Vẽ đúng sơ đồ mạch điện

Một phần của tài liệu ĐỀ KT-SY (Trang 66 - 70)

- Vẽ đúng chiều dòng điện trên hình vẽ

1 điểm 1 điểm

2. ĐỀ SỐ 2

Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (70% TNKQ, 30% TL)

2.1. NỘI DUNG ĐỀ

A. TRẮC NGHIỆM. Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Vật bị nhiễm điện là vật Câu 1. Vật bị nhiễm điện là vật

A. có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác B. có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện. C. không có khả năng đẩy các vật nhẹ.

D. không làm sáng bóng đèn của bút thử điện.

Câu 2. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua? A. Một chiếc máy cưa đang chạy.

B. Một thanh êbônit cọ sát vào len. C. Một bóng đèn điện đang sáng. D. Máy tính bỏ túi đang hoạt động.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện? A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển. B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.

C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích. D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vật dẫn điện? A. Vật dẫn điện là vật có thể cho dòng điện chạy qua. B. Vật dẫn điện là vật có các hạt mang điện bên trong C. vật dẫn điện có khả năng nhiễm điện.

D. Vật dẫn điện là vật có khối lượng riêng lớn.

Câu 5. Dòng điện trong kim loại là

A. dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do. B. dòng chuyển động tự do của các êlectrôn tự do. C. dòng chuyển dời của các hạt mang điện

D. dòng chuyển dời có hướng của các vật nhiễm điện

Câu 6. Người ta quy ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của các

ĐK + - K + -

A. điện tích dương. B. điện tích âm. C. các êlectrôn tự do D. các êlectrôn

Câu 7. Trong các vật dưới đây, vật không nhiễm điện là

A. Thước nhựa sau khi cọ xát vào vải khô có khả năng hút các vụn giấy. B. Thanh sắt sau khi nung nóng đỏ có thể đốt cháy các vụn giấy.

C. Mảnh phim nhựa sau khi được cọ xát nhiều lần bằng mảnh len có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện khi chạm bút thử điện vào tấm tôn đặt trên mặt mảnh phim nhựa.

D. Thanh thủy tinh sau khi bị cọ sát bằng vải có khả năng hút quả cầu bấc treo trên sợi chỉ tơ.

Câu 8. Kết luận nào dưới đây không đúng

A. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ sát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau;

B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ sát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau. C. Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).

D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau.

Câu 9. Trong các vật liệu dưới đây, vật cách điện là A. một đoạn dây thép

B. một đoạn dây nhôm C. một đoạn dây nhựa D. một đoạn ruột bút chì

Câu 10. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo các thiết bị dùng trong sinh hoạt hàng ngày như:

A. Điện thoại, quạt điện B. Mô tơ điện, máy bơm nước. C. Bàn là, bếp điện.

D. Máy hút bụi, nam châm điện

Câu 11. Trong các phân xưởng dệt, nhười ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng:

A. Làm cho nhiệt độ trong phòng luôn ổn định.

B. Chúng có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn.

C. Làm cho phòng sáng hơn.

D. Làm cho công nhân không bị nhiễm điện.

Câu 12. Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không? A. Giữa hai cực của một pin còn mới khi chưa mắc vào mạch. B. Giữa hai cực của một pin là nguồn điện trong mạch kín. C. Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 220V khi chưa mắc vào mạch. D. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng.

Câu 13. Theo quy ước về chiều dòng điện,dòng điện trong một mạch điện kín dùng nguồn điện là pin sẽ có chiều là

A. dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin.

D. ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại.

D. ban đầu, dòng điện đi ra từ cực âm của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại.

Câu 14. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, sơ đồ biểu diễn đúng chiều dòng điện trong mạch là

B. TỰ LUẬN

Câu 15. Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử của các chất?

Câu 16. Có một đũa thủy tinh, một đũa êbônit, một mảnh lụa và một mảnh da. Làm thế nào để biết được một ống nhôm nhẹ treo ở đầu sợi chỉ tơ có nhiễm điện hay không và nhiễm điện gì?

