Địa danh đơn vị hành chính:

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM DANH HỌC VÙNG TÂY NGUYÊN (Trang 25 - 31)

Lâm Đồng được chính thức được thành lập vào tháng 02 năm 1976. Hiện nay, tỉnh này có 2 thành phố thuộc tỉnh và 10 huyện, bao gồm:

- Thành phố Đà Lạt (tỉnh lỵ): 12 phường và 4 xã - Thành phố Bảo Lộc: 6 phường và 5 xã

- Huyện Bảo Lâm: 1 thị trấn và 13 xã, huyện lỵ là thị trấn Lộc Thắng - Huyện Cát Tiên: 1 thị trấn và 11 xã, huyện lỵ là thị trấn Đồng Nai - Huyện Di Linh: 1 thị trấn và 18 xã , huyện lỵ là thị trấn thị trấn Di Linh - Huyện Đam Rông: 1 thị trấn và 8 xã, huyện lỵ là thị trấn Bằng Lăng - Huyện Đạ Huoai: 2 thị trấn và 8 xã, huyện lỵ là thị trấn Đạ M'ri - Huyện Đạ Tẻh: 1 thị trấn và 10 xã , huyện lỵ là thị trấn Đạ Tẻh - Huyện Đơn Dương: 2 thị trấn và 8 xã, huyện lỵ là Thạnh Mỹ

- Huyện Lạc Dương: 1 thị trấn và 5 xã, huyện lỵ là thị trấn Lạc Dương - Huyện Lâm Hà: 2 thị trấn và 14 xã, huyện lỵ là thị trấn Đinh Văn - Huyện Đức Trọng: 1 thị trấn và 14 xã, huyện lỵ là thị trấn Liên Nghĩa

Tên địa danh hành chính

Giải thích

Bảo Lộc (thành phố)

Địa danh Bảo Lộc được chính thức sử dụng từ ngày 19/02/1959, được chuyển từ tên cũ là B’lao. Khi xưa Bảo Lộc được xem là vương quốc của cây chè, lúc này ông Ngô Đình Diệm quyết định chuyển ngữ B’lao thành Bảo Lộc để cho dễ đọc vào ngày 19/8/1958.

Cát Tiên (huyện) Theo truyền thuyết của người Mạ vùng thượng nguồn của dòng sông - nơi các nàng tiên tắm có tên gọi Cát Tiên. Có ý kiến lại cho rằng “cát tiên” là biến âm của từ “các tiên”, giống như một số địa danh ở Việt Nam mang ý nghĩa thuần Việt khác như Cát Lái (các lái), Cát Bà (các bà).

Con Ó (buôn) Tiếng Mạ: “Kon Oh”. “Kon”: con. “Oh”: em gái. “Bon Kon Oh”: Buôn của cô em gái. Có lẽ người Kinh khó đọc chữ Kon Oh nên sửa thành Con Ó.

Đạ K’nàng (xã) Theo tiếng K’ho tức là chỗ ở này có vùng đất đỏ, đi lại khó khăn nhất là mùa khô đất bụi bặm khó đi lại.

Đạ Kho (xã) Thành lập từ năm 1986 từ xã Đạ Cộ, xuất phát là tên một con suối nhỏ đổ ra sông Đạ Tẻh. Ngày trước, dọc hai bên suối có nhiều dây Bầu rừng, họ bầu bí, mọc vùng đất ẩm, dọc bờ suối, sống một năm, người Mạ gọi là “Kho”, nên thành tên con suối. (Plai Kho: Quả Bầu rừng, là quả của dây Bầu rừng. Quả Bầu rừng hơi tròn, giống như trái ca cao, có sọc màu vàng nhạt, quả có thể dùng luộc, nấu canh ăn như quả bầu, vị hơi nhân nhẫn đắng, nhưng khá béo. Có hai loại: loại quả láng và loại có lông màu xanh biếc. Loại quả láng ăn ngon

hơn).

Đà Lạt (thành phố) Đà Lạt có ngữ nguyên từ dân tộc K’ho - từ tổ gốc người Lạch (Người Lạch là một trong những nhóm người thuộc dân tộc K'ho, đây là dân tộc bản địa vùng đất Lâm Đồng). Bắt nguồn từ Đạ Lạch tên gọi khác của dòng suối Cam Ly. Theo ngôn ngữ của người Thượng, Da hay Dak có nghĩa là nước, chính vì vậy, tên gọi Đà Lạt có nghĩa “nước của người Lạch”, hay “suối của người Lạch”, “suối của có bộ tộc Lạch sinh sống”. Theo PGS.TS Lê Trung Hoa, ông cho rằng “trong tiếng K’ho, người ta đã ghi “nước” thành ba dạng: Đa, Đạ, Đà”. Đà có nghĩa là “nước hay sông, suối” và Lạt (cũng có thể viết là Lat, Làc, Lạch, M’lates) có nghĩa là “rừng thưa” hay “đồi cỏ”. Rồi sau này, chuyển sang tên của một nhóm người thuộc dân tộc K'ho sống trong khu rừng thưa, người ta gọi tên là Đà Lạt mang nghĩa “dòng suối của tộc người sống trong rừng thưa”.

