Đánh giá về hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng Công Thương An Giang

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại (Trang 56 - 58)

- Thể lệ tín dụng của Ngân hàng Công Thương Việt Nam:

2.4.2Đánh giá về hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng Công Thương An Giang

Hiệu suất sử dụng vốn là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng. Do hiện tại, chi nhánh lấy nghiệp vụ tín dụng làm nghiệp vụ sinh lời chủ yếu trong thu nhập, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn dùng để đánh giá chính xác khả năng của chi nhánh trong việc chủđộng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế trong địa bàn.

57

Bảng số 13: Hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh Ngân hàng Công Thương An Giang

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng nguồn vốn huy động 421 360 494 Tổng dư nợ 726 662 842 Hiệu suất sử dụng vốn 172,45 183,89 170,46

(Nguồn: Báo cáo hoạt động ngân hàng của CN.NHCT.AG năm 2005, 2006, 2007)

Qua bảng số liệu có thể thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh có sự tăng trưởng (dư nợ cuối năm 2007 tăng 15,98% so cuối năm 2005). Và nguồn vốn huy động cũng có sự tăng trưởng (nguồn vốn huy động cuối năm 2007 tăng 17,34% so cuối năm 2005). Tuy tốc độ tăng của nguồn vốn huy động cao hơn tốc độ tăng của dư nợ, nhưng so theo số tuyệt đối thì nguồn vốn huy động tăng thấp hơn dư nợ cho vay. Vì thế, chi nhánh luôn ở tình trạng thiếu vốn huy động tại chỗđể cho vay, hiệu suất sử dụng vốn ở

mức cao. Cụ thể, năm 2005 hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh là 172,45% so nguồn vốn huy động, đến năm 2006 hiệu suất sử dụng vốn tăng lên đến 183,89% so vốn huy

động, nguyên nhân chính là do chi nhánh đã mất đi một phần vốn huy động từ chi nhánh NHCT TX.Châu đốc do chi nhánh TX.Châu Đốc tách khỏi chi nhánh An Giang. Mặt khác, trong năm 2006 để đảm bảo lợi nhuận sau khi tách chi nhánh TX.Châu đốc, chi nhánh đã đẩy mạnh tăng dư nợ để bù lại phần dư nợ của chi nhánh TX.Châu đốc. Nhưng số vốn huy động tăng thêm trong năm lại không đủ đáp ứng cho mức dư nợ

tăng thêm. Đến năm 2007, hiệu suất sử dụng vốn đã giảm còn 170,46% so nguồn vốn huy động. Đó là do chi nhánh đã đẩy mạnh công tác tiếp thị huy động vốn làm cho nguồn vốn tăng 37,22% so năm 2006.

58

Từ thực trạng trên cho thấy khả năng huy động vốn tại chỗ của chi nhánh còn yếu, không chủđộng được nhu cầu vốn đểđầu tư mà phải dựa vào nguồn vốn điều hoà nhận từ NHCT.VN. Như thế, đã gây khó khăn cho chi nhánh trong việc chủ động quyết định những món vay lớn, do phải xin vốn từ NHCT.VN, ngoài ra lãi suất nhận vốn từ NHCT.VN cũng khá cao bình quân 0,73%/tháng nên đẩy lãi suất bình quân đầu vào của chi nhánh lên cao. Đ đó việc thiện chính sách lãi suất đối với những khách hàng truyền thống, có uy tín, có năng lực tài chính mạnh cũng gặp phải khó khăn, vì sẽ

làm giảm lãi suất bình quân đầu ra, trong khi lãi suất bình quân đầu vào cao hơn so với các NHTM nhà nước trên địa bàn. Vì thế, chi nhánh rất khó trong việc thực hiện chính sách khách hàng, thu hút khách hàng có chất lượng tín dụng cao đến quan hệ tín dụng.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại (Trang 56 - 58)