Hậu quả (0,5đ)

Một phần của tài liệu 35 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ 2016 CÓ HƯỚNG DẪN (Trang 126 - 131)

+ Ở đồng bằng: đất chật người đông, tài nguyên bị khai thác quá mức, dư thừa lao động...

+ Ở miền núi: thiếu lao động, tài nguyên phong phú nhưng chưa khai thác hợp lí...

0,25

+ Nông thôn dư thừa lao động nhưng thiếu việc làm

+ Thành thị: thất nghiệp, ô nhiễm môi trường đô thị, thiếu nhà ở...

0,25

Câu II

(3điểm)

1. Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta hiện nay. Hãy giải thích nguyên nhân của sự phân hóa đó. (1,5đ)

* Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta (1đ)

- Hoạt động công nghiệp tập trung vào một số khu vực (diễn giải)

+ Bắc Bộ: Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận... 0,25

+ Nam Bộ... 0,25

+ Duyên hải miền Trung... + Các khu vực còn lại...

0,25

- Sự phân hóa về tỉ trọng giá trị sản xuất: Đông Nam Bộ (53%), tiếp theo là ĐbsHồng, Đbs Cửu Long nhưng tỉ trọng thấp hơn nhiều, các vùng còn lại chiếm ti trong không đáng kể

0,25

* Nguyên nhân (0,5đ)

tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng...

- Những khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao gắn liền với: sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên hoặc gần nguồn tài nguyên,vị trí địa lí thuận lợi ,nguồn lao động có tay nghề, kết cấu hạ tầng ...

0,25

* Trong trường hợp hs không nói được đủ 2 ý trên mà nói được ý sau đây thì cho thêm 0,25 đ:

- Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố : tài nguyên thiên nhiên hoặc gần nguồn tài nguyên,vị trí địa lí ,nguồn lao động, kết cấu hạ tầng ..., đặc biệt GTVT còn nhiều hạn chế...

2. Tại sao phải đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng? Nêu các định hướng chính trong tương lai. (1,5đ)

* Phải đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng (0,5đ)

- Đbs.Hồng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của cả nước...

- Cơ cấu kinh tế của vùng chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay và tương lai

0,25

- Dân số quá đông, mật độ cao nên việc phát triển kinh tế với cơ cấu cũ sẽ không đáp ứng được yêu cầu về sản xuất và đời sống

- Khai thác hiệu quả các thế mạnh vốn có của vùng...

0,25

* Các định hướng chính trong tương lai (1đ)

- Tếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng tỉ trong của khu vực II và III trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường

0,25

- Trong nội bộ từng ngành:

+ KVI: giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản. Trong trồng trọt giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây CN, cây thực phẩm và cây ăn quả

0,25

+ KVII: hình thành các ngành CN trọng điểm để sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và con người của vùng: chế biến lương thực- thực phẩm, dệt may và da giày, VLXD, cơ khí- kĩ thuật điện, điện tử.

0,25

+ KVIII: Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ như du lịch, tài chính, ngân hành, giáo dục- đào tạo...

0,25

Câu III

(2điểm)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1.Nêu tên các tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng chiếm trên 50%. (1 đ)

Tên các tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng chiếm trên 50% : Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bến Tre.

*Hs phải nêu được từ 7 tỉnh trở lên mới được điểm tối đa Nếu nêu được 5 tỉnh thì chỉ được 50% điểm của câu này

1

2.Giải thích tại sao các tỉnh này lại có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp lớn? (1đ)

Các tỉnh trên tập trung nhiều thế mạnh:

- Đất đai: ba gian, đất xám trên phù sa cổ... 0,25 - Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho cây CN ưa nhiệt, phơi sấy sản phẩm

- Sông ngòi: các hệ thông sông ...-> cung cấp nước tưới

0,25

*Kinh tế- xã hội (0,5đ)

- Nguồn lao động nhiều kinh nghiệm... - Chính sách hỗ trợ của nhà nước

0,25

- Thị trường tiêu thụ mở rộng - Công nghiệp chế biến phát triển...

0,25

Câu IV

(3điểm) 1.Tính tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta giai đoạn 1990 – 2010 (lấy năm 1990= 100%) (0,5đ)

Bảng: Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta giai đoạn 1990 – 2010 (Đơn vị:%)

Năm Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển 1990 100,0 100,0 100,0 100,0

1995 192,9 168,8 105,3 167,6

2000 267,3 258,3 159,2 356,8

2005 375,3 545,5 411,4 964,7

2010 335,8 1074,3 533,8 1413,0

(Hs có thể làm tròn số liệu: vẫn cho điểm tối đa)

0,5

2. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta giai đoạn 1990 – 2010 (1,5đ) chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta giai đoạn 1990 – 2010 (1,5đ)

- Vẽ đúng dạng biểu đồ đường, các dạng biểu đồ khác không cho điểm - Đủ yếu tố: tên bđ, chú giải, trục thời gian, trục tốc độ tăng trưởng. Tương đối chính xác và đủ các năm, không bắt buộc ghi số liệu trên biểu đồ 1,5 - Sai hoặc thiếu mỗi yếu tố (tên bđ, chú giải, trục thời gian, trục tốc độ

tăng trưởng) trừ 0,25đ

*Trường hợp không có chú giải hoặc chú giải sai thì giám khảo đối chiếu bđ đã vẽ với số liệu các năm đã cho, nếu thấy phù hợp thì cho phần biểu đồ

3. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta giai đoạn 1990 - 2010. (1đ) phân theo ngành vận tải của nước ta giai đoạn 1990 - 2010. (1đ)

*Nhận xét (0,5đ)

- Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển của 4 ngành vận tải của nước ta giai đoạn 1990 – 2010 đều tăng (dẫn chứng...)