2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM

A. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Đáp án B B C A A A B D C C B C C B

B. TỰ LUẬN: 3 điểm Câu 15. 1 điểm

Mọi vật được cấu tạo từ các nguyên tử. Mỗi nguyên tử là một hạt rất nhỏ gồm một hạt nhân mang điện tích dương nằm ở tâm, xung quanh có các êlectron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó, bình thường nguyên tử trung hòa về điện

1 điểm

Câu 16. 2 điểm

Ta đã biết khi đưa một vật nhiễm điện lại gần một ống nhôm nhẹ treo trên sợi chỉ tơ thì:

- Nếu trước đó ống nhôm không nhiễm điện thì nó cũng bị hút về phía vật nhiễm điện.

- Nếu trước đó ống nhôm nhiễm điện cùng dấu với vật nhiễm điện thì nó sẽ bị đẩy ra xa vật

Do đó, ta suy ra cách tiến hành như sau:

1. Xát đũa thủy tinh vào lụa (đũa thủy tinh sẽ nhiễm điện dương) và xát đũa êbônít vào dạ (đũa êbônít sẽ nhiễm điện âm)

2. Đưa một trong hai đũa lại gần ống nhôm:

- Nếu ống nhôm bị đảy ra xa ta kết luận ống nhôm đã nhiễm điện cùng dấu với đũa.

- Nếu ống nhôm bị hút lại gần đũa đó, ta chưa thể kết luận gì và tiến hành tiếp bước 3.

3. Đưa đũa thứ hai lại gần ống nhôm

- Nếu ống nhôm bị đẩy ra xa thì ống nhôm đã nhiễm điện cùng dấu với đũa. - Nếu ống nhôm vẫn bị hút lại gần đũa, ta kết luận rằng ống nhôm không bị nhiễm điện. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm A B C D Hình 1 Đ Đ Đ Đ I I I I K K K K

B. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ: Thời gian làm bài 45 phút

Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 19 đến tiết thứ 33 theo PPCT (sau khi học xong Bài 29: An toàn khi sử dụng điện).

1. Đề số 1.

Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)

1.1. NỘI DUNG ĐỀ

A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Đơn vị đo hiệu điện thế là Câu 1. Đơn vị đo hiệu điện thế là

A. Vôn B. Vôn kế C. Am pe D. Am pe kế

Câu 2. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện trong mạch A. bằng cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch thành phần. B. bằng tổng cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch thành phần.

C. bằng tích giữa các cường độ dòng điện qua các đoạn mạch thành phần. D. bằng hiệu cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch thàn phần.

Câu 3. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện? A. Dòng điện qua cái quạt làm cánh quạt quay.

B. Dòng điện qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên. C. Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên. D. Dòng điện qua cơ thể gây co giật các cơ.

Câu 4. Khi cầu chi trong gia đình bị đứt, để bảo đảm an toàn cho mạng điện ta có thể áp dụng cách nào sau đây?

A. Lấy sợi dây đồng thay cho dây chì.

B. Nhét giấy bạc (trong bao thuốc lá) vào cầu chì.

C. Thay bằng một dây chì khác cùng loại với dây chì bị đứt. D. Bỏ, không dùng cầu chì nữa.

Câu 5. Trong các sơ đồ mạch diện dưới đây (hình 1), vôn kế được mắc đúng trong sơ đồ

Câu 6. Trong các sơ đồ mạch điện hai bóng đèn mắc nối tiếp (hình 2), sơ đồ mạch điện nào không đúng? Hình 1 V A B C D V V + - + - + + + - - V + - - + + - - - +

B. TỰ LUẬN. Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau

Câu 7. Trên một bóng đèn có ghi 6V, em hiểu như thế nào về con số ghi trên bóng đèn? bóng đèn này có thể sử dụng tốt nhất với hiệu điện thế bao nhiêu?

Câu 8. Kể tên các tác dụng của dòng điện và trình bày những biểu hiện của các tác dụng này?

Câu 9. Dùng dụng cụ đo nào để xác định cường độ dòng điện trong một vật dẫn? Phải mắc dụng cụ đo đó như thế nào vào một vật dẫn? Giải thích vì sao?

Câu 10. Trong mạch điện theo sơ đồ (hình 2) biết ampekế A1 có số chỉ 0,35A. Hãy cho biết:

a. Số chỉ của am pe kế A2

b. Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2

1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM

A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6

Đáp án A B D C A C

B. TỰ LUẬN: 7 điểm Câu 7.2 điểm:

Một phần của tài liệu ĐỀ KT-SY (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w