- Trong thời gian thực tập, chúng tôi đã chọn và thử nghiệm điều trị 15 con ná
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM ĐƯỜNG SINH DỤC, VIÊM TỬ CUNG TRÊN ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI NUÔ
SINH DỤC, VIÊM TỬ CUNG TRÊN ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI NUÔI TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI BÙI HUY HẠNH TỪ 2007 – 2009. 4.2.1. Tình hình bệnh viêm đường sinh dục ở lợn nái từ năm 2007 –2009.
Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, bệnh viêm đường sinh dục nói chung và bệnh viêm tử cung nói riêng vẫn là bệnh chiếm tỷ lệ cao, gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Bệnh đã hạn chế khả năng sinh sản, làm chậm động dục và vô sinh do đó phải loại thải sớm.
Ở nước ta, một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu về bệnh nhằm tìm ra biện pháp khống chế và làm giảm thiệt hại do bệnh gây ra. Tuy nhiên, cho đến nay bệnh vẫn đang xảy ra nhiều ở các trang trại, cơ sở chăn nuôi…
Trang trại chăn nuôi Bùi Huy Hạnh cũng không nằm ngoài tình trạng trên. Dựa vào tài liệu ghi chép của kỹ sư trại, tôi đã thống kê được số lợn nái mắc bệnh viêm đường sinh dục, viêm tử cung ở trại từ 2007 –2009.
Bảng 4.6. Tình hình bệnh VĐSD ở lợn nái từ năm 2007 – 2009. Chỉ tiêu Năm Số ổ đẻ (con) Số nái VĐSD (con) Tỷ lệ VĐSD (%) Số nái VTC (con) Tỷ lê VTC (%) VTC/VĐ SD (%) 2007 1345 175 13.01 169 12.57 96.57 2008 1340 167 12.46 160 11.94 95.81 2009 1342 154 11.48 149 11.10 96.75 Tổng 4027 496 12.32 478 11.87 96.37
Chú thích: VĐSD: viêm đường sinh dục VTC: viêm tử cung
Qua bảng 4.6 chúng tôi có nhận xét sau:
- Số nái sinh sản của trại không có sự thay đổi nhiều qua các năm do quy mô sản xuất của trại là 1200 nái đẻ, hàng tháng vẫn có loại thải những con nái sinh sản kém và định kỳ nhập nái hậu bị từ trị hậu bị về. Những lợn hậu bị này khi mới nhập về được nuôi ở chuồng cách ly và được tiêm phòng
đầy đủ theo quy trình chăn nuôi của công ty, sau khoảng 2 tháng mới bắt đầu cho phối. Những lợn này khi nuôi con thì không để số con nuôi/ổ quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con mẹ ở những lứa sau.
- Bệnh viêm đường sinh dục chiếm 12,32%, tỷ lệ viêm qua các năm là khác nhau, cụ thể: cao nhất năm 2007 chiếm 13.01%, tiếp đến là năm 2008 chiếm 12.46% và năm 2009 là 11.48%. Theo chúng tôi thì tỷ lệ viêm đường sinh dục qua các năm là khác nhau nhưng không có sự chênh lệch lớn.
- Trong bệnh viêm đường sinh dục thì bệnh viêm tử cung chiếm chủ yếu chiếm 11.87% trong tổng số nái của trại và chiếm 96.37% trong tổng số nái bị viêm đường sinh dục. Còn lại 0.45% là các bệnh khác về đường sinh dục như: bệnh viêm âm môn, viêm tiền đình, âm đạo và bệnh ở buồng trứng. Nhưng theo ghi chép thì không thấy bệnh ở buồng trứng, do ở lợn ít xảy ra hoặc cũng có thể do bác sỹ thú y ở trại không chẩn đoán được bệnh. Trong bệnh viêm tử cung cũng có sự khác nhau qua các năm, cao nhất là năm 2007 chiếm 12.57%, tiếp đến là năm 2008 chiếm 11.94% và cuối cùng là năm 2009 chiếm 11.1%.
