TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CỦA VIỆT

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 59 - 63)

46 Bộ NN & PTNT (2004), Thông tin phục vụ lãnh đạo, (Số 9), trang 15.

2.3TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CỦA VIỆT

TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CỦA VIỆT NAM

Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, những mối quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng, việc hội nhập kinh tế khu vực và thế giới để phát triển là nhu cầu tất yếu khách quan của mỗi quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu hợp tác, phát triển lực lượng sản suất mỗi nước, vừa đưa lại tăng trưởng cao cho mỗi nền kinh tế vừa tăng sức ép cạnh tranh và hạ thấp các rào cản đối với hàng hoá và dịch vụ. Do đó, quá trình hội nhập góp phần gia tăng đáng kể năng lực tổng hợp của các nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn mà hội nhập mang lại, cũng không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực, những thách thức không nhỏ. Cơ hội và thách thức luôn đan xen với nhau. Thách thức được khắc phục tốt sẽ trở thành cơ hội mới, còn cơ hội không tận dụng được cũng sẽ trở thành thách thức mới.

Thừa nhận tính cấp bách của việc tham gia vào hệ thống kinh tế toàn cầu, Chính phủ Việt Nam đã cam kết đạt được sự hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế là trọng tâm của chiến

lược phát triển kinh tế Việt Nam. Sau 11 năm nỗ lực đàm phán, ngày 7 tháng 11 năm 2006, Vịêt Nam được kết nạp vào WTO và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này. Việc gia nhập WTO là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát huy cao độ nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển, góp phần đẩy nhanh CNH – HĐH đất nước. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế kinh tế trong điều kiện kinh tế tri thức và khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới cho phép Việt Nam tiếp thu những thành tựu mới nhất của trí tuệ loài người và nhanh chóng tiếp cận với nền kinh tế thế giới. Với những lợi thế về địa lý, ổn định chính trị và nguồn lao động dồi dào, Việt Nam đang có những cơ hội thuận lợi để đột phá phát triển. Tuy nhiên, một mặt, chúng ta đang phải giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu nhanh chóng hội nhập để tranh thủ các điều kiện thuận lợi cho phát triển với yêu cầu có đủ thời gian xây dựng một nền kinh tế có sức mạnh để hội nhập có hiệu quả. Hội nhập là tất yếu, chúng ta không thể chậm trễ. Để làm được điều đó đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực để vừa tranh thủ các cơ hội mà hội nhập mang lại, vừa chủ động đối phó với các thách thức, mặt khác, xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, năng lực quản lý yêú kém và cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chúng ta cũng đang đứng trước những nguy cơ to lớn về khả năng tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và thế giới.

Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, đồng nghĩa với việc chúng ta phải thực thi nghiêm chỉnh các cam kết trong khuôn khổ WTO. Cũng như các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế, ngành CNCBTP của nước ta sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển. Đồng thời, cũng phải đối mặt với những thách thức khó lường.

2.3.1 Cơ hội

Thứ nhất, nhu cầu thịt chế biến ngày càng tăng, bởi vì:

+ Do yêu cầu sản xuất, do đòi hỏi của nhịp độ sản xuất công nghiệp, thời gian dành cho tự chế biến thực phẩm cũng giảm đi. Những yêu cầu này

làm thay đổi tập quán và cơ cấu tiêu dùng, làm cho nhu cầu về các sản phẩm chế biến sẵn trở nên thiết yếu hơn với khối lượng ngày càng nhiều hơn;

+ Thịt gia súc, gia cầm và một số sản phẩm chế biến từ thịt là thực phẩm truyền thống được ưa chuộng trong cả nước;

+ Việt Nam nằm trong khu vực đông dân nhất thế giới, khu vực có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới. Thu nhập tăng đồng nghĩa với việc tiêu thụ hàng hoá tăng, trong đó có thịt chế biến. Các nhà kinh tế chỉ ra rằng, cứ 1% tăng lên của thu nhập sẽ kéo theo khoảng 1% tăng lên của nhu cầu thực phẩm chăn nuôi. Theo ước tính đến năm 2010 sản lượng thịt xẻ/người/năm là 38,2 kg47; và

