Ma trận SWOT ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của VN

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 66 - 69)

46 Bộ NN & PTNT (2004), Thông tin phục vụ lãnh đạo, (Số 9), trang 15.

2.4.1Ma trận SWOT ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của VN

Khung phân tích SWOT được trình bày dưới dạng ma trận, gồm 4 phần thể hiện 4 nội dung của SWOT: Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức cùng một số câu hỏi mẫu và câu trả lời được điền vào các phần tương ứng

Nhằm đưa ra những định hướng chiến lược cho công nghiệp chế biến thực phẩm, chúng ta vận dụng phân tích ma trận SWOT, như sau:

- Một số doanh nghiệp đầu tư chiều sâu dây chuyền, công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo VSATTP được người tiêu dùng chấp nhận;

- Lực lượng lao động trong ngành dồi dào, khả năng thích ứng với công việc cao, năng động, giá nhân công rẻ;

- Tỷ suất vốn đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh;

- Ngày càng có nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào ngành, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Các doanh nghiệp lớn đã có chiến lược phát triển phù hợp; và - Tốc độ tăng trưởng của ngành cao trong thời gian qua.

Điểm yếu của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam (W):

- Giết mổ chế biến nhỏ lẻ, phân tán còn phổ biến;

- Máy móc, thiết bị chế biến, bảo quản, chuyên chở cũ, công nghệ chế biến phần lớn lạc hậu;

- Phần lớn chất lượng sản phẩm thấp, VSATTP không được đảm bảo; - Liên kết bốn nhà trong sản xuất kinh doanh còn lỏng lẻo, chưa đảm bảo tạo ra sức mạnh tổng hợp;

- Giá thành sản phẩm thịt chế biến cao;

- Ngành chưa có thương hiệu mạnh, phần lớn doanh nghiệp chế biến nhỏ chưa xây dựng được thương hiệu cho các sản phẩm chế biến của mình;

- Quy mô vốn, lao động của các doanh nghiệp trong ngành còn rất thấp; - Phần lớn người lao động có trình độ tay nghề thấp. Chưa thu hút được lao động có trình độ cao do thu nhập và điều kiện làm việc chưa đảm bảo;

- Thịt chế biến mới thâm nhập được thị trường dễ tính;

- Quy trình kiểm soát giết mổ, chế biến chưa được thực hiện nghiêm túc;

- Kỹ năng quản lý sản xuất và quản lý kỹ thuật còn yếu kém. Còn nhiều doanh nghiệp chế biến thịt chưa am tường về nghiên cứu thị trường, thị trường trong nước đầy tiềm năng chưa được quan tâm đúng mức; và

- Công tác thông tin, thị trường nhất là thị trường thế giới còn yếu, chưa đầy đủ và chưa kịp thời.

Cơ hội cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam (O):

- Nhu cầu thịt chế biến tăng;

- Nguồn nguyên liệu đầu vào đa dạng, phong phú;

- Môi trường trong nước cạnh tranh bình đẳng, minh bạch hơn; - Việt Nam được đối xử bình đẳng trong “sân chơi” toàn cầu; - Chính phủ quan tâm thúc đẩy ngành phát triển;

- Nhà nước còn có khả năng tăng cường hỗ trợ cho ngành trong khung khổ của WTO; và

- WTO cho phép các nước đang phát triển áp dụng chính sách hỗ trợ.

Thách thức đối với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của VN (T):

- Người tiêu dùng chưa “mặn mà” với sản phẩm thịt chế biến;

- Thịt chế biến nước ngoài giá rẻ, chất lượng cao tràn vào Việt Nam; - Giá thành sản phẩm chăn nuôi khó hạ thấp trong thời gian trước mắt; - Phần lớn đầu vào chưa đảm bảo chất lượng, VSTY kém;

- Người mua ngày càng khó tính, khắt khe; - Công nghiệp phụ trợ phát triển chậm;

- Thực thi chính sách hỗ trợ của Nhà nước còn nhiều bất cập; - Dịch cúm xảy ra có tính chu kỳ hàng năm;

- Vấn đề chất thải và môi trường trong sản xuất còn bị bỏ ngỏ; - Hàng nhập lậu qua biên giới diễn biến phức tạp; và

- Chúng ta ở gần các nước có ngành CNCBTP phát triển.

Trên cơ sở phân tích môi trường bên ngoài (cơ hội thách thức), môi trường bên trong (điểm mạnh, điểm yếu) ngành CNCBTP của Việt Nam ta thành lập ma trận SWOT cho ngành như sau:

Bảng 2.12 Ma trận SWOT ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam

S W

S1: Một số doanh nghiệp đầu tư chiều sâu;

S2: Lao động dồi dào, năng động, giá nhân công rẻ;

S3: Tỷ suất vốn đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh;

S4: Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tăng cường đầu tư; S5: Các DN lớn đã có chiến lược phát triển phù hợp.

W1: Giết mổ chế biến nhỏ lẻ, phân tán;

W2: Máy móc, thiết bị, dây chuyền lạc hậu; W3: Chất lượng SP và VSATTP thấp; W4: Liên kết bốn nhà còn lỏng lẻo; W5: Giá thành sản phẩm thịt chế biến cao;

W6: Chưa có thương hiệu mạnh.

O

O1: Nhu cầu thịt chế biến tăng; O2; Nguồn nguyên liệu đa dạng, phong phú;

O3: Môi trường trong nước cạnh tranh bình đẳng, minh bạch hơn; O4: VN được đối xử bình đẳng trong WTO;

O5: Chính phủ quan tâm thúc đẩy ngành phát triển.

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 66 - 69)