Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính, biên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tỉnh kiên giang (Trang 54 - 57)

L ỜI MỞ ĐẦ U

2.3.Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính, biên

4. Kết cấu luận văn

2.3.Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính, biên

biên chế

Tình hình thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghịđịnh 130/2005/NĐ-CP, kết quả toàn tỉnh 34 đơn vị thực hiện. Qua thực hiện, năm 2007 đã tiết kiệm được 6.437 triệu, số thu nhập tăng thêm bình quân hàng tháng cho cán bộ công chức từ 93.000 đồng/người/tháng đến 732.000 đồng/người/tháng (Biểu 8, Đồ thị 5).

Đối với các đơn vị sự nghiệp thực hiện Nghịđịnh 43/2006/NĐ-CP: đến nay toàn tỉnh có 80 đơn vị thực hiện tổng kinh phí là 428.482 triệu (ngân sách

cấp là 150.903 triệu, đạt 35%; thu sự nghiệp 277.579 triệu đạt 65%). Trong đó có 12 đơn vị thực hiện tự chủ 100% về kinh phí hoạt động với 51.413 triệu chiếm 12% tổng kinh phí; 17 đơn vịđảm bảo một phần kinh phí với 251.229 triệu chiếm 59%; 51 đơn vị ngân sách đảm bảo toàn bộ kinh phí với 125.840 triệu chiếm 29%. Qua thời gian thực hiện bước đầu có hiệu quả trên lĩnh vực tài chính, kinh phí tiết kiệm dùng tăng lương là 5.165 triệu đồng, số thu nhập tăng thêm bình quân hàng tháng cho cán bộ công chức từ 77.000 đồng/người/tháng đến 5.247.000 đồng/người/tháng (Biểu 9, Đồ thị 6).

Với những kết quả bước đầu đạt được như trên, có thể khẳng định việc giao quyền tự chủ về tài chính cho đơn vị là đúng hướng, phù hợp với tiến trình cải cách nền hành chính, phát huy tốt khả năng và tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của đơn vị, biểu hiện ở các ưu điểm sau:

Một là, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, giảm gánh nặng ngân sách:

Đối với đơn vị hành chính: Trong phạm vi dự toán kinh phí được giao, thủ trưởng đơn vị thực hiện chế độ tự chủ đã chủ động bố trí, vận dụng các chếđộ chi tiêu hành chính, sử dụng kinh phí theo nội dung, yêu cầu công việc trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đối với đơn vị sự nghiệp đã chủ động trong việc bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình, sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, lao động theo nhu cầu công việc, phân bổ nguồn kinh phí trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả góp phần tăng thu nhập cho cán bộ công chức; thúc đNy hoạt động sự nghiệp phát triển, mở rộng khai thác nguồn thu, tăng thu, làm giảm đáng kể chi tiêu ngân sách, năm 2007 số thu chiếm 65% tổng kinh phí đơn vị thực hiện N ghị định 43, góp phần giảm chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp.

Hai là, từng bước công khai, minh bạch tình hình tài chính, kế toán của đơn vị; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách:

Để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính các đơn vị phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ có sự thống nhất của tổ chức công đoàn trước khi gửi cơ quan Tài chính, Kho bạc thực hiện kiểm soát chi; công bố công khai các chế độ tài chính. Ngoài ra, căn cứ vào tính hình tài chính, đặc thù ho t ng th tr ng n v c phép quy nh i t ng, m c chi cao

hay thấp hơn mức đã được cơ quan có thNm quyền ban hành nhưng phải thể hiện rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Bên cạnh đó việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm vẫn còn một số tồn tại sau:

Một là: chưa có sự tách bạch giữa nguồn thực hiện tự chủ và nguồn không thực hiện tự chủ; nguồn kinh phí thường xuyên và nguồn kinh phí không thường xuyên; đơn vị thực hiện tự chủ không đủ thNm quyền sắp xếp, tinh giảm biên chế:

Theo quy định, đối với nguồn kinh phí thực hiện tự chủđơn vị tiết kiệm được có thể làm nguồn tăng lương cho cán bộ công chức, đối với nguồn kinh phí không giao tự chủ tài chính cuối năm đơn vị thực hiện không hết nộp hoàn trả lại ngân sách. Tuy nhiên, thực tế khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì cơ quan kiểm soát chi khó có thể phân biệt được khoản chi đó thuộc nguồn kinh phí thực hiện tự chủ hay thuộc nguồn không giao tự chủ. Lợi dụng việc chưa có sự tách bạch giữa nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ và nguồn kinh phí không thực hiện tự chủ đơn vị hạch toán cho nguồn kinh phí không thực hiện tư chủ, từ đó làm tăng tiết kiệm nguồn kinh phí thực hiện tự chủ, tăng thu nhập cho cán bộ, nhân viên nhưng lại chi sai nguồn, vi phạm chế độ quản lý tài chính. Công tác tinh giảm biên chế gặp nhiều khó khăn, đơn vị được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính không đủ thNm quyền sắp xếp bộ máy, biên chế, chức năng này thuộc thNm quyền của Sở Nội vụ nên khi thủ trưởng đơn vị muốn thực hiện tinh giảm biên chế không đáp ứng yêu cầu công việc phải được duyệt của Sở Nội vụ mới thực hiện được, điều này gây khó khăn cho đơn vị trong thực hiện tự chủ.

Hai là, năng lực cán bộ làm công tác tài chính – kế toán tại một sốđơn vị thực hiện tự chủ còn yếu, thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu:

Đối tượng thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải có tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán. Tuy nhiên, trong thực tế một số đơn vị sự nghiệp chưa có tổ chức bộ máy kế toán hoàn chỉnh mà thường do một người phụ trách kế toán, chẳng hạn như đối với các trường trung học phổ thông cán bộ làm công tác tài chính thường do các giáo viên của trường kiêm nhiệm, không có chuyên môn, bằng cấp trong lĩnh vực tài chính nên việc đòi hỏi hạch toán kế toán, báo cáo tình hình tài chính, lên cân đối tài khoản là hết

sức khó khăn.

Ba là: chưa có công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của đơn vị; ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra.

Trong quá trình phân bổ ngân sách địa phương, căn cứ vào định mức chi hành chính, chi sự nghiệp; số thu được để lại để tính số dự toán giao cho đơn vị, chưa có sự gắn kết giữa nguồn kinh phí được giao với kết quả hoạt động, đơn vị sử dụng nguồn kinh phí ngân sách phân bổ như thế nào, hiệu quả ra sao thì không có cơ sở để đánh giá, làm cho việc phân bổ ngân sách thiếu minh bạch, rõ ràng. Bên cạnh đó, với áp lực tự cân đối nguồn tài chính đã buộc các đơn vị mở rộng phạm vi hoạt động, chẳng hạn như lĩnh vực giáo dục các trường đã mở rộng, liên kết đào tạo ngoài chỉ tiêu được duyệt trong khi cơ sở vật chất không đáp ứng làm cho chất lượng đầu ra bị ảnh hưởng hay đối với các đơn vị hành chính thì bất kỳ việc tăng cường hoạt động của bộ máy hành chính cũng gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính làm giảm số kinh phí tiết kiệm, giảm thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tỉnh kiên giang (Trang 54 - 57)