Phân cấp quản lý ngân sách giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện, thị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tỉnh kiên giang (Trang 41 - 43)

L ỜI MỞ ĐẦ U

4. Kết cấu luận văn

2.2.2. Phân cấp quản lý ngân sách giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện, thị

huyện, thị xã, thành phố

Theo qui định, huyện (quận) là một cấp ngân sách thuộc Ngân sách địa phương và là một cấp ngân sách hoàn chỉnh nằm trong hệ thống ngân sách nhà nước. UBND cấp huyện là điều hành ngân sách của cấp mình. Huyện có các nguồn thu cố định (100%) bao gồm thu tiền sử dụng đất theo phân cấp; phí, lệ phí; thu cho thuê mặt bằng; thu từ quỹđất công ích, hoa lợi công sản; các khoản huy động đóng góp theo nghĩa vụ hoặc tự nguyện ... Theo Quyết định số 99/2003/QĐ-UB ngày 27/10/2003 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với ngân sách huyện, thị xã; xã phường, thị rấn thì Huyện có các nguồn thu điều tiết bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụđặc biệt (khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh); thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất (trừ các dự án từ đất), lệ phí trước bạ nhà đất (trừ các dự án từ đất). Ngân sách cấp huyện phải đảm bảo các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại huyện đối với các dự án có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷđồng; chi đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước, chi sự nghiệp văn hoá, xã hội (đối với sự nghiệp giáo dục quản lý khối mần non, tiểu học, trung học cơ sở) và sự nghiệp kinh tế của huyện, chi bổ sung ngân sách cấp xã 1.

Hàng năm dự toán ngân sách huyện do HĐND phê duyệt và được tổng hợp vào ngân sách địa phương, UBND huyện là cơ quan tổ chức điều hành thực hiện dự toán ngân sách huyện đã được HĐND huyện phê chuNn.

Thực tế, những qui định trên đây đi vào cuộc sống là rất hạn chế, bởi huyện và chính quyền Nhà nước cấp huyện thực chất là một cấp trung gian, hành chính. Vì thế, phân cấp quản lý ngân sách cấp huyện đang bộc lộ những hạn chế trên các mặt cơ bản sau:

Một là, việc lập và phê duyệt dự toán ngân sách cấp huyện hàng năm là rất chậm; quỹ ngân sách nhà nước bị phân tán. Do có nhiều cấp ngân sách trong cùng hệ thống, mặt khác cơ chế lập và phê duyệt kế hoạch nhưđã trình bày, dẫn tới việc triển khai, xây dựng dự toán bị động và thường bị chậm, không đảm bảo tính thời gian, chất lượng quá thấp. Hơn nữa, tồn quỹ ngân sách ở cấp huyện thường rất lớn, trong khi ngân sách tỉnh không đủ nguồn chi nhưng không thểđiều hòa ngân sách làm cho công tác quản lý quỹ ngân sách kém hiệu quả, bị phân tán.

Hai là, phân định nhiệm vụ thu - chi chưa rõ ràng, cụ thể là: Việc phân định nguồn thu giữa các cấp ngân sách chủ yếu chưa theo tính chất, mức độ của từng nguồn thu, chưa chú ý đến đối tượng thu. Huyện có 7 nguồn thu thuộc các cấp cuả ngân sách địa phương thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt (khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh); thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất (trừ các dự án từ đất), lệ phí trước bạ nhà đất (trừ các dự án từ đất), sự phân chia nguồn thu này là hết sức phức tạp. Việc phân định nhiệm vụ chi đối với các khoản chi có tính chất không thường xuyên (chi đầu tư phát triển …) phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cả người lập và người phê duyệt, chẳng hạn theo Quyết định 2229/QĐ-UBND ngày 13/11/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, huyện thực hiện quyết định dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên 500 triệu đến dưới 05 tỷ từ nguồn huy động đóng góp đầu tư xây dựng cơ bản đã phân cấp cho xã, hay đối với chi thường xuyên ngân sách huyện lại thực hiện thay xã trong khâu thNm tra dự toán chi thường xuyên mà đúng theo nguyên tắc phân cấp ngân sách nhiệm vụ này thuộc về ngân sách xã.

Từ đó dẫn đến tình trạng vừa trùng chéo, vừa bỏ sót, phân tán nguồn thu của ngân sách, không thể điều hòa quỹ ngân sách giữa nơi thừa và thiếu

ngân sách gây căng thẳng thường xuyên về nhu cầu chi. Ngân sách huyện bị mất cân đối liên tục, nên phải trông chờ vào trợ cấp của ngân sách tỉnh, ảnh hưởng đến việc chấp hành dự toán Ngân sách.

Vào những năm 1993 - 1996, tỉnh Kiên Giang đã thực hiện thí điểm chuyển ngân sách cấp huyện, thị xã thành đơn vị dự toán thuộc ngân sách cấp tỉnh, đối tượng thuộc phạm vi dự toán của huyện, thị xã là các đơn vị thuộc phạm vi dự toán kinh phí của huyện, thị xã do Phòng Tài chính tổng hợp. Qua thời gian thực hiện việc chuyển huyện, thị xã từ một cấp ngân sách thành đơn vị dự toán ở một sốđịa phương, có thể rút ra một số kết quả sau :

+ Nâng cao hiệu quả quản lý quỹ ngân sách do tập trung nguồn thu, quỹ ngân sách, chủđộng trong chi tiêu, điều hòa ngân sách địa phương.

+ Giảm được đầu mối trung gian và rút ngắn được thời gian thực hiện các qui trình ngân sách (lập, chấp hành, quyết toán ngân sách). Tạo điều kiện cho ngân sách tỉnh quản lý trực tiếp ngân sách xã vốn yếu về chuyên môn.

+ Tinh giảm biên chế thừa, đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền huyện trong việc kiểm tra việc sử dụng kinh phí của đơn vị dự toán cấp dưới;

+ Phù hợp với năng lực và trình độ của lực lượng cán bộ làm công tác chuyên môn; Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của một cấp chính quyền là cầu nối giữa tỉnh và xã.

Xuất phát từ kết quả thực hiện một sốđịa phương và thực trạng nhưđã nêu trên, đểổn định và tăng cường công tác quản lý; điều hành ngân sách trên địa bàn Huyện, Quận, không còn phương thức nào khác là phải chuyển ngân sách Huyện thành đơn vị dự toán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tỉnh kiên giang (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)