Nhận xét, đánh giá chung về miễn thị thực du lịch trên thế giới và

Một phần của tài liệu Du lịch quốc tế và vấn đề thị thực xuất nhập cảnh việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)

5. Điểm mới của đề tài

1.3.3.Nhận xét, đánh giá chung về miễn thị thực du lịch trên thế giới và

nước trong khu vực (Malaysia, Singapore và Thái Lan)

a. Nhận xét chung

Phân tích và giới thiệu ở phần trên cho thấy, hầu hết các nước có ngành du lịch phát triển trên thế giới, tùy theo mức độ khác nhau đều có chính sách miễn thị thực cho du khách quốc tế, cấp thị thực tại điểm đến với điều kiện thủ tục dễ dàng, đây là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.

b. Đối với ba nước phát triển du lịch trong khu vực Malaysia, Singapore và Thái Lan

- Malaysia có quan hệ ngoại giao với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, miễn thị thực cho du khách hơn 60 quốc gia. Đặc biệt là tất cả công dân

trên thế giới nhập cảnh Malaysia với mục đích du lịch, thăm viếng, ký kết hợp đồng, hoạt động báo chí, thi đấu thể thao, khảo sát …với thời gian ngắn hạn, được cấp phép nhập cảnh tại cửa khẩu mà không cần thị thực. Do chính sách cởi mở về thị thực du lịch đối với du khách quốc tế, trung bình lượng khách quốc tế đến Malaysia là 13,18 triệu khách/năm (2001- 2007). Năm 2007, một số lượng lớn du khách quốc tếđến Malaysia là 20,97 triệu khách.

- Singapore có quan hệ ngoại giao với 175 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, miễn thị thực cho du khách của 143 quốc gia. Khách quốc tế đến Singapore trung bình 8,68 triệu khách/năm (2003-2007), trong đó 82,85% du khách được miễn thị thực.

- Thái Lan có quan hệ ngoại giao với 177 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, miễn thị thực cho du khách của 47 quốc gia, cấp thị thực du lịch tại điểm cho 20 quốc gia với điều kiện rất dễ dàng (Du khách không yêu cầu phải có duyệt nhân sự trước khi đến Thái Lan). Từđó, thu hút một lượng lớn du khách quốc tếđến Thái Lan hơn 10 triệu khách/năm (2001-2007). Trong đó, hơn 80% du khách đến Thái Lan không cần thị thực giai đoạn (2003-2007).

Như vậy, có thể thấy một điểm chung đối với các nước phát triển du lịch trên thế giới và ba nước phát triển về du lịch trong khu vực: Thực thi chính sách cởi mở

về thị thực, miễn thị thực du lịch đối với du khách quốc tế là một trong những yếu tố

quan trọng hàng đầu để phát triển ngành công nghiệp du lịch.

1.3.4 Kết luận Chương 1

Nội dung trình bày ở Chương 1, đã giới thiệu tổng quan lý thuyết về các khái niệm, bản chất, chức năng của thị thực, đồng thời giới thiệu và phân tích khái quát về tình hình du lịch thế giới trong hơn 5 thập kỷ (1950 - 2007). Sự tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến các khu vực trên thế giới và doanh thu về du lịch không ngừng tăng lên. Dự báo trong những năm tới và đến năm 2020 số lượng người đi du lịch trên toàn cầu sẽ tăng rất nhanh, khu vực Châu Á - TBD sẽ là khu vực tăng trưởng khách du lịch cao nhất, chiếm tới 25% thị phần khách du lịch thế giới.

Du lịch quốc tế ngày nay không chỉđơn thuần là du lịch tham quan, giải trí mà du lịch được kết hợp với hầu hết các hoạt động thương mại và các hoạt động trong quan hệ, giao lưu quốc tế. Ngành kinh tế du lịch đã và đang là ngành công nghiệp

quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới, hàng năm đem về hàng chục tỷ USD từ kinh doanh du lịch.

Thị thực du lịch quốc tế là một trong những điều kiện quan trọng cấu thành du lịch quốc tế, quyết định tới chuyến đi của du khách ra nước ngoài. Do tầm quan trọng của thị thực đối với du khách quốc tế nên nhiều quốc gia đã miễn thị thực cho khách du lịch quốc tế như liên minh Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… hàng năm thu hút hàng chục triệu lượt khách. Các nước phát triển về du lịch trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia và Singapore, từ nhiều năm nay đã miễn thị thực cho khách du lịch quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế, đưa ngành du lịch trở thành ngành công nghiệp then chốt, hàng năm thu hút hàng chục triệu khách du lịch quốc tế, đem lại lợi nhuận hàng chục tỷ USD. Tuy nhiên, cơ chế thị thực thông thoáng, miễn thị thực du lịch đối với du khách quốc tế cũng có mặt trái của nó, làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch, ANQG, TTATXH và truyền thống văn hóa của một dân tộc.

* Tóm lại, trên đây là toàn bộ nội dung cơ bản đã trình bày ở Chương 1. Từ những vấn đề giới thiệu và phân tích trên, chúng tôi sẽ trình bày về thực trạng thị thực du lịch Việt Nam hiện nay đối với du khách quốc tế, đồng thời đưa ra những kết luận từ nghiên cứu khảo sát về mức độ thỏa mãn của du khách quốc tếđối với nhân tố thị thực ở chương tiếp theo, từ đó sẽ có nhận xét khách quan hơn về thực trạng thị thực du lịch Việt Nam hiện nay như thế nào so với các nước trên thế giới và khu vực.

CHƯƠNG 2: THC TRNG TH THC DU LCH VIT NAM HIN NAY, NGHIÊN CU KHO SÁT V MC ĐỘ THA MÃN CA DU KHÁCH QUC T ĐỐI VI NHÂN T TH

THC VÀ TH TC XUT NHP CNH VIT NAM

Một phần của tài liệu Du lịch quốc tế và vấn đề thị thực xuất nhập cảnh việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)