trong lĩnh vực ngân hàng.
Qua bức tranh khái quát trên có thể thấy, chính phủ Trung quốc đã đưa ra một tiến trình hội nhập quốc tế ngành ngân hàng một cách từ từđược hỗ trợ bằng các chương trình cải cách nhằm củng cố khu vực ngân hàng.
Phương pháp hội nhập quốc tế “từ từ” của Trung Quốc bằng cách: giảm dần các hạn chế đối với sự tham gia và hoạt động của các NHNNg thông qua việc cho phép thành lập “mới” các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và thông qua việc mua lại cổ phiếu của đối tác chiến lược. Mở cửa cho phép các NHNNg tham gia vào thị trường trong nước với xu hướng cho phép các ngân hàng con tham gia nhiều hơn các chi nhánh.
Để hội nhập thàng công, Trung Quốc luôn xác định ngoài việc đưa ra các chính sách tạo điều kiện cho hội nhập, cần tạo một môi trường trong nước thật hấp dẫn để tất cả các ngân hàng (trong nước và ngoài nước) cùng phát triển. Quá trình hội nhập “từ từ” nhưng đồng bộ và toàn diện của Trung Quốc chắc chắn sẽ giúp đất nước này có một hệ thống ngân hàng lành mạnh và hội nhập quốc tế.
Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng trong quá trình cải cách, mở cửa, hiện đại hóa đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa nhất là
trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Việt Nam và Trung Quốc đều là những quốc gia đang phát triển, lực lượng kinh tế, trình độ văn hóa, hệ thống luật pháp còn có những hạn chế so với các nước phát triển; hai nước đều vừa phải trải qua thời kỳ thực hiện kinh tế kế hoạch tập trung, quá trình cải cách thể chế kinh tế theo hướng kinh tế thị trường mới bắt đầu; hai nước đều vừa phải trải qua thời kỳ đóng cửa tương đối về kinh tế, giao lưu kinh tế đối ngoại mới thực sự bắt đầu từ ngày chuyển sang cải cách mở cửa, chưa nhiều kinh nghiệm trong quan hệ quốc tế về kinh tế… do vậy , những kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá trình hội nhập rất có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng.
Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong hội nhập quốc tế về ngân hàng.
Thứ nhất, nhanh chóng xây dựng chiến lược, chiến thuật thích hợp để đảm bảo cho quá trình hội nhập ngân hàng thành công, mang lại lợi ích thật sự cho nền kinh tế Việt Nam.
Thứ hai, xây dựng một môi trường pháp lý ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam và hệ thống ngân hàng phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế.
- Tiến hành bước đầu rà soát, đối chiếu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để xây dựng văn bản pháp luật cho phù hợp với các quy định cam kết.
- Từng bước xoá bỏ các cơ chế bao cấp, bảo hộ đối với NHTM Việt Nam, đồng thời nới rộng dần các hạn chếđối với NHNNg.
- Xây dựng khung pháp lý đảm bảo sân chơi bình đẳng, an toàn cho các loại hình NHTM trên lĩnh vực tín dụng, dịch vụ ngân hàng, đầu tư và các nghiệp vụ tài chính khác .
- Từng bước thiết lập và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ như: chuẩn mực về tỉ lệ an toàn trong hệ thống
ngân hàng, phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng bù đắp rủi ro, bảo hiểm tiền gửi, phá sản TCTD… thông qua việc tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản để môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ ba, nâng cao vai trò của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ. - Hạn chếđến mức thấp nhất sự can thiệp quá sâu của chính phủ, các cơ quan, tổ chức đối với các hoạt động của NHNN.
- Tiếp tục hoàn thiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp.
- Đẩy mạnh và phát triển thị trường liên ngân hàng: Từng bước hoàn thiện thị trường tiền tệ thứ cấp, đặc biệt là thị trường liên ngân hàng về nội tệ và ngoại tệ. Phát triển các công cụ tài chính của thị trường này, đặc biệt là các công cụ phái sinh như: forward, swap, option… Mở rộng thành viên tham gia giao dịch trên thị trường liên ngân hàng cho tất cả các TCTD kể cả NHNNg .
Thứ tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam
- Nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam thông qua thực hiện tăng vốn tự có, cần tăng vốn tự có lên mức ngang bằng với các ngân hàng trong khu vực (trên 1 tỷ USD). Tuy nhiên, việc nâng vốn tự có của các ngân hàng phải phù hợp với chiến lược tài chính của mình.
- Giảm tỷ lệ nợ xấu bằng cách các ngân hàng phải thực hiện chặt chẽ quy trình cho vay, chấn chỉnh và thường xuyên kiểm tra, xử lý kịp thời rủi ro tín dụng, thực hiện các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro hữu hiệu. Song song với việc phân loại nợ, cần nhanh chóng phối hợp với các công ty mua bán nợ của các ngân hàng và công ty mua bán nợ của Bộ tài chính để nhanh chóng làm sạch bảng cân đối. Đây là cách mà các NHTM Trung Quốc đã thực hiện và đạt được kết quả.
- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để theo kịp với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực và thế giới. Việc hiện đại hóa công nghệ ngân
hàng sẽ làm tiết giảm được thời gian, lao động phục vụ việc quản trị, điều hành, tác nghiệp cũng như phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện hơn, đồng thời phát triển được nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng danh mục sản phẩm dịch vụ. Cho phép các ngân hàng thực hiện không hạn chế các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư và kinh doanh tiền tệ mới, đặc biệt là các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ, lãi suất, tỷ giá trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế nhằm tối đa hóa cơ hội đầu tư và giảm thiểu rủi ro.
- Nâng cao năng lực quản trịđiều hành của NHTM, tăng cường tổ chức các khóa đào tạo dành riêng cho cán bộ quản lý theo từng cấp, lựa chọn cán bộ quản lý cấp cao đi đào tạo thực tập ở các ngân hàng nước ngoài, đổi mới mô hình tổ chức và quy chế điều hành theo hướng tăng quyền lực quản lý của hội đồng quản trị, nâng cao hơn nữa quyền tự chủ tài chính cho các NHTM.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trong Chương này đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, trên cơ sởđó làm rõ hơn các lý luận về cạnh tranh, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM. Qua khảo sát kinh nghiệm của Trung quốc về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, đề tài đã rút ra một số bài học có giá trị tham khảo tốt cho các NHTM Việt Nam.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM