TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1 Tia phản xạ trên gương phẳng nằm trong cùng mặt phẳng vớ

Một phần của tài liệu ĐỀ KT-SY (Trang 62 - 64)

II. ĐỀ KIỂ TRA HỌC KỲ I: Thời gian làm bài 45 phút 1 Phạm vi kiến thức:

A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1 Tia phản xạ trên gương phẳng nằm trong cùng mặt phẳng vớ

Câu 1. Tia phản xạ trên gương phẳng nằm trong cùng mặt phẳng với

A. tia tới và đường vuông góc với tia tới. B. tia tới và pháp tuyến với gương.

C. đường pháp tuyến với gương và đường vuông góc với tia tới. D. tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới.

Câu 2. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm là ảnh

A. lớn bằng vật B. lớn hơn vật.

C. gấp đôi vật D. bé hơn vật.

Câu 3. Khi có hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng lần lượt là A. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng.

B. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời. C. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời. D. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng.

Câu 4. Trong các hình vẽ dưới đây biết IR là tia phản xạ, hình vẽ nào biểu diễn đúng tia phản xạ của ánh sáng

Câu 5. Trong các hình vẽ dưới đây, hình vẽ nào không đúng?

Câu 6. Một cây mọc thẳng đứng ở bờ ao. Cây cao 1,2m, gốc cây cách mặt nước 50cm. Một người quan sát ảnh của cây thì ngọn cây cách ảnh của nó là

A. 2,4m B. 1,7m C. 3,4m D. 1,2m

Câu 7. Trong các bề mặt dưới đây, bề mặt của vật phản xạ âm tốt nhất là:

A. Bề mặt của một tấm vải B. Bề mặt của một tấm kính C. Bề mặt gồ ghề của một tấm gỗ mềm D. Bề mặt của một miếng xốp.

Câu 8. Âm phát ra càng thấp khi A. tần số dao động càng nhỏ. Hình 1 S I R D. n S I R C. n S I R B. n S I R A. n S S' A B' A' A' B B' B A A' B' B A Hình 2 A. B. C. D.

B. vận tốc truyền âm càng nhỏ. C. biên độ dao động càng nhỏ. D. quãng đường truyền âm càng nhỏ.

Câu 9. Người ta sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của đáy biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm truyền trong nước với vận tốc 1500m/s và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Độ sâu của đáy biển là:

A. 1500 m B. 1500 km C. 750 m D. 750 km

Câu 10. Ta nghe được tiếng vang của âm thanh khi

A. âm phát ra và âm phản xạ tryền đến tai ta không cùng một lúc. B. âm phát ra và âm phản xạ truyền đến tai ta cùng một lúc.

C. âm phát ra phải rất lớn và âm phản xạ rất nhỏ cùng truyền đến tai ta. D. âm phát ra nhỏ còn âm phản xạ rất lớn cùng truyền đến tai ta

Câu 11. Khi ta nghe thấy tiếng trống, bộ phận dao động phát ra âm là A. dùi trống. B. mặt trống.

C. tang trống. D. viền trống.

Câu 12. Âm thanh gây ô nhiễm tiếng ồn là

A. tiếng tập hát trong khu nhà ở giữa buổi trưa. B. tiếng loa phóng thanh ở đầu xóm.

C. tiếng kẻng báo thức hết giờ nghỉ trưa. D. tiếng chim hót cạnh nhà ở giữa buổi trưa.

Câu 13. Một công trường xây dựng nằm ở giữa khu dân cư mà em đang sống. Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp không chống được ô nhiễm tiếng ồn là

A. Quy định mức độ to của âm phát ra từ công trường không được quá 80dB. B. Yêu cầu công trường không được làm việc vào giờ nghỉ ngơi.

C. Xây tường bao quanh công trường.

D. Mở cửa cho thoáng, treo rèm và bịt tai bằng bông.

Câu 14. Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng làm vật ngăn cách âm giữa các phòng? A. Tường bê tông. B. Cửa kính hai lớp.

C. Tấm vải nhung. D. Cửa gỗ.

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau Câu 15. Cho hình 3, biết SI là tia tới, IR là tia phản xạ. Hãy vẽ tiếp tia tới, tia phản xạ trong các trường hợp sau và chỉ rõ chiều truyền của các tia sáng?

Câu 16. Ô nhiễm tiếng ồn là gì?Hãy chỉ ra trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn gần nơi em sinh sống và đề ra biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn đó?

3.3. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM

A. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án D B D C B C B A C A B A D C B. TỰ LUẬN: 3 điểm I R R Hình 3 I a. b.

Câu 15. 1 điểm

Vẽ đúng mỗi phần cho 0,5 điểm

0,5 điểm 0,5 điểm

Câu 16. 2 điểm

+ Ô nhiễm tiếng ồn là những âm thanh to và kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

+ Tùy theo các trường hợp gây ra tiếng ồn mà nêu ví dụ và đề ra phương án cho phù hợp.

Ví dụ: Nhà học sinh gần đường quốc lộ thì tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ô tô chạy hàng ngày.

Do đó các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn là: 1. Treo biển cấm bóp còi.

2. Trồng cây xanh để phân tán đường truyền.

3. Xây tường chắn, làm tường nhà, trần nhà bằng xốp, phủ dạ, đóng cửa...

0,5 điểm

0,5 điểm 1 điểm

B. HỌC KỲ 2.

I. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 19 đến tiết thứ 25 theo PPCT (sau khi học xong Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện).

1. Đề số 1.

Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)

1.1. NỘI DUNG ĐỀ

Một phần của tài liệu ĐỀ KT-SY (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w