0,25

- Tốc độ tăng trưởng khác nhau: ngành có tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng nhanh nhất là đường biển (dẫn chứng...), đứng thứ 2 là đường bộ (dẫn chứng...), thứ 3 là đường sông (dẫn chứng...), thấp nhất là đường sắt (dẫn chứng...)

0,25

*Giải thích (0,5đ)

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta giai đoạn 1990 – 2010 tăng mạnh do nền kinh tế phát triển sau Đổi mới-> nhu cầu vận chuyển tăng

0,25

- Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế- kỹ thuật và nhu cầu vận chuyển của từng ngành. Vận tải đường biển gắn liền với hoạt động ngoại thương, vận tải đường sông gặp nhiều khó khăn do các nhân tố tự nhiên, vận tải đường sắt chậm đổi mới, ít được đầu tư, vận tải đường bộ cơ động trên nhiều loại địa hình, được đầu tư

nhiều...

1

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT HUỲNH MẪN ĐẠT TỔ: SỬ - ĐỊA-GDCD

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2016 Môn thi: ĐỊA LÝ, Khối C Môn thi: ĐỊA LÝ, Khối C

Thời gian làm bài: (180 phút, không kể thời gian phát đề)

Câu I: (2,0 điểm)

1. Phân tích vai trò của các nhân tố đối với sự hình thành đặc điểm khí hậu Việt Nam?

2. Tại sao Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước?

Câu II: (3,0 điểm)

Anh (chị) hãy:

1-Phân tích mối quan hệ về kinh tế giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

2-Trình bày các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta.

Câu III: (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

Hãy trình bày quy mô và cơ cấu ngành của 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội & tp.HCM. Tại sao hoạt động công nghiệp lại tập trung ở 2 trung tâm này?

Câu IV: (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA THỜI KỲ 1990 - 2009

Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Tổng số Lúa đông xuân Lúa

hè thu Lúa mùa

1990 6042,8 19225,1 7865,6 4090,5 7269,0 1995 6765,6 24963,7 10736,6 6500,8 7726,3 1999 7653,6 31393,8 14103,0 8758,3 8532,5 2005 7329,2 35832,9 17331,6 10436,2 8065,1 2007 7207,4 35942,7 17024,1 10140,8 8777,8 2009 7440,1 38895,5 18696,3 11184,1 9015,1

1- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích và sản lượng lúa của nước ta thời kỳ 1990-2009

2- Nhận xét và giải thích sự thay đổi về diện tích và sản lượng lúa của trong thời gian nói trên.

Hết

Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) trong khi làm bài.

2 Họ và tên thí sinh:………. Số báo danh:………

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT HUỲNH MẪN ĐẠT TỔ: SỬ - ĐỊA-GDCD

ĐÁP ÁN ĐỀ THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2015 NĂM 2015

Môn thi: ĐỊA LÝ, Khối C

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I Ý Nội dung Điểm

1 Phân tích vai trò của các nhân tố đối với sự hình thành đặc điểm khí hậu Việt Nam.

1,0 điểm

2

- Vị trí địa lí:

+ Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới (nội chí tuyến) nóng ẩm với nguồn bức xạ lớn, nền nhiệt cao, 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh.

+ Kéo dài từ 80 34/- 230 23/ và 3 mặt giáp biển khí hậu Việt Nam phân hóa đa dạng, có lượng ẩm dồi dào

- Các điều kiện tự nhiên (vai trò của địa hình): + Tạo ra các đai cao khí hậu

+ Vai trò của các bức chắn địa hình (sườn tây và sườn đông Trường Sơn, dãy con voi, khối Kontum,...)

- Hoàn lưu khí quyển: mùa của khí hậu và mùa của cảnh quan tự nhiên

- Sự kết hợp của chế độ gió mùa và địa hình từng nơi, từng địa phương khí hậu khác nhau:

+ Khí hậu Việt Nam rất đa dang và phức tạp

+ Sự thất thường trong chế độ nhiệt và chế độ mưa.

Tại sao Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước?

- Vùng biển nước ta trong Biển Đông là một bộ phận lãnh thổ rộng lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, phong phú.

- Biển Đông chính là cửa ngõ quan trọng để nước ta thực hiện chiến lược tiến ra biển, đại dương để khai thác hiệu quả các nguồn lợi.

- Biển Đông cũng là con đường để nước ta thực hiện sự giao lưu, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

- Biển Đông là biển chung giữa nước ta với nhiều nước láng giềng và trong khu vực, đang có những diễn biến hết sức phức tạp, nhạy cảm…

1,0 điểm

Câu II 1 Phân tích mối quan hệ về kinh tế giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

1,0 điểm

Một phần của tài liệu 35 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ 2016 CÓ HƯỚNG DẪN (Trang 126 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)