Chiều cao cây lúa

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân ureahua và ureaneb trên hiệu quả sử dụng đạm, sinh trưởng và năng suất lúa thu đông 2013 tại tam bình, vĩnh long (Trang 33 - 34)

L ỜI CẢ M TẠ

3.3.1Chiều cao cây lúa

Bảng 3.2: Ảnh hưởng các mức bón N lên chiều cao cây lúa OM5451 (cm)

Nghiệm thức NSS 20 35 45 Thu hoạch 1. 0%N 20,0b 26,4c 37,5b 64,7c 2. 100%N(đối chứng) 25,2a 43,3a 53,7a 80,3a 3. 75%N+Neb 21,7ab 38,1ab 46,7ab 79,9a 4. 75%N+Hua 21,9ab 39,7ab 51,2a 77,5a 5. 50%N+Neb 21,5ab 36,5b 47,2ab 74,7b F(A) * ** ** **

Ghi chú: trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa

5% (*) và 1% (**); (ns): không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% bởi kiểm định Tukey-MiniTab 16; mỗi trị số là số liệu trung bình của 4 lần lặp lại (n=4)

Nhìn chung, chiều cao cây của các nghiệm thức có bổ sung chất ức chế urease (Hua và Neb) khi đã giãm liều lượng xuống còn 75%N thấp hơn so với đối chứng 100%N nhưng không đáng kể. Trong đó chiều cao đạt cao nhất là ở NT2 (100%N) vào giai đoạn 20NSS khuynh hướng này vẫn giữ cho tới thu hoạch.

Kết quả cho ta thấy chiều cao cây không có sự khác biệt giữa các dạng phân N ở liều lượng bón 100%N và 75%N. Vì bón ở mức độ N 100%N và 75%N thì đã cung cấp đủdinh dưỡng cho cây sinh trưởng về chiều cao, nên không khác biệt giữa các nghiệm thức này. Giống như khẳng định của Yoshida (1981), trong điều kiện tối hảo thì chiều cao cây lúa phụ thuộc vào giống, nhưng trong điều kiện bình thường, chiều cao cây lúa hầu như bị chi phối bởi điều kiện dinh dưỡng bởi chếđộ cung cấp nước.

Khi ta giãm liều lượng N xuống còn 50%N Urea-Neb thì chiều cao cây có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức còn lại. Vì đây là giai đoạn cây hoàn thiện thân lá , thời kì vươn lóng mạnh nhất và giai đoạn làm đồng trổ bông, lúa hấp thu dinh dưỡng mạnh, do nghiệm thức NT5 hàm lượng dinh dưỡng trong đất không đủ cung cấp cho cây lúa, nên chiều cao cây lúa ở nghiệm thức này thấp hơn chiều cao cây lúa ở các nghiệm thức có liều lượng đạm cao hơn.

20

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân ureahua và ureaneb trên hiệu quả sử dụng đạm, sinh trưởng và năng suất lúa thu đông 2013 tại tam bình, vĩnh long (Trang 33 - 34)