Biểu hiện của lọai văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp qua tình huống trên:

Một phần của tài liệu Chương 6_Văn hóa trong các hoạt động kinh doanh docx (Trang 43 - 47)

C. Những điều cần tránh trong quan hệ đồng nghiệp

1. Biểu hiện của lọai văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp qua tình huống trên:

huống trên:

a. Văn hóa ứng xử của cấp trên đối với cấp dưới:

- Cơ chế tuyển chọn:

+ Ông Durand không xây dựng cơ chế tuyển chọn, không biết dùng người đúng chỗ mà lại chuyên quyền, thâu tóm mọi quyền lực trong tray. Ông không tin tưởng nhân viên của mình nên không xây dựng được một bộ máy phù hợp, không phát huy được tài năng của nhân viên. Ông tin vào biện pháp quản lý của mình nên mọi việc lớn nhỏ đều do mình ông nói là xong.

+ Ông Stone: Xây dựng được một ban lãnh đạo kiện toàn, một hệ thống quy chương chế độ chặt chẽ quản lý.

- Thu phuc nhân viên dưới quyền:

+ Ông Drand không thu phục được nhân viên dưới quyền. Ông bắt nhân viên của mình làm việc như một cỗ máy mà không cần quan tâm tới thái độ của họ như thế nào. Ông đặt ra mọi kế hoạch và các chế độ mà nhân viên công ty phải tuân theo.

+ Ông stone: ông phân tán quyền lực cho họ nhưng vẫn quản lý được họ, từ đó thu phuc nhân viên dưới quyền, khiến họ tự giác làm việc hăng say cho công ty.

- Quan tâm tới phản hồi từ phía nhân viên:

+ Ông Durand không quan tâm tới phản hồi từ phía nhân viên. + Ông Stone biết cách lắng nghe nhân viên dưới quyền.

b. Văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên

- Nhân viên dưới quyền của ông Drand

+ không biết cách thể hiện vai trò của mình với cấp trên, chỉ biết làm việc như một cỗ máy.

+ Họ không biết chia sẻ với cấp trên để công ty ngày càng phát triển

+ Họ không nhiệt tình với công việc, thiếu tính sáng tạo, luôn thiếu chủ động trong công việc.

- Nhân viên dưới quyền của ông Stone:

+ Có quyền lực, có tiếng nói trong công ty nên họ thể hiện rất tốt vai trò của mình với cấp trên

+ Nhiệt tình với công việc

c. Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp:

Ông Durand thân hành đặt ra mọi kế hoạch, quyết định mọi công việc lớn nhỏ của công ty. Ông lạnh nhạt với hội đồng quản trị , làm cho họ có cũng như không. Do đó, ông không nhân được sự ủng hộ của hội đồng quản trị, khiến cho nội bộ thiếu sự hợp tác chung.

d. Văn hóa ứng xử với công việc:

Nhân viên trong công ty không làm tốt công việc của mình. Các bộ môn kinh doanh thường tự làm lấy việc của mình, trong việc mua nguyên liệu, sản xuất linh kiện nhỏ, tồn kho hàng hóa không có sự điều hòa nhịp nhàng, ăn khớp, các bộ phận chỉ căn cứ vào nhu cầu của mình, vay vốn ngân hàng với lãi suất cao, tạo ra lãng phí lớn.

Ông Durand ôm đồm quá nhiều việc, việc lớn nhỏ đều do ông làm hết, ông không chịu mở rộng kiến thức của mình trong cách ứng xử với nhân viên dưới quyền của mình.

2. Phân tích cách ứng xử của 2 nhà lãnh đạo: Cách ứng xử của Durand: cách lãnh đạo độc đoán

Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc ông tập trung mọi

quyền lực vào tay một mình , ông lãnh đạo - quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể. ông nói với các nhân viên chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả.

ĐẶC ĐIỂM:

• Nhân viên ít thích lãnh đạo.

• Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo. • Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân

Cách ứng xử của ông Stone: Cách lãnh đạo dân chủ:

Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc ông biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định.

Kiểu quản lý này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý. ĐẶC ĐIỂM

• Nhân viên thích lãnh đạo hơn

• Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ • Năng suất cao, kể cả không có mặt của lãnh đạo.

So sánh 2 cách ứng xử của 2 nhà lãnh đạo

a.Cách ứng xử của ông Durand - cách ứng xử nội bộ:

Ông chuyên quyền, độc đoán, áp dụng phương thức quản lý tập quyền, đem phương pháp quản lý xưởng chế tạo xe ngựa để quản lý GM – Một công ty chế tạo ôtô lớn nhất nước Mỹ, không coi trọng xây dựng chế độ cần thiết.

- Cách ứng xử đối với đối tác bên ngoài: Không tạo dựng được với họ mối quan hệ thân thiết để có thể giúp đỡ được ông bất cứ khi nào ông cần. Ông thực sự không có tiếng nói đối với bên ngoài, vì thế mà khi công ty ông đứng trước nguy cơ khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, ông không nhận được sự giúp đỡ nào từ bên ngoài, có được phản hồi của 2 công ty Li-Hikensen và Siligenman nhưng họ đều có mưu đồ riêng để chiếm đoạt GM.

=> Kết quả:

- Mất đi sự khống chế đối với các bộ môn kinh doanh, không thể nào quản lý có hiệu quả.

- công ty không có kế hoạch kiện toàn, không có dự đoán đáng tin cậy,thường xuyên phán đoán sai lầm và làm công ty bị rơi vào tình trạng phá sản 2 lần.

Một phần của tài liệu Chương 6_Văn hóa trong các hoạt động kinh doanh docx (Trang 43 - 47)