5. Điểm mới của đề tài
2.2.1.1 Cấp thị thực cho khách du lịch ởn ước ngoài
a. Khái quát chung về những điều kiện, thủ tục đối với khách du lịch quốc tế nhận thị thực ở nước ngoài:
- Điều kiện nhập cảnh Việt Nam: Theo quy định của pháp luật Việt Nam (PLXNC năm 2000), du khách phải đảm bảo các điều kiện:
+ Có hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu có giá trị và dài hơn ít nhất 01 tháng so với thời hạn giá trị của thị thực.
+ Có thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. + Không thuộc diện cấm nhập cảnh Việt Nam.
- Thủ tục xin cấp thị thực du lịch Việt Nam ở nước ngoài, có 02 trường hợp: Một là: Đối với khách du lịch quốc tế có công ty lữ hành quốc tế Việt nam, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời, đón hoặc bảo lãnh.
Công ty lữ hành quốc tế Việt Nam, tổ chức, cá nhân mời đón hoặc bảo lãnh khách du lịch có trách nhiệm làm thủ tục nhập cảnh cho khách tại Cục Quản lý xuất
nhập cảnh Bộ Công an (Gọi tắt là Cục QLXNC Bộ Công an). Cục QLXNC Bộ Công an, xem xét nhân sự và sẽ thông báo cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài (Gọi tắt là CQĐDVN)để cấp thị thực cho khách.
Khách đến CQĐDVN để nộp hồ sơ xin cấp thị thực, gồm:
+ 01 Tờ khai đề nghị cấp thị thực Việt Nam (Mẫu phụ lục 4.3), có dán ảnh cỡ 4x6 cm (Chụp chưa quá 1 năm, mắt nhìn thẳng, đầu để trần).
+ Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu còn giá trị sử dụng (Dài hơn ít nhất 01 tháng so với thời hạn giá trị của thị thực đề nghị cấp).
+ Thông báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, đón hoặc bảo lãnh khách về việc đã làm thủ tục nhập cảnh cho khách tại Cục QLXNC Bộ Công an.
+ Thời gian cấp thị thực: Trong vòng 02 ngày làm việc sau khi nhận được thông báo cấp thị thực của Cục QLXNC Bộ Công an.
+ Ký hiệu thị thực du lịch C1: Cấp cho người nước ngoài vào VN du lịch. + Thời hạn của thị thực du lịch: Thị thực có giá trị 01 lần và nhiều lần, thời hạn tối thiểu là 30 ngày, tối đa không quá 6 tháng.
+ Lệ phí thị thực du lịch: Thị thực du lịch 01 lần 25USD, thị thực du lịch nhiều lần dưới 06 tháng 50USD (Phụ lục 4.4, phí và các loại phí thị thực).
+ Nơi cấp thị thực cho du khách: Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài
Hai là: Khách vào Việt Nam với các mục đích du lịch, thương mại, tìm hiểu thị trường và các mục đích khác… mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời, đón, bảo lãnh sẽ được xem xét cấp thị thực ký hiệu D và được phép lưu trú tối đa 15 ngày.
Khách đến CQĐDVN để nộp hồ sơ xin thị thực gồm:
+ 01 Tờ khai đề nghị cấp thị thực Việt Nam, có dán ảnh cỡ 4x6 cm (Chụp chưa quá 1 năm, mắt nhìn thẳng, đầu để trần)
+ Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu còn giá trị sử dụng (Dài hơn ít nhất 01 tháng so với thời hạn giá trị của thị thực đề nghị cấp).
+ Thời gian cấp thị thực: Trong vòng 03 ngày làm việc.
+ Thời hạn của thị thực: Thị thực chỉ có giá trị 1 lần, lưu trú tối đa là 15 ngày +Ký hiệu thị thực: D
+ Nơi cấp thị thực cho du khách: CQĐD đại diện ngoại giao VN ở nước ngoài. + Lệ phí thị thực du lịch: 25USD (Phụ lục 4.4 phí và các loại phí thị thực).
Kết quả cấp thị thực du lịch ở nước ngoài giai đoạn (2003-2007).
Bảng 2.3 ở phần trên (Mục 2.1.5.) cho thấy, khách quốc tế đến Việt nam với mục đích du lịch trong 5 năm gần đây (2003-2007) trung bình 1.907,12 triệu khách/năm, chiếm tỷ lệ trung bình 57%/năm (Tổng số khách quốc tếđến trung bình 3.343,58 triệu khách/năm).
