Nhóm đất đen nhiệt đới (Rendzinas, Luvisols)

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương: Đát và dinh dưỡng đất pdf (Trang 63 - 66)

3. Đặc trưng đất rừng Việt Nam

3.2.6. Nhóm đất đen nhiệt đới (Rendzinas, Luvisols)

Có diện tích: 167.600 ha (chưa tính đất trên núi đá vôi).

Đất có màu đen, hoặc nâu thẩm, được hình thành trên các loại đá mẹ mác ma bazơ trung tính và trên đá vôi.

Hàm lượng sét trong đất cao, dễ bị trương nở khi ẩm ướt và co lại khi bị khô.

Đất có cấu tượng hạt, bền.

Khoáng sét Montmorilonit chiếm ưu thế trong thành phần khoáng sét của đất.

Đất có phản ứng ít chua hoặc trung tính.

Độ bão hoà bazơ của đất tương đối cao.

Hàm lượng các chất khoáng dinh dưỡng N, P, K có trong đất khá cao. Nhìn chung, nhóm đất đen nhiệt đới là một loại đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây nông nghiệp như ngô, đậu, đỗ. Nó thuộc loại đất không mang tính địa đới.

Đặc điểm các đơn vị đất trong nhóm đất đen nhiệt đới

Trên quan điểm sản xuất lâm nghiệp, chúng ta cần chú ý đến các đơn vị đất hình thành trên núi đá vôi, có liên quan đến các loại rừng gỗ lớn và quí phân bố trên núi đá vôi (các loài

cây ưa can xi).

Việt Nam có diện tích núi đá vôi khá rộng: 1.471.600 ha, phân bố suốt từ Bắc vào Nam. Hiện nay trên các núi đá vôi này đang còn rừng che phủ là 442.200 ha (1980 – Viện ĐTQH Rừng Bộ LN).

Và trên núi đá vôi có các đơn vị đất sau đây:

(1) Đất đen trên núi đá vôi (Orthic – Rendzinas)

Đất đen nhiệt đới trên núi đá vôi, phân bố ở các đỉnh núi và phần sườn gần đỉnh núi. Ở đây có các loại rừng nguyên sinh lá kim gỗ lớn và quí hiếm, phân bố như:

- Rừng hoàng đàn (Cupresus terulsus).

- Rừng kim giao (Podocarpus fleuryi).

- Đất mỏng lớp, có màu đen (có nơi là màu hạt dẻ sẫm).

- Đất rất giàu mùn (15,65 %), giàu đạm N = 0,65 %.

- Tỷ lệ C/N tương đối cao: 14,0. Biểu hiện tốc độ phân giải chất hữu cơ diễn ra trong đất chậm, do độ ẩm của đất thấp.

- Hàm lượng Ca++, Mg++ trao đổi trong đất rất cao 91 lđl/100g (hàm lượng Ca++ trao đổi chiếm tới 94 % tổng hàm lượng cation trao đổi).

- Đất giàu hạt sét, có cấu tượng viên, bền trong nước.

- Đất gần như bão hoà bazơ: (98 %).

- Đất có pH(KCl) = 6,8 (trung tính).

Đất đen trên núi đá vôi, không tạo thành một diện tích đất liên tục mà chỉ là các mảnh đất nhỏ hẹp, nằm ở trong các khe đá, tỷ lệ diện tích có đất không vượt quá 15 % diện tích núi đá vôi.

(2) Đất nâu và đỏ trên núi đá vôi (Chromic Luvisols)

Loại đất này thường phân bố ở sườn núi đá vôi. Ở đây rừng tự nhiên nguyên thuỷ là các rừng gỗ lớn và quí, lá rộng thường xanh, như:

- Rừng nghiến (Parapentace tonkinensis).

- Rừng nghiến + trai (Garcinia fagracoides).

- Rừng nghiến + lát hoa (Chukrassia tabularis).

- Rừng đinh (Markhamia stipulata).

- Lớp đất có màu nâu hoặc đỏ, mỏng lớp được tích tụ trong các hốc đá và khe đá.

- Đất có hàm lượng mùn tương đối cao 9 – 10 %.

- Hàm lượng cation Ca++ Mg++ trao đổi cao 27 – 42 lđl/100g.

- Độ bão hoà bazơ thấp hơn đất đen, nhưng vẫn cao từ 70 – 93 %, thuộc ít chua hoặc trung tính.

- Đất giàu sét, có cấu tượng viên bền, độ xốp khá 51 – 60 %.

(3) Đất đen cacbonat (Calcic Luvisols)

Có diện tích: 20.943 ha.

Đất đen cacbonat được phân bố ở chân các núi đá vôi, địa hình thấp, tập trung nước, nên CaCO3 được tích luỹ trong đất, người ta còn gọi là loại đất đen cacbonat thuỷ thành (V.M.Fridland, 1964).

Đất có màu đen, giàu hạt sét, thành phần cơ giới nặng, cấu tượng viên bền.

Hàm lượng mùn khá cao.

Đất có phản ứng trung tính đến kiềm yếu.

Ở tầng B, có nơi xuất hiện các kết von CaCO3.

Một số nơi đất đen cacbonat bị glây do ảnh hưởng của nước ngầm, hoặc đọng nước.

Loại đất này phần lớn đã được khai hoang để sản xuất nông nghiệp.

(4) Đất đen trên tro núi lửa và đá bọt bazan (Haplic Andosols)

Đất đen trên tro núi lửa (tuf) hay đá bọt bazan, có diện tích 39.035 ha, tập trung nhiều ở miền Đông Nam bộ, một diện tích hẹp ở Plâyku (tỉnh Gia Rai) và Phủ Quỳ (tỉnh Nghệ An).

Đất có màu đen, nhưng khác với đất đen trên núi đá vôi, màu đen của đất trên núi đá vôi luôn gắn với hàm lượng mùn cao, do humat canxi tạo thành, còn màu đen của đất trên tro núi lửa và đá bọt bazan là do chứa nhiều khoáng manhêtít (Castagnol, Hồ Đắc Vy – 1934).

Trong đất không có khoáng Montmorilonit mà là khoáng sét metahaluzit.

(5) Đất nâu thẫm trên đá bọt bazan

Có diện tích: 86.199 ha.

Phân bố nhiều nhất ở Tây Nguyên: 57.727 ha, sau đó đến Duyên hải Nam Trung bộ: 16.408 ha và Đông Nam bộ: 12.064 ha.

Đất có màu nâu thẫm, thành phần cơ giới nặng, ít chua, độ bão hoà bazơ khá cao (60– 70%). Đất có cấu tượng viên bền trong nước, độ xốp khá, thấm nước nhanh, khả năng giữ nước của đất cao. Hàm lượng N, P, K khá, thuộc loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các cây công nghiệp lâu năm, như cà phê, cao su.

(6) Đất đen trên sản phẩn bồi tụ của bazan

Có diện tích: 86.055 ha.

Loại đất này tập trung chủ yếu ở 2 vùng có diện tích đất đỏ trên bazan rộng nhất cả nước đó là Tây Nguyên (57.727 ha), Đông Nam bộ (12.064 ha).

Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của bazan có địa hình thấp, trũng, thường ngập nước trong mùa mưa. Đất có quá trình glây ở các tầng đất sâu.

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương: Đát và dinh dưỡng đất pdf (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)