Nhóm đất vàng – alít nhiều mùn núi cao (Đất mùn alít và mùn thô than bùn núi cao – Humic

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương: Đát và dinh dưỡng đất pdf (Trang 68 - 70)

3. Đặc trưng đất rừng Việt Nam

3.2.8.Nhóm đất vàng – alít nhiều mùn núi cao (Đất mùn alít và mùn thô than bùn núi cao – Humic

cao – Humic Alisols)

Có diện tích từ: 193.570 ha – 280.714 ha.

Nhóm đất vàng – alít nhiều mùn núi cao phân bố ở độ cao:

- Miền Bắc từ 1.600 – 3.142 m.

- Miền Trung > 1.800 m.

- Miền Nam > 2.000 m.

- Phân bố theo các vùng như sau:

- Trung du và miền núi Bắc bộ: 223.628 ha (79,6 %).

- Khu IV cũ: 55.995 ha (20 %).

- Tây nguyên: 1.091 ha (0,4 %).

Đặc điểm chung

Đất được hình thành trong điều kiện khí hậu: ôn đới núi cao, có nhiệt độ trung bình năm < 12 ºC, với tổng tích ôn 1.700 – 4.500 ºC. Quanh năm giá lạnh, có băng giá và tuyết rơi trong mùa đông, lượng mưa cao 2.500 – 3.500 mm/năm. Đây là nơi phân bố của đai rừng á nhiệt đới mưa mù núi cao, với các kiểu rừng á nhiệt đới mưa mù, lá kim.

Trên mặt đất luôn có tầng thảm mục dày (tầng A0) từ 2 – 5 cm.

Đất có hàm lượng mùn rất cao: từ 19 – 59 %, tỷ lệ C/N = 15 – 17.

Tầng tích luỹ chất hữu cơ trong đất khá dày ≥ 30 cm.

Tầng đất thường mỏng hoặc dày trung bình.

Tầng Tâm (tầng B) có màu vàng.

Đất có phản ứng chua rất mạnh và độ bão hào bazơ rất thấp < 5 %.

Tỷ lệ SiO2

Al2O3 trong keo sét phân hóa rất lớn từ tầng đất mặt đến tầng đất sâu (tầng

phong hoá C) biến động từ 8,55 đến 1,20.

Fe2O3 di động mạnh theo chiều sâu của phẫu diện đất.

Đặc điểm của các đơn vị đất trong nhóm:

(1) Đất mùn alít núi cao (đất vàng – alít nhiều mùn núi cao – Humic Alisols)

Đất mùn alít núi cao là đơn vị đất có diện tích rộng nhất trong nhóm 280.075 ha (chiếm 99,7 % diện tích toàn nhóm). Nó có tất cả các đặc điểm chung của nhóm đã trình bày ở trên.

(2) Đất mùn – alít bị glây trên núi cao (Humic Gleyic Alisols)

Loại đất này có diện tích hẹp: 639 ha, phân bố tập trung ở vùng trung du và miền núi Bắc bộ.

Xuất hiện quá trình glây ở tầng đất mặt, ngay trên địa hình dốc > 35 º là do tầng thảm mục rất dày: 5 cm. Hàm lượng mùn rất cao 47 % (0 – 10 cm) khả năng thấm nước và giữ nước ở tầng đất mặt rất lớn, nên tầng đất dưới tầng tích luỹ mùn đã bị glây (vùng này mưa nhiều và độ ẩm không khí cao) đất có màu xám tro, xanh thép nguội, xen lẫn những vệt màu vàng không đều. Đất luôn luôn ướt.

Tầng C có màu vàng tươi hoặc vàng nhạt.

Đất được hình thành dưới rừng dẻ + sồi, cây thấp chỉ cao 12 m , thân cây cong queo. Tầng dưới rừng là tre sặt, đường kính nhỏ (Phyllostrachys). Tầng thảm tươi là quyết: rêu và địa y bám đầy trên thân, cành và lá cây.

(3) Đất vàng – alít pôtzôn hoá trên núi cao (Dystric Podzolic Alisols) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loại đất này được phát hiện vào năm 1968 (Nguyễn Ngọc Bình - Viện Khoa Học Lâm Nghiệp – 1968), diện tích hẹp và phân tán, nó có ý nghĩa về khoa học nhiều hơn là về tầm quan trọng trong sản xuất.

Loại đất này phân bố ở các đỉnh núi cao từ 1.400 – 2.600 m trên mặt biển hoặc cao hơn nữa - nằm chủ yếu trong đai khí hậu ôn đới núi cao, nhiều mây mù, độ ẩm lớn với kiểu rừng á nhiệt đới mưa mù núi cao, lá kim: Rừng Pơmu (Fokienia hodginsii) + hồi núi (Illicium griffithii).

Trong phẫu diện đất, đã xuất hiện tầng A2, có màu xám tro bẩn rất rõ nằm dưới tầng tích luỹ mùn mầu đen.

Tầng thảm mục dầy tới 6 – 10 cm.

Hàm lượng ở tầng A (tầng tích luỹ mùn) 7 – 17 %.

Trong thực tế cũng có thể còn xuất hiện một loại đất phụ nữa của đất vàng alít pốtzôn 67

hoá trên núi cao đó là đất vàng alít trên núi cao bị glây.

(4) Đất mùn thô than bùn núi cao (Histric Alisols)

Khi leo gần đỉnh núi Fanxifăng (cao 3.143 m), các nhà thổ nhưỡng đã phát hiện một loại đất mùn thô, than bùn, dưới rừng cây thấp bé và cong queo, rêu và địa y bám đầy trên cành, thân và lá cây. Quá trình phong hoá đá rất yếu. Tầng hữu cơ, mùn thô, than bùn nằm ngay trên tầng đá mẹ. (Chưa xuất hiện tầng phong hoá - tầng C).

Mùn thô, than bùn có phản ứng chua.

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương: Đát và dinh dưỡng đất pdf (Trang 68 - 70)