Theo báo cáo tổng kết của Cục QLXNC Bộ Công an (Bảng 2.5) dưới đây cho thấy, giai đoạn (2003-2007) đã xét duyệt nhân sự cấp thị thực ở nước ngoài (Du khách nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài) là 7.325,0 triệu lượt khách, trung bình 1.465,0 triệu lượt khách/năm, chiếm 43,81%/năm trong tổng số khách quốc tế đến VN (56,19% còn lại gồm: Miễn thị thực, thị thực cấp tại cửa khẩu quốc tế và thị thực do Bộ Ngoại giao cấp).
Trong tổng số thị thực cấp cho khách quốc tế ở nước ngoài 1.465,0 triệu thị thực/năm (Bao gồm tất cả các mục đích: du lịch, công việc, thăm thân và mục đích khác), tỷ trọng khách du lịch là 57%/năm. Do vậy, thị thực du lịch cấp ở nước ngoài là 0.835,05 triệu thị thực/năm.
Bảng 2.5. Tổng số thị thực du lịch cấp cho khách quốc du lịch tếở nước ngoài, giai đoạn (2003-2007)
Đơn vị tính: Triệu lượt thị thực
Năm Tổng số khách quốc tếđến (Triệu khách) Tổng số thị thực cấp ở nước ngoài Tổng số khách Du lịch Tổng số thị thực du lịch cấp ở nước ngoài Tỷ lệ % thị thực du lịch cấp ở nước ngoài 2003 2.429,7 1.293,3 1.238,5 0.737,18 59,52 2004 2.927,9 1.664,4 1.584,0 0.948,70 59,89 2005 3.477,5 1.228,9 2.038,5 0.700,47 34,36 2006 3.583,5 1.454,4 2.068,9 0.829,00 40,06 2007 4.229,3 1.683.9 2.605,7 0.959,82 36,83
Nguồn tổng hợp của tác giả từ các nguồn: Tạp chí Thời báo Kinh tế VN 2007-2008 và số liệu báo cáo hàng năm của cơ quan QLXNC VN
Như vậy, tổng số thị thực du lịch cấp ở nước ngoài (2003-2007) trung bình là 0.835,05 triệu thị thực/năm, chiếm 43,78% so với tổng số khách du lịch và chiếm 24,97% so với tổng số khách quốc tếđến Việt Nam.
b. Nhận xét đánh giá về cấp thị thực cho khách du lịch ở nước ngoài - Những kết quảđạt được
+ Thị thực du lịch cấp ở nước ngoài, đóng vai trò quan trọng và chủ yếu giải quyết cho khách du lịch quốc tế xuất nhập cảnh là 0.835,05 triệuthị thực/năm, chiếm 43,78% so với tổng số khách du lịch và chiếm 24,97% so với tổng số khách quốc tế đến Việt Nam.
+ Thời gian cấp nhanh, chỉ trong 03 ngày làm việc, thủ tục nhanh gọn, không phân biệt quốc tịch khách du lịch.
+ Lệ phí thị thực du lịch ở mức thấp hơn hoặc trung bình so với các nước trong khu vực (Thái Lan, thị thực du lịch một lần 30USD, thị thực quá cảnh một lần 25USD; Singapore, thị thực du lịch 01 lần, giấy phép du lịch là $20 Singapore (Chưa tính lệ phí nộp hồ sơ).
- Những hạn chế
+ Chưa cấp thị thực du lịch qua đường bưu điện, cấp qua mạng Internet.
+ Phải chờ nhận thông báo cấp giấy phép xét duyệt nhân sự của Cục QLXNC Bộ Công an, CQĐD ngoại giao VN ở nước ngoài mới cấp thị thực cho du khách.
+ Một số người nước ngoài (Chủ yếu là một số nước Châu phi như Nigeria, Congo, Ghana…), lợi dụng thị thực du lịch ký hiệu D (Không phải qua xét duyệt nhân sự, không có công ty lữ hành quốc tế, tổ chức, cá nhân mời, đón) vào Việt Nam cư trú quá thời hạn, tìm kiếm công ăn việc làm, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tựở nhiều địa phương nhất là các thành phố lớn.