo phát triển nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội. Nhưng điều đáng nói là cho đến nay công tác đào tạo lại chưa được coi trọng đúng mức. Biểu hiện cụ thể là hướng đào tạo lúng túng, bởi thiếu căn cứ quy hoạch, kế hoạch đào tạo chuẩn xác gắn với các cơ sở sử dụng lao động. Các cơ sở đào tạo vẫn bị quản lý theo kiểu bao cấp tuyển sinh theo chỉ tiêu; thu, chi không được tự chủ v.v.. vì thế không thể thích ứng được với thị trường. Vai trò của Nhà nước là phải quản lý bằng luật pháp, bằng cơ chế chính sách, nhưng đến nay lại chưa đầy đủ, hoàn thiện và đúng đắn.

Chương III

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010 (Trang 72 - 76)