0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Về cơ cấu vốn huy động:

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 30 -35 )

Vốn huy động từ tiết kiệm dân cư chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm. Năm 2005 là 65,19%/tổng vốn huy động, năm 2006 là 67,17%/tổng vốn huy động, năm 2007 là 74,76%/tổng vốn huy động. Vốn huy động từ tiền gửi của các TCKT chiếm tỷ

trong thấp hơn và giảm đều trong 03 năm (năm 2005 là 29,61%/tổng vốn huy động, năm 2006 là 25,45%/tổng vốn huy động, năm 2007 là 17,06%/tổng vốn huy động). Huy động từ kỳ phiếu và trái phiếu chiếm tỷ trong thấp trong tổng nguồn vồn huy động và tăng qua 3 năm (năm 2005 là 5,2%/tổng vốn huy động, năm 2006 là 7,38%/tổng vốn huy động, năm 2007 là 8,18%/tổng vốn huy động). Từ những số liệu trên cho thấy nguồn vốn huy động từ vốn nhàn rỗi của dân cư là nguồn vốn chính trong tổng nguồn vốn huy động của các TCTD, đó là do các TCTD xác định nguồn vốn tiết kiệm của dân cư là nguồn vốn tương đối ổn định so với vốn huy động từ các TCKT nên lãi suất huy

động thường cao hơn lãi suất huy động tiền gửi của các TCKT vì thếđã thu hút được lượng vốn lớn gửi vào ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ các TCKT tuy ít

ổn định do chủ yếu là tiền gửi thanh toán, nhưng các ngân hàng đều đặc biệt quan tâm

đến nguồn vốn này vì chi phí đầu vào rất thấp (do lãi suất huy động tiền gửi thanh toán rất thấp thường từ 0,25%/tháng đến 0,3%/tháng). Còn kỳ phiếu và trái phiếu được các TCTD huy động không thường xuyên, mỗi năm tổ chức huy động vài đợt do đó số dư

huy động từ loại hình này thường chiếm tỷ trọng thấp.

2.3.1.2 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương An Giang An Giang

Với phương châm “đi vay để cho vay”, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương An Giang luôn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong kinh doanh của mình.

Nếu như những năm đầu mới thành lập, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh chỉ khoảng 10 tỷđồng, thì đến cuối năm 2007 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh

31

đã đạt 494 tỷ đồng, tăng 49,4 lần. Từ đó, đã góp phần cung ứng vốn đáng kể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tếđịa phương.

Kết quả huy động vốn của chi nhánh trong 03 năm như sau:

Biểu đồ 1: Thị phần huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương An Giang trên địa bàn tỉnh An Giang qua 3 năm (năm 2005,2006,2007).

Thị phần huy động vốn năm 2005 14,77% 85,23% NHCT.AG Hệ thống TCTD Thị phần huy động năm 2006 90,58% 9,42% NHCT.AG Hệ thống TCTD Thị phần huy động năm 2007 90,91% 9,09% NHCT.AG Hệ thống TCTD

32

Bảng 2: Tổng hợp tình hình huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương An giang ĐVT: tỷ đồng, % Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Tiền gửi của các TCKT 197 46,79 200 55,56 253 51,21 Trong đó: Tiền gửi có kỳ hạn 52 12,35 72 20 130 26,32 2. Tiền gửi tiết kiệm 203 48,22 147 40,83 226 45,75 Trong đó: Tiền gửi có kỳ hạn 177 42,04 129 35,83 173 35,02 3. Kỳ phiếu, trái phiếu 21 4,99 13 3,61 15 3,04

Tổng cộng 421 100 360 100 494 100

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Ngân hàng của CN.NHCT.AG năm 2005, 2006,2007)

Qua bảng 2, cho thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự tăng trưởng trong 03 năm. Nhưng chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng nguồn vốn huy động tại chỗ

của các TCTD trên địa bàn.

- Tính trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đến thời điểm 31/12/2005

đạt 421 tỷ đồng, chiếm thị phần là 14,77%/tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang. Trong đó vốn huy động từ các TCKT là 197 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 46,79%/tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi tiết kiệm là 203 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48,22%/tổng nguồn vốn huy động. Kỳ phiếu, trái phiếu là 21 tỷ đồng, chiếm 4,99%/tổng nguồn vốn. Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi không kỳ

33

toán của các TCKT, lãi suất áp dụng đối với loại tiền gửi này rất thấp so với lãi suất tiền gửi có kỳ hạn. Vì vậy, nếu chi nhánh huy động càng nhiều tiền gửi không kỳ

hạn bên cạnh vẫn giữ ổn định nguồn vốn có kỳ hạn thì bình quân lãi suất đầu vào sẽ

thấp từđó lợi nhuận sẽ cao hơn.

