HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA

Một phần của tài liệu 35 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ 2016 CÓ HƯỚNG DẪN (Trang 66 - 70)

- Tính bán kính:

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA

Câu Ý Nội dung

I 1

(1đ)

- Vào đầu mùa Hạ khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc AĐD thổi vào nước ta theo hướng Tây Nam

- Gió này gây mưa lớn cho ĐB Nam Bộ và Tây nguyên, tạo thành phần gió phơn Tây Nam ở BTB và phần nam của khu vực Tây Bắc (khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt Lào)

- Vào giữa và cuối mừa Hạ gió mùa Tây nam (xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu nam) hoạt động mạnh

- Gió này gây mưa lớn và kéo dài ở Nam bộ và Tây nguyên thổi vào Bắc bộ theo hướng Đông nam (do sức hút của áp thấp Bắc bộ)

2

(1đ) Chứng minh rằng dân số nước ta còn tăng nhanh: - Tốc độ tăng dân số khá nhanh (gđ: 1954-1960 tăng trung bình 3,93%; 1965- 1970 :3,24%; 1970-1976: 8%)

- Tốc độ tăng dân số tuy giảm (Từ khoảng 3% xuống 2,1% giữa hai cuộc tổng điều tra dân số 1979-1989 và xuống 1,12%/năm 2012) Nhưng còn chậm (mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng trung bình hơn 1 triệu người)

II 1

(1,5đ)

Chứng minh nguồn tài nguyên du lịch nước ta đa dạng * Tài nguyên du lịch tự nhiên:

- Địa hình: hai di sản thiên nhiên thế giới, 125 bãi biển, 200 hang động - Khí hậu: Đa dạng, phân hóa; Nước: sông hồ nước nóng và nước khoáng - Sinh vật: Hơn 300 vườn quốc gia, động vật hoang dã, thủy hải sản * Tài nguyên du lịch nhân văn:

- Di tích: 4 vạn trong đó có hơn 2600 đã được xếp hạng, các di sản văn hóa thế giới

- Lễ hội: quanh năm, tập trung vào mùa xuân

- các loại tài nguyên du lịch nhân văn khác (làng nghề, văn nghệ nhân gian, ẩm thực)

2 (1,5đ)

Các thế mạnh chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng - Các thế mạnh về tự nhiên : Đất, nước, biển. khoáng sản

- Phân tích được thế mạnh của VTĐL

- Các thế mạnh về kinh tế xã hội: Dân cư, lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các thế mạnh khác

III 1 (0,5đ) (0,5đ)

2 (1,5đ)

Kể tên các quần đảo và đảo xa bờ ở nước ta:

- Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc, Thổ Chu, Nam Du, Coto

Vai trò của các đảo và quần đảo đối với phát triển kinh tế-XH và ANQP - Tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền

- Là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa

- Việc khẳng định chủ quyền ở nước ta với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa

quanh đảo

IV 1

(1,5đ)

Vẽ biểu đồ: - Biểu đồ cột kết hợp với đường (cột: DT; đường: Năng suất) - Yêu cầu: + Vẽ chính xác

+ Đảm bảo khoảng cách năm + Có chú giải và tên biểu đồ Nhận xét và giải thích:

- Diện tích lúa cả năm và diện tích lúa Đông xuân có sự biến động (dẫn chứng số liệu)

Năng suất lúa cả năm tăng liên tục (từ 42,4 tạ/ha lên 53,4 tạ/ha)

- Giai đoạn 2000-2010: diện tích lúa có sự biến động chủ yếu là do tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa (đất nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng, đất ở….)

1

TRƯỜNG THPT NGỌC TẢO

Năm học 2015-2016

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KHỐI 12 Môn: ĐỊA LÝ Môn: ĐỊA LÝ

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I. (3,0 điểm)

1. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua thành phần đất như thế nào ở nước ta?

2. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí nước ta và ý nghĩa của vị trí địa lí về mặt tự nhiên.

Câu II. (2,0 điểm)

1. Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta. Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam khác nhau như thế nào?

2. Trình bày hoạt động gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.

Câu III. (3,0 điểm)

Cho bảng: Số lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế của nước ta.

(Đơn vị: người)

Năm Tổng số

Chia ra Nông lâm – ngư

nghiệp

Công nghiệp – xây

dựng Dịch vụ

1999 35.847.353 24.806.362 5.126.170 5.914.821

2009 47.682.334 25.731.627 9.668.662 12.282.045

- Vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế nước ta năm 1999, 2009

- Nhận xét và giải thích quy mô và cơ cấu lao động nước ta giai đoạn trên.

Câu IV: (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy xác định vị trí và hướng các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Hoành Sơn, Bạch Mã, Trường Sơn Bắc và các cánh cung núi: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều

(Học sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để làm bài).

.---- Hết ----

SỞ GD & ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

ĐỀ THI THỦ KÌ THI THPT QUỐC GIANĂM HỌC 2015 - 2016 NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn thi: Địa lý

Ngày thi 8/11/2015

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) ---

Câu I. (2,0 điểm)

1. Nêu khái quát về biển Đông nước ta.

2. Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

Câu II. (2,0 điểm)

Chứng minh rằng Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa.

Câu III. (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:

1. Kể tên các nhà máy nhiệt điện và thủy điện của vùng Đông Nam Bộ.

2. Giải thích vì sao Đông Nam Bộ lại tập trung nhiều các nhà máy nhiệt điện và thủy điện?

Câu IV. (4,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

Sản lượng than, dầu thô và điện của Việt Nam

Sản phẩm 1990 1995 2000 2006

Than (triệu tấn) 4,6 8,4 11,6 38,9

Dầu thô (triệu tấn) 2,7 7,6 16,3 17,2

Điện (tỉ KWh) 8,8 14,7 26,7 59,1

1) Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2006.

2)Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng đó.

---Hết---

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 LẦN 3 MÔN: ĐỊA LÍ MÔN: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu I (2,0 điểm)

1. Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam.

2. Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

Câu II (3,0 điểm)

1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các cảng biển và cửa khẩu quốc tế của Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, xếp các cảng biển và cửa khẩu vào các tỉnh, thành phố tương ứng.

2. Tại sao phải đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta? Hãy chứng minh công nghiệp điện lực là ngành công nghiệp trọng điểm.

Câu III (2,0 điểm)

1. Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam.

Một phần của tài liệu 35 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ 2016 CÓ HƯỚNG DẪN (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)