PHẦN IV: TỔNG KẾT

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM DANH HỌC VÙNG TÂY NGUYÊN (Trang 37 - 39)

Vùng Tây Nguyên Việt Nam bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Rai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Phía Tây giáp các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). Đất đai màu mỡ đặc biệt là đất bazan kết hợp với đặc điểm khí hậu núi cao mát mẻ quanh năm, giàu tài nguyên khoáng sản đem lại cho Tây Nguyên thế mạnh lớn về nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch. Nhưng nhìn chung Tây Nguyên phải đối mặt với nhiều nỗi lo mà điều khó khăn đầu tiên đó là nền kinh tế, cơ sở vật chất hạ tầng còn thô sơ chưa phát triển. Dân trí của người dân còn thấp, thiếu lao động xã hội.

Vùng Tây Nguyên có số dân vào khoảng 5.282.000 người theo tài liệu năm 2011, có rất nhiều dân tộc trong 54 dân tộc Việt. Tuy nhiên có 5 dân tộc bản địa sống lâu đời hàng chục thế kỷ, đó là các dân tộc sau đây: Bana, Gia Rai, Ê đê, M’nông, Cơ Ho, Mạ. Mỗi dân tộc gắn với một vùng cư trú khác nhau: Bana, Gia Rai sinh sống chủ yếu ở Kon Tum và Gia Lai. Ê đê, M’nông định cư lâu đời ở Đắk Lắk và Đắk Nông. Cơ Ho và Mạ sống ở Lâm Đồng. Qua đó ta có thể thấy được Tây Nguyên là mảnh đất xinh đẹp sở hữu nét đẹp hoang sơ nơi núi rừng có sự đa dạng về văn hóa,

điều kiện tự nhiên và xã hội.

Để hiểu đúng về bản chất địa danh Tây Nguyên chúng ta cần tìm lại nguồn gốc ngữ nguyên của nó, hay nói cách khác là nguồn gốc ban đầu bất di bất dịch. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở đơn vị hành chính (theo tỉnh, thành phố, đi sâu hơn nữa là phân tích theo tên làng, bản địa…) giúp người đọc hiểu đúng và đủ. Tây Nguyên mang tính chất của một địa bàn đa tộc người, đa tôn giáo có ý nghĩa quan trọng như vậy nên cho đến nay vùng đất này đã thu hút được sự quan tâm của các ngành khoa học. Nghiên cứu tiến trình lịch sử, những vấn đề văn hóa, xã hội ở Tây Nguyên ngoài việc giúp hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội của các tộc người sinh sống ở Tây Nguyên, còn giúp cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong bối cảnh hiện nay.

Nhờ vậy, chúng ta sẽ hiểu đúng đặc điểm văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, con người ẩn sâu của một “vùng đất cồng chiêng”. Nhưng đối tượng này lại được nghiên cứu vài năm trở lại đây và chỉ mới hình thành môn địa danh học ở nước ta. Do đó, chúng ta cần phải đẩy mạnh công việc nghiên cứu, tiếp tục duy trì vốn văn hóa có sẵn của ông cha ta. Đồng thời, sưu tầm, bổ sung thêm vào kho tàng văn hóa lịch sử Tây Nguyên nói riêng và các địa danh trên bản đồ hình chữ S Việt Nam nói chung. Để không còn người hiểu sai, viết sai địa danh sẽ làm mất đi “cái vốn quý” được ghi dấu trên địa danh.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM DANH HỌC VÙNG TÂY NGUYÊN (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w