Các ngành công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 52 - 53)

37 Chính phủ CHXHCN Việt Nam, Kế hoạch phát triển Ngành Công nghiệp5 năm 2006-2010, trang 14.

2.2.3 Các ngành công nghiệp phụ trợ

Đối với ngành CNCBTP, các ngành công nghiệp phụ trợ, bao gồm: công nghiệp cơ khí, bưu chính – viễn thông, giao thông vận tải, công nghiệp bao bì, công nghiệp hoá chất,..Ở nước ta, các ngành đó đã phát triển mạnh trong thời gian qua, tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, thiếu khả năng cạnh tranh:

+ Chi phí dịch vụ hạ tầng như: điện, nước, viễn thông, cảng biển, chi phí vận tải của nước ta được đánh giá là cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực. Cụ thể, cước viễn thông quốc tế cao hơn các nước trong khu vực từ 30% đến 50%, giá điện dùng trong công nghiệp cao hơn nhiều so với 40 http://agroviet.gov.vn, Báo cáo Quý III.2006, Mặt hàng thịt lợn.

Myanma, Thái Lan, Indonexia và Lào41. Cước phí vận tải, bốc xếp, lưu kho tại các cảng cao (gấp 1,5 đến 2 lần các nước trong khu vực), chẳng hạn, chi phí vận chuyển một container hàng từ Bình Dương đến Vũng Tàu cao hơn chi phí từ Vũng Tàu đi Singapore. Tiêu cực phí quá nhiều, như: qua các trạm kiểm soát dọc đường, khi xe vào cảng hay khi hàng lên tàu,..cùng với thủ tục và lệ phí hải quan, hàng hải , hàng không rườm rà làm tăng chi phí và thời gian cho doanh nghiệp42;

+ Công nghiệp cơ khí, ngành này cung cấp máy móc thiết bị phục vụ cho công nghiệp chế biến. Hiện nay, ngành cơ khí nước ta đã chế tạo và lắp đặt được các dây chuyền giết mổ, chế biến thịt, có thể kể đến như: công ty cổ phần chế tạo máy SINCO (TP.Hồ Chí Minh); Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (thuộc Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh); công ty TNHH thiết bị công nghệ Hoa Kỳ; công ty LINCO, sản xuất dây chuyền giết mổ, chế biến gia cầm 500 đến 3.000 con/giờ; công ty JIANHUA (Trung Quốc) chế tạo, chuyển giao các dây chuyền, nhà máy giết mổ, chế biến thịt có công suất: gia cầm 800 con/giờ, lợn 1.000 con/ngày,..;

+ Hoá chất, ngành hoá chất cung cấp các sản phẩm dùng để tẩy rửa phục vụ giết mổ, chế biến và tạo màu cho thực phẩm như: phenol, acid hữu cơ, cacbonnyl, hydratcacbon,..;

+ Công nghiệp bao bì cung cấp sản phẩm phục vụ cho đóng gói, bảo quản, vận chuyển. Hiện nay, ngành công nghiệp này đã đáp ứng được nhu cầu cho các ngành sản xuất trong nước;

+ Ngành điện, theo nghiên cứu của Bộ Công nghiệp thì giá điện kinh doanh của nước ta cao hơn các nước trong khu vực, song chất lượng của dịch vụ cung cấp còn nhiều hạn chế. Vì thế, trung bình gây thêm tổn thất chi phí điện cho doanh nghiệp từ 10% đến 15% 43;

41Chính phủ CHXHCN Việt Nam, Kế hoạch phát triển Ngành Công nghiệp 5 năm 2006 – 2010, trang 14. 42 Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin phục vụ lãnh đạo, (Số 10). 2006, trang 39.

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 52 - 53)