KẾT QUẢ KHẢO SÁT BỆNH VIÊM TỬ CUNG

Một phần của tài liệu Kinh ngạch xuất khẩu ngành chăn nuôi lợn (Trang 55 - 58)

- Trong thời gian thực tập, chúng tôi đã chọn và thử nghiệm điều trị 15 con ná

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT BỆNH VIÊM TỬ CUNG

Một gia súc cái được đánh giá là có khả năng sinh sản tốt thì trước heetsphair kể đến sự nguyên vẹn và mọi hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục. Do đó, khi mà bất kỳ một cơ quan , một bộ phận nào của cơ quan sinh dục bị tổn thương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc cái.

Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, bệnh viêm tử cung là bệnh khá phổ biến và nó ảnh hưởng xấu đén sức sinh sản của lợn nái. Bệnh viêm tử cung do nhiều nguyên nhân, vì vậy mà việc chẩn đoán, phát hiện và điều trị kịp thời bằng phác đồ tốt là là một trong những cách phòng và điều trị tốt nhất bệnh viêm tử cung, nhằm làm giảm tỷ lệ mắc, tăng khả năng hồi phục, khả năng sinh sản của những con bị bệnh.

Xuất phát từ những yêu cầu trên, trong thời gian thực tập chúng tôi đã tiến hành theo dõi bệnh viêm tử cung theo giống, lứa đẻ và tiến hành điều trị thử nghiệm bằng một số phác đồ điều trị. Từ đó tổng kết bệnh hay xảy ra ở lứa nào, và phác đồ nào là phác đồ điều trị hữu hiệu nhất đối với bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại.

4.3.1.Tình hình bệnh viêm tử cung theo giống (1 – 4/2010)

Trong thời gian thực tập chúng tôi đã tiến hành theo dõi 330 lợn nái đẻ trong đó có 125 nái thuần, 205 nái lai.Dựa vào triệu chứng lâm sàng chúng tôi đã tiến hành phân loại những con mắc bệnh viêm tử cung theo từng thể và kết quả được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9: Các thể viêm tử cung theo giống (1 – 4/2010)

Chỉ tiêu Số nái theo dõi Số nái VTC Tỷ lệ Viêm NMTC Viêm CTC Viêm TMTC

Giống (con) (con) (%) (con) (%) (con) (%) (con) (%)

Thuần 125 17 13.60 15 88.24 1 5.88 1 5.88

Lai 205 32 15.61 27 84.38 3 9.38 2 6.25

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Viêm NMT C Viêm CT C Viêm T MT C

Thể viêm

Giống thuần Giống lai

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ mắc viêm tử cung theo giống (1 – 4/2010) Ghi chú: NMTC: Nội mạc tử cung

CTC: cơ tử cung

TMTC: tương mạc tử cung

Qua bảng 4.9 và biểu đồ 4.3 chúng tôi có những nhận xét sau:

- Bệnh viêm tử cung ở giống lai xảy ra cao hơn giống thuần. Cụ thể: ở giống lai có 32/205 con bị mắc bệnh, chiếm 15.61%, còn giống thuần có 17/125 con bị bệnh chiếm 13.6%.

Qua đây chúng tôi cũng nhận thấy rằng tỷ lệ viêm tử cung trong 4 tháng đầu năm 2010 cao hơn so với những năm trước đây chúng tôi thống kê. Điều này theo chúng tôi là do yếu tố con người chứ không phải yếu tố nào khác bởi quy trình chăn nuôi của trại là luôn ổ định và rất nghiêm ngặt. Mặt khác, trong 4 tháng đầu năm này thì kỹ sư chuyên quản lý chuồng đẻ nghỉ đẻ theo tiêu chuẩn, chỉ còn một kỹ sư chuyên quản lý chuồng bầu, không thể

quản lý bao quát hết toàn bộ công việc nên công việc không có người quản lý sát sao, đồng thời công nhân cũng thiếu không đủ 1 công nhân/ 1 chuồng đẻ, các sinh viên thực tập phải làm nhiệm vụ dứng chuồng và đỡ đẻ cho lợn nên công việc vệ sinh không đảm bảo dễ gây viêm. Bình thường theo quy trình đỡ đẻ thông thường thì khi thấy lợn có biểu hiện sắp đẻ thì phải chuẩn bị các dụng cụ, cồn sát trùng và con nào mông bẩn phái lau sạch, sàn bẩn cũng phải lau sạch, các công việc này họ chưa quen nên hay để lợn và sàn chuồng bị bẩn. Từ đó gây viêm.

- Các thể viêm mà chúng tôi theo dõi được trong thời gian thực tập tại trại cũng có sự khác biệt, trong đó thể viêm nội mạc chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 85.71%. Sau đó là các thể viêm cơ và thể viêm tương mạc với các tỷ lệ là 8.16% và 6.12%, tỷ lệ này cũng là một con số khá thấp. Điều này theo chúng tôi giải thích là: mặc dù không đủ kỹ sư, thiếu công nhân nhưng kỹ thuật của trại cũng làm việc rất nhiệt tình, hàng ngày vẫn xem xét lợn đẻ và nhắc nhở công nhân thường xuyên đồng thời cũng chẩn đoán nhanh nên phát hiện rất kịp thời những con bị viêm, nên không để viêm chuyển từ thể nhẹ sang thể nặng hơn.

Một phần của tài liệu Kinh ngạch xuất khẩu ngành chăn nuôi lợn (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w