Đánh giá về chỉ tiêu nợ xấu/tổng dư nợ

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại (Trang 52 - 56)

- Thể lệ tín dụng của Ngân hàng Công Thương Việt Nam:

2.4.1Đánh giá về chỉ tiêu nợ xấu/tổng dư nợ

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam thì tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá chất lượng tín dụng.

Về tình hình chung về nợ xấu của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang thể

hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 10: Tình hình dư nợ, nợ xấu của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang

ĐVT: tỷ đồng,%

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nợ xấu 280 176 176

Tổng dư nợ 7.472 8.989 13.444 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 3,75 1,96 1,31

53

Qua bảng số liệu cho thấy nợ xấu của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang

đã có sự chuyển biến mạnh theo chiều hướng tốt. Cụ thể: số dư nợ xấu giảm từ 280 tỷ đồng vào năm 2005 xuống còn 176 tỷđồng vào cuối năm 2007, đã giảm 104 tỷ đồng, tốc độ giảm là 37,14% so năm 2005. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ giảm từ 3,75% ở năm 2005 xuống còn 1,31% vào cuối năm 2007, trong khi dư nợ tín dụng có sự tăng trưởng mạnh, dư nợ tín dụng năm 2007 đã tăng 79,93% so năm 2005. Cho thấy chất lượng tín dụng trên địa bàn tỉnh An Giang ngày càng được nâng cao, cùng chiều với sự tăng trưởng tín dụng. Đó là do từ năm 2005 đến năm 2007 tình hình kinh tế tỉnh An Giang phát triển tốt đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và hộ cá thể kinh doanh có hiệu quả đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn. Mặt khác, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã thực hiện có hiệu quả chính sách khách hàng do đó đã loại bỏ được một số khách hàng có năng lực yếu kém.

54

Bảng 11: Tình hình dư nợ, nợ xấu của chi nhánh Ngân hàng Công Thương An Giang

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

- Nợ xấu 4,694 2,135 1,977 Trong đó: + Nợ xấu của DNNN 0 0 0 + Nợ xấu của KTNQD 4,694 2,135 1,977 Tổng dư nợ 726 662 842 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 0,65 0,32 0,23 Trong đó: + Tỷ lệ nợ xấu của DNNN/tổng dư nợ 0 0 0 + Tỷ lệ nợ xấu của KTNQD/tổng dư nợ 0,65 0,32 0,23

(Nguồn: Báo cáo hoạt động ngân hàng của CN.NHCT.AG năm 2005, 2006, 2007)

Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của chi nhánh giảm dần qua các năm. Luôn dưới 1%/tổng dư nợ, thấp hơn rất nhiều so với mức 5%/tổng dư nợ mà NHNN.VN quy

định. Và tập trung ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, do chi nhánh có tỷ lệ dư nợ

cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cao, chiếm tỷ lệ 87,88%/tổng dư nợ vào năm 2005, chiếm tỷ lệ 85,05%/tổng dư nợ vào năm 2006, chiếm tỷ lệ 83,49%/tổng dư

nợ vào năm 2007. Nợ xấu của chi nhánh giảm dần từ năm 2005 đến năm 2007, và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu bình quân của các TCTD trên địa bàn. Điều này đã thể

55

hiện chất lượng tín dụng của chi nhánh khá tốt, mặc dù dư nợ của chi nhánh có sự

tăng trưởng cao, năm 2007 dư nợ tăng 15,98% so năm 2005 nhưng tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cuối năm 2007 lại giảm 64,62% so năm 2005, cho thấy chi nhánh đã có sự kiểm soát tốt đồng vốn cho vay.

Bảng 12: Tình hình dư nợ, nợ xấu theo ngành nghề của chi nhánh Ngân hàng Công Thương An Giang

ĐVT: tỷ đồng, %

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Chỉ tiêu Tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu Tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu Tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu - Công nghiệp 234 0,050 0,021 275 0 0 268 1,278 0,477 - TN-DV 272 0,150 0,055 239 1,5 0,628 305 0,4 0,131 - Nông nghiệp 80 0,220 0,275 59 0,015 0,025 170 0,149 0,088 - Ngư nghiệp 70 3,899 5,570 46 0,014 0,030 84 0 0 - Khác 70 0,375 0,536 43 0,606 1,409 15 0,150 1 Tổng cộng 726 4,694 0,646 662 2,135 0,322 842 1,977 0,234

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Ngân hàng của CN.NHCT.AG năm 2005, 2006, 2007)

Tỷ lệ nợ xấu theo ngành nghề của chi nhánh từ năm 2005 đến năm 2007 có sự

chuyển dịch. Cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2005, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của chi nhánh là 0,646%, trong đó tỷ lệ nợ

xấu tập trung cao ở ngành ngư nghiệp (chủ yếu là cho vay nuôi cá tra, cá basa), với tỷ

lệ nợ xấu ngành ngư nghiệp là 5,570%, cao hơn nhưng mức tối đa NHNN cho phép là 5%. Đó là do trong năm 2005, ngành thủy sản của tỉnh gặp nhiều khó khăn, do thời tiết

56

và dịch bệnh đã làm cho cá tra, cá basa nuôi bị chết hàng loạt dẫn đến hụt sản lượng cá rất lớn, mặt khác tình hình thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn dẫn đến giá cá trên thị trường liên tục rớt, ngư dân đã lỗ nặng không còn vốn để trả nợ ngân hàng, tình trạng ngư dân “treo hầm”, “treo bè” rất lớn. Với tình hình đó, năm 2005 chất lượng tín dụng đối với ngành ngư nghiệp là rất thấp. Còn các ngành khác tỷ lệ nợ xấu rất thấp, chất lượng tín dụng được đảm bảo.

Năm 2006, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của chi nhánh giảm chỉ còn 0,322%. Các ngành nghề chính chi nhánh cho vay có tỷ lệ nợ xấu rất thấp. Nợ xấu chỉ tập trung tương đối cao ở ngành TN-DV và ngành khác. Trong đó, ngành TN-DV có tỷ lệ nợ xấu là 0,628% là do một số cơ sở kinh doanh không hiệu quả sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến không có nguồn trả nợ cho ngân hàng và việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ

kéo dài do sự chậm trễ của các cơ pháp luật, ngành khác có tỷ lệ nợ xấu là 1,409% chủ

yếu là vay tiêu dùng do khách hàng không cân đối được nguồn trả nợ, một số mất nguồn trả nợđã dự tính. Nhưng nhìn tổng thể, nợ xấu của chi nhánh trong năm 2006 đã giảm cả về số tuyệt đối và tương đối.

Năm 2007, nợ xấu của chi nhánh tiếp tục giảm, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 0,234%. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu của các ngành đều ở mức rất thấp. Chỉ có ngành khác có tỷ lệ nợ

xấu còn cao (1%), nhưng số dư nợ xấu đã giảm so với năm 2006. Do chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp để thu hồi nợ, và cũng giảm dư nợ cho vay đối với ngành này.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại (Trang 52 - 56)