- Đến 31/12/2006 vốn huy động của chi nhánh là 360 tỷđồng, chiếm tỷ trọng là 9,42%/tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang. Trong đó: tiền gửi của TCKT là 200 tỷđồng, chiếm tỷ lệ 55,56%/tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ lệ 40,83%/tổng nguồn vốn huy động; kỳ phiếu, trái phiếu chiếm tỷ lệ 3,61%/tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi không kỳ hạn là 146 tỷ đồng, chiếm 40,56%/tổng nguồn vốn huy động. Năm 2006 nguồn vốn huy động của Chi nhánh giảm 61 tỷđồng so năm 2005 là do thực hiện theo chỉ đạo của NHNN về việc nâng cấp chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh cấp 1 lên chi nhánh cấp 1 trực thuộc trung ương. Ngày 09/06/2006 Hội đồng Quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã ra quyết

định số 136/QĐ-HĐQT-NHCT1 chuyển chi nhánh cấp 2 Ngân hàng Công Thương thị

xã Châu Đốc trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh An Giang thành chi nhánh cấp 1 phụ thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam từ ngày 01/07/2006.

- Đến 31/12/2007 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh là 494 tỷ đồng, chiếm 9,09%/tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang. Trong đó tiền gửi TCKT là 253 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,21%/tổng nguồn vốn huy

động, tiền gửi tiết kiệm là 226 tỷ đồng, chiếm 45,75%/tổng nguồn vốn huy động, kỳ

phiếu trái phiếu là 15 tỷđồng, chiếm 3,04%/tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi không kỳ hạn là 176 tỷđồng, chiếm 35,63%/tổng nguồn vốn huy động.

Nhìn chung qua 3 năm nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự biến động. Cụ

thể, trong năm 2006 do sự chia tách chi nhánh nên nguồn vốn đã giảm 61 tỷ đồng so năm 2005. Nhưng năm 2007 chi nhánh đã đẩy mạnh trong tác tiếp thị khách hàng tiền gửi nhằm bù đắp nguồn vốn giảm đi do tách chi nhánh Châu Đốc, kết quả đã thu hút

34

được một lượng tiền gửi đáng kể là 494 tỷ đồng. Tăng 73 tỷ đồng, tăng 17,34% so với năm 2005, thời điểm chưa tách chi nhánh Châu Đốc và tăng 134 tỷ đồng, tăng 37,22% so năm 2006, năm tách chi nhánh Châu Đốc. Tuy nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự tăng trưởng nhưng thị phần huy động vốn của chi nhánh trên địa bàn có sự

sụt giảm trong 3 năm (năm 2005 14,77% đến năm 2007 là 9,09%). Đó là do tình hình cạnh tranh huy động vốn trên địa bàn diễn ra mạnh mẽ, các NHTM CP mở chi nhánh ở địa bàn An Giang ngày càng nhiều với tốc độ cao (đến cuối năm 2007 trên địa bàn đã có 9 NHTM CP) dẫn đến tình trạng chia sẻ thị phần giữa các ngân hàng cũ và ngân hàng mới. Mặt khác, các NHTM CP thường cho vay với lãi suất cao hơn các NHTM NN nên có thể huy động với lãi suất cao. Trong khi chi nhánh là NHTM NN phải phục vụ mục tiêu phát triển kinh tếđịa phương nên lãi suất cho vay không thể cao như các NHTM CP. Vì thế, không thể tăng lãi suất huy động theo các NHTM CP như thế sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Mặc khác, trong cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh thì tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động có xu hướng giảm. Cụ thể: năm 2005 tiền gửi không kỳ hạn của chi nhánh chiếm tỷ trọng là 40,62%/tổng nguồn vốn huy động, năm 2006 là 40,56%/tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2007 chỉ còn 35,63%/tổng nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao, đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, tuy nhiên khi nguồn vốn không kỳ hạn (thường lãi suất 0,25%/tháng) chiếm tỷ trọng thấp sẽ làm cho bình quân lãi suất đầu vào cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

35

Bảng 3: Tỷ lệ vốn huy động/Tổng dư nợ của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương An Giang qua các năm:

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng nguồn vốn huy động 421 360 494 Tổng dư nợ cho vay 726 662 842 Tỷ lệ huy động vốn/dư nợ 57,99 54,38 58,67

(Nguồn: Báo cáo hoạt động ngân hàng của CN.NHCT.AG năm 2005, 2006, 2007)

Qua bảng số liệu ta thấy, chi nhánh Ngân hàng Công Thương An Giang còn gặp nhiều khó khăn trong việc chủ động nguồn vốn cho đầu tư tín dụng. Nguồn vốn huy

động tại chỗ chỉ đáp ứng khoảng 57,99% đến 58,67% tổng nguồn vốn đầu tư cho tín dụng, phần còn lại phải nhận vốn điều hoà từ Ngân hàng Công Thương Việt Nam do

đó làm giảm tính chủ động trong hoạt động cho vay của chi nhánh. Thực tế, nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang còn rất lớn do đóđối với các NHTM nói chung và NHCT.AG nói riêng việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn vốn huy động tại chỗ là yêu cầu cần thiết trên cơ sở đó đảm bảo tính chủ động về

nguồn vốn cho đầu tư tín dụng nhằm phục vụ tốt cho mục tiêu phát triển kinh tế địa phương.

2.3.2 Tình hình đầu tư vốn tín dụng

2.3.2.1 Thể lệ tín dụng và quy trình tín dụng tại hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 30 -35 )

×