Tình hình viêm đường sinh dục ở lợn nái theo giống từ 2007 –2009.

Một phần của tài liệu Kinh ngạch xuất khẩu ngành chăn nuôi lợn (Trang 49 - 51)

- Trong thời gian thực tập, chúng tôi đã chọn và thử nghiệm điều trị 15 con ná

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.2. Tình hình viêm đường sinh dục ở lợn nái theo giống từ 2007 –2009.

Các giống khác nhau thì khả năng chịu bệnh tật là khác nhau. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm đường sinh dục, viêm tử cung xem nó xảy ra nhiều ở giống nào, chúng tôi tiến hành khảo sát theo hai nhóm giống chủ yếu: giống thuần, giống lai. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7

Bảng 4.7: Bệnh VĐSD ở lợn nái ngoại thuần và lai (2007 – 2009)

Năm Giống Chỉ tiêu

2007 2008 2009

Thuần Lai Thuần Lai Thuần Lai

Số ổ đẻ (con) 620 725 610 730 612 730

Tỷ lệ VĐSD (%) 11.45 14.34 11.48 13.29 10.78 12.05

Số ná VTC (con) 69 100 67 93 64 85

Tỷ lệ VTC (%) 11.13 13.79 10.98 12.74 10.46 11.64

Chú thích: VĐSD: Viêm đường sinh dục VTC: Viêm tử cung 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00

Thuần Lai Thuần Lai Thuần Lai

2007 2008 2009

Năm

VĐSDVTC VTC

Chú thích: VĐSD: Viêm đường sinh dục VTC: Viêm tử cung

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệVĐSD, VTC ở lợn nái theo giống (2007 – 2009)

Qua bảng 4.7 và biểu đồ 4.1 chúng tôi có nhận xét:

- Về cơ cấu giống của trại: Các lợn nái được chọn lọc nuôi tại trại thì hoàn toàn 100% là lợn ngoại nhưng nhìn chung ở tất cả các năm thì giống

thuần (Landrace, Yorkshire) có số lượng đầu con ít hơn so với giống lai (Landrace × Yorkshire) do năng suất của giống lai cao hơn giống thuần. Mà trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, năng suất sinh sản được đánh giá chủ yếu là các chỉ tiêu như: số con sơ sinh/ổ, trọng lượng lúc sơ sinh, số con cai sữa/ ổ…Các chỉ tiêu đó hầu như ở giống lai đều cao hơn giống thuần.

- Bệnh viêm đường sinh dục ở lợn nái chiếm từ 10.78% đến 14.34%. Bệnh xảy ra ở các năm là không giống nhau, bệnh xảy ra cao nhất vào năm 2007 ở giống lai chiếm 14.34%. Qua bảng trên ta thấy, bệnh xảy ra ở 3 năm chúng tôi thống kê giống lai đều cao hơn giống thuần. Và nó cũng có sự chênh lệch khá lớn giữa giống lai và giống thuần ở từng năm. Cụ thể sự chênh lệch đó ở 3 năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 2.89%, 1.81%, 1.27%.

- Bệnh viêm tử cung: Bệnh viêm tử cung chiếm từ 10.46% - 13.79%. Bệnh cũng có sự chênh lệch giữa hai giống ở cả 3 năm chúng tôi thống kê. Bệnh xảy ra cao nhất ở giống lai năm 2007 là 13.79?% và thấp nhất giống thuần năm 2009 là 10.46%.

Như vậy cả viêm đường sinh dục và viêm tử cung đều xảy ra ở giống lai nhiều hơn giống thuàn. Theo chúng tôi là do ở giống lai số con sơ sinh nhiều hơn giống thuần đồng thời trọng lượng sơ sinh cũng cao hơn vì vậy lợn mẹ khi đẻ hay xảy ra đẻ khó, cần phải có sự can thiệp của bác sỹ thú y, từ đó dẫn đến xây sát niêm mạc đường sinh dục gây viêm. Và đây cũng là vấn đề đáng lo ngại cần phải quan tâm đối với chăn nuôi lợn bởi vì hầu hết các trang trại, cơ sở chăn nuôi lợn hiện nay thì giống lai vẫn là giống có số lượng nhiều nhất.

Một phần của tài liệu Kinh ngạch xuất khẩu ngành chăn nuôi lợn (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w