Tình hình kinh doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của Công ty Tam Trần (Trang 36 - 39)

Trong năm đầu tiên khi mới tách ra hoạt động, Công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn trở ngại:

Tình hình kinh tế chung: nền kinh tế toàn cầu đang xuống dốc, đặc biệt là

các ngành có liên quan đến hóa chất. Giá cả đồng dollar, euro dao động mạnh làm ảnh hưởng đến giá nguyên vật liệu nhập khẩu.

Tình hình ngành: bị cạnh tranh gay gắt của các Công ty thương mại khác

kinh doanh cùng mặt hàng, việc bán phá giá để thu hút khách hàng và cả việc xuất hiện của những nguồn nguyên liệu kém chất lượng.

Tình hình nội bộ Công ty: do mới thành lập mới nên ngoài những mặt hàng

hóa chất đã và đang kinh doanh từ Công ty Mai Dung, nay ngoài việc phải ổn định những mặt hàng này trong tình trạnh đang bị cạnh tranh gay gắt, Công ty còn phải phát triển thêm nhiều mặt hàng khác.

Chỉ tiêu 2000Kết quả theo các năm2001 2002 2003 20032000

Doanh thu (tỷ đồng / năm) 2.85 5.76 8.56 5.62 1.97

Doanh số bán (tấn / năm) 48 92 115 84 1.75

Qui mô thị trường (tấn / năm) 1120 1800 2380 2520 2.25

Thị phần (%) 4.29 5.11 4.83 3.33 0.78

Nhìn vào cột 2003/2000 (chỉ số phát triển của Công ty) cho thấy doanh số bán tăng 1.75 lần nhưng qui mô thị trường tăng đến 2.25 lần: qui mô thị trường tăng gấp 1.5 lần doanh số bán của Công ty. Vì vậy thị phần của Công ty giảm đến 0.78 lần. Đây là một thực tế đáng lo ngại cho tình hình hoạt động của Công ty.

Nếu chỉ nhìn vào tình hình doanh số bán hay doanh thu của Công ty cho thấy Công ty hoạt động khá hiệu quả vào 3 năm đầu (2000-2002), năm sau tăng gần gấp đôi năm trước, và doanh số chỉ giảm sút vào năm thứ 4: điều này có nghĩa là thị trường có thể đã bão hòa. Nhưng thực tế, qua kết quả thống kê cho thấy thị phần của Công ty ngày càng giảm sút. Sản phẩm Công ty đang cung cấp cho các ngành sơn công nghiệp, sơn xe và sơn gỗ do đó:

- Nghị định hạn chế xe gắn máy của nhà nước đã làm cho việc sản xuất xe gắn máy giảm sút dần đến việc sản xuất sơn xe gắn máy giảm đáng kể. Vì vậy trong những năm 2000-2001 doanh số bán của mặt hàng này tăng rất nhiều. Cho đến khi bắt đầu chuẩn bị ra nghị định cho đến khi thi hành nghị định, lượng xe gắn máy bán ra bị hạn chế làm ảnh hưởng nhiều đến việc cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất sơn xe.

- Việc cạnh tranh của nhiều nhà cung cấp, nhất là các nhà cung cấp nguyên liệu cho ngành gỗ làm ảnh hưởng đến việc bán sản phẩm của Công ty. Theo số liệu dự báo của bộ thương mại, ngành gỗ xuất khẩu đang trên đà phát triển, năm sau tăng hơn năm trước khoảng 20% (số liệu của bộ thương mại – Internet) do vậy đây là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà cung cấp. Vì vậy các nhà cung cấp Trung Quốc, Đài Loan, Đức, … đang cạnh tranh nhau gay gắt về lĩnh vực này. Thế nhưng giá càng nguyên liệu của Công ty Tam Trần

tượng trưng cho môi trường xanh, sản phẩm họ cung cấp đạt tiêu chuẩn hàm lượng độc tố NCO rất ít, trong khi các nhà cung cấp khác không thực hiện được điều đó nên giá của họ tốt hơn nhiều. Vì thế khách hàng sản xuất ít mua nguyên liệu của Công ty về lĩnh vực sản xuất sơn gỗ.

- Việc cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất sơn công nghiệp với nhau. Thí dụ như công ty A mua nguyên liệu của Công ty Tam Trần sản xuất sơn công nghiệp (sơn tàu biển, đường ống, …) nhưng công ty A không trúng thầu mà công ty B lại trúng thầu, nhưng công ty B lại mua nguyên liệu của nhà cung cấp khác.

Hình 3.1 Xu hướng doanh số của Công ty

Doanh so 0 500,000,000 1,000,000,000 1,500,000,000 2,000,000,000 2,500,000,000 3,000,000,000 3,500,000,000 4,000,000,000 4,500,000,000 5,000,000,000 Tien

Qua bảng 3.1 cho thấy doanh số bán 6 tháng cuối năm nhiều hơn 6 tháng đầu năm trong 2 năm đầu (2000-2001). Sang đến năm 2002-2003 thì điều này ngược lại, 6 tháng đầu năm bán hàng nhiều hơn 6 tháng cuối năm? Do xu hướng thị trường thay đổi hay do việc bị cạnh tranh đã làm giảm sút doanh số?

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của Công ty Tam Trần (Trang 36 - 39)