+ Hệ thống phân phối sản phẩm đa dạng và thuận lợi;

Thứ hai, nguồn nguyên liệu đa dạng, phong phú quanh năm do nước ta

nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến với địa hình khác nhau. Nên với sự phong phú đó tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển;

Thứ ba, môi trường cạnh tranh trong nước trở nên bình đẳng, minh

bạch hơn khi hệ thống pháp luật của nước ta đang từng bước hoàn thiện, đặc biệt là khi Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư ra đời, tiến gần với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế;

Thứ tư, Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, chúng ta sẽ

được đối xử công bằng trong “sân chơi” lớn nhất hành tinh này như được hưởng các ưu đãi thuế: cắt giảm thuế quan, hưởng Quy chế Tối huệ quốc không điều kiện, hưởng Đối xử Quốc gia, hưởng mức thuế quan thấp cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong thương mại, nhất là với các cường quốc thương mại quan trọng và quan trọng hơn là thúc đẩy công cuộc cải cách kinh tế của Việt Nam;

Thứ năm, Nhà nước đã thực sự quan tâm đầu tư và có những biện pháp

khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, công nghiệp quy mô lớn, tạo 47 Cục Chế biến Nông Lâm sản và nghề Muối, Bộ NN & PTNT, Báo cáo Hội thảo dây chuyền giết mổ, chế biến thịt hiện đại, trang 6.

điều kiện nâng cao chất lượng đầu vào phục vụ ngành CNCBTP đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu:

+ Cơ chế, chính sách và pháp luật ngày càng phù hợp, minh bạch và hoàn thiện nhằm thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực chế biến thịt, nhất là các danh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

+ Hạ tầng kỹ thuật ngày một hoàn thiện;

+ Xu hướng phát triển mạnh của ngành công nghiệp phụ trợ;

+ Ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm tạo hành lang tốt hơn cho ngành phát triển nhanh, mạnh và bền vững;

+ Nhiều địa phương đã quy hoạch các khu chăn nuôi, giết mổ và chế biến gia cầm tập trung, công nghiệp đáp ứng nhu cầu VSTY, VSATTP, đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường; và

+ Phát triển hệ thống các chợ (gồm chợ đầu mối và chợ tiêu thụ sản phẩm) được đầu tư, nâng cấp đáp ứng ngày nhu cầu càng cao của người tiêu dùng;

Thứ sáu, mặc dù, phải thực hiện các cam kết trong WTO, đặc biệt là

Hiệp định về nông nghiệp, song phần lớn các bảo hộ của Việt Nam trước đây vẫn thuộc Hộp xanh (84,5%) và Hộp phát triển (10,7%), còn Hộp hổ phách chúng ta được áp dụng tối thiểu 10% giá trị, nhưng thực tế chúng ta chưa bảo hộ đạt được mức quy định này (giai đoạn 1999 – 2001 mới áp dụng 4,9%)48, nên trong tương lai chúng ta vẫn có điều kiện để áp dụng. Đây là thuận lợi cho ngành chăn nuôi (ngành cung cấp đầu vào) có điều kiện để phát triển và hạ giá thành sản phẩm. Hơn nữa, các nhà sản xuất trong nước có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến với giá cả rẻ hơn, chất lượng tốt hơn giúp cho việc hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá thịt chế biến của Việt Nam;

48 Dương An (2006), “Những lợi thế trong hỗ trợ cho Ngành Nông nghiệp hậu WTO”, Tạp chí Thương mại, (Số 40), trang 5-6. (Số 40), trang 5-6.

Thứ bảy, WTO cho phép các nước đang phát triển áp dụng hai nội

dung: chi phí tiếp thị, cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu; quĩ xuất khẩu, cho vay tín dụng để xuất khẩu. Do đó, chúng ta có quyền hỗ trợ cho các doanh nghiệp mà tránh bị kiện bán phá giá; và

Thứ tám, nhu cầu tiêu dùng thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt của thế

giới ngày một tăng.

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 59 - 63)