Theo bảng trên thì chúng tôi thấy bệnh viêm đường sinh dục và viêm tử cung có giảm đáng kể từ năm 2007 đến năm 2009. Đây là một điều có tiến bộ, chứng tỏ công tác chăn nuôi, quản lý và vệ sinh của trại là rất chặt chẽ. Năm 2007 là năm có tỷ lệ bệnh viêm tử cung và viêm đường sinh dục chiếm tỷ lệ cao nhất là do đây là năm đầu tiên trại mới xây dựng xong và bắt đầu đi vào hoạt động nên cả quản lý và kỹ sư trại còn chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng sau đó tình trạng đã được khắc phục và nâng cao hiệu quả chăn nuôi trong việc phòng và đối phó với dịch bệnh.
Nguyễn Văn Thành (2002) [13], lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,40%.
Theo Bùi Thị Tho và cộng sự (1995) [16], lợn Yorkshire, Landrace trong giai đoạn nuôi con viêm tử cung chiếm tỷ lệ 15%, do chữa chạy kịp thời nên khỏi 100%, xong đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của lợn nái, phần lớn là do những trường hợp đẻ khó dẫn đến viêm tử cung.
Theo Trần Tiến Dũng (2004) [7], bệnh viêm đường sinh dục chiếm tỷ lệ cao từ 30 – 50%, trong đó viêm cơ quan ngoài chiếm 20%, còn lại là viêm tử cung.
Cũng theo Trần Tiến Dũng (2004) [7], tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái ngoại từ 1,82 – 23,33%.
Qua 3 năm chúng tôi thống kê thấy bệnh viêm đường sinh dục chiếm 12.32%, viêm tử cung chiếm 11.87%. Như vậy theo kết quả thu thập của chúng tôi thì đây là trại có tỷ lệ viêm đường sinh dục nói chung và viêm tử cung nói riêng hầu như thấp hơn của các tác giả nghiên cứu trước đó. Theo chúng tôi là do quy trình chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn nái của trại là rất chu đáo và ngày càng được hoàn thiện, cụ thể như sau:
- Vệ sinh chuồng trại: chuồng nái đẻ trước khi đưa nái từ chuồng bầu được vệ sinh và phun sát trùng sạch sẽ. Chuồng nái sau khi cai sữa được rửa, để khô rồi tiến hành phun sát trùng Omnicide với liều 1l pha với 20l nước, sau đó rắc vôi bột. Chuồng rắc vôi xong để trống chuồng 2 ngày rồi chuyển nái từ chuồng bầu lên. Định kỳ phun sát trùng toàn trại để hạn chế vi khuẩn.
- Đảm bảo dinh dưỡng cho lơn nái trước và sau đẻ: Trại đã chia thời gian mang thai ra từng giai đoạn và ở mỗi giai đoạn có khẩu phần ăn hợp lý. Do đó đã hạn chế được tình trạng con mẹ quá béo hoặc quá gầy hoặc thai quá to ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ.
- Thực hiện thụ tinh nhan tạo đúng quy trình: Quá trình thụ tinh được thực hiện bởi các kỹ thật viên dưới sự giám sát của các kỹ sư. Quá rình thụ
tinh được đảm bảo sạch sẽ, hạn chê tối đa sự nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài trong từng công đoạn tè lấy tinh đến khi phố. Tất cả các công đoạn phải dúng kỹ thuật.
- Khâu đỡ đẻ được công nhân để ý, chăm sóc hết sức cẩn thận: Nếu xảy ra đẻ khó, trực tiếp kỹ thuật trại sẽ can thiệp và do đó đã hạn chê viêm tử cung xảy ra.
- Quy trình phòng bệnh viêm đường sinh dục, đặc biệt là bệnh viêm tử cung ở lọn nái sau đẻ là rất chặt chẽ.
Cụ thể: Nái ngay sau khi đẻ xong tiêm Vetrimoxin + Oxytoxin
(Thành phần, liều lượng và cách dùng: phần nguyên liệu nghiên cứu).
Chính những biện pháp trên đã góp phần hạn chế, giảm tỷ lệ viêm tử cung trong những năm gần đây.