Tên gọi Đà Lạt theo người Pháp xuất phát từ nguyên ngữ của tiếng Latinh - “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem” có nghĩa là “Ban phát niềm vui sự tươi mát cho người khác”. Người Pháp gọi tắt dựa những chữ cái đầu trong ngữ tiếng Latinh ấy thành DALAT và sau này, người Việt đọc thành Đà Lạt.

Tóm lại, có khá nhiều cách hiểu về địa danh Đà Lạt, nhưng lý giải theo cách đầu tiên vẫn dễ được chấp nhận hơn so với hai lý giải còn lại.

Đạ Lây (xã) Lai: còn non, còn trẻ. Đạ Lai: Suối non. Sông Dà Lai bắt nguồn từ các khe núi của ngọn Bum Trao, tên sông được người Kinh gọi là Đạ Lây. Ở vùng đầu nguồn, con sông này chảy qua một thung lũng khá bằng phẳng ở buôn B’Nau cũ (Xã Lộc Bắc bây giờ). Mỗi mùa mưa, bờ sông bị sạt lở, nước cuốn theo nhiều đất nên đục ngầu, đất lở làm sông lớn dần ra nên gọi là sông non, sông còn trẻ.

Đạ M’rông (xã) Là tên của một sông lớn chảy dài từ rừng sâu quanh năm chảy xiết con sông được người dân ví như một con rồng chỗ này có vùng đồng bằng rộng lớn đất nhiều sỏi đá.

Đạ Pal (xã) Xã Đạ Pal có buôn Tôn K’Long toàn là người Mạ. Pal: Bị ố, bị xỉn màu. Đạ Pal: Suối ố. Là một suối nhỏ, chảy vào sông Đạ M'bri. Khi tắm nhiều lần trên con suối này, da người bị xám lại, không hiểu do chất gì trong nước, nên thành tên suối.

Đạ Rsal (xã) Khu vực hầu như đất đai tốt phù sa màu mỡ đất bằng phẳng, rất thích hợp cho việc trồng trọt và làm nương rẫy người K’ho lấy tên đất canh tác và tên của một con sông gắn liền vs đời sống của họ.

Đạ Sar (huyện) Trong tiếng K’ho “Sar” có nghĩa là cây bụi vừa và nhỏ. Khu vực chỗ này có nhiều thiếc nên các loại cây lớn không mọc được chỉ có vài cây bụi sống được ngày nay thì người ta trồng thêm cây thông và cây ăn quả.

Đạ Tẻh (huyện) Từ “Đạ” trong tiếng K’ho là nước, “Teh” trong tiếng K’ho là “gõ”. Trong từ điển Việt - K’ho (1983) trang 64 có mục từ “Teh Mpồng” nghĩa là gõ cửa. Đạ Tẻh có nghĩa là sông gõ, suối gõ. Đạ Tẻh: Tên một con sông nhỏ khởi nguồn từ các khe núi của ngọn Bum Trao ở huyện Bảo Lâm chảy qua địa bàn xã Lộc Bảo, Lộc Bắc xuống huyện Đạ Tẻh, nhập vào sông Đồng Nai ở địa bàn thị trấn Đạ Tẻh. Theo ông K’Gồi ở buôn Nau Sri, Lộc Nga, Bảo Lộc thì suối có tên như thế vì khoảng lưng chừng suối ở vùng Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm có một cánh rừng nhiều chim gõ kiến sinh sống, cả ngày nghe tiếng lộc cộc của chim gõ vào thân cây.

Đạ Tông (xã) Theo người K’ho ở đây là tên của 1 con suối đi qua địa bàn chỗ người dân tộc thiểu số, quanh năm nước chảy xiết nước rất trong và đẹp. Nổi tiếng với hồ nước nóng Đạ Tông.

Đam Rông (huyện) Tên gọi Đam Rông là cách đọc đã được đơn giản hoá từ tên của con sông Da M'Rông, tọa lạc ngay chính vùng đất này Di Linh (huyện) Di Linh gốc Mạ là Djiring, nhưng chưa biết nghĩa. Tên huyện

xuất phát từ tên cao nguyên mà ra vì phần lớn địa phận huyện nằm trên cao nguyên. Có ý kiến cho rằng Djiring vốn là tên người có công khai khẩn vùng này.

Đơn Dương (huyện)

Đơn Dương được Việt hóa từ “Dran”. Đơn Dương cũng được lấy tên từ hồ Đơn Dương để đặt tên địa danh hành chính. Đưng Knớ (xã) Trong tiếng K’ho: “Đưng” nghĩa là vùng đất bằng phẳng còn

“Knớ” nghĩa là thần. Người K’ho tin rằng ở vùng này có một vị thần bảo vệ và cai quản vùng đất.

Lạc Dương (huyện)

Lạc Dương vốn là tên một thành ở Trung Quốc. Ở vùng này có nhiều người thuộc bộ tộc Lạc (dân tộc K'ho) sinh sống nên người ta gọi vùng này là Lạc Dờng (nhiều người Lạc). Ngữ âm hai tên gọi gần nhau nên người Việt đã mượn tên Lạc Dương quen thuộc trong truyện Trung Quốc để phiên địa danh này.

Lâm Hà (huyện) Tên Lâm Hà được ghép bởi chữ đầu “Lâm" của tỉnh Lâm Đồng và chữ đầu “Hà" thủ đô Hà Nội, vì đây là huyện mới thành lập ngày 24/10/1987 mà nhiều cư dân đến từ Hà Nội để sinh sống.

Liêng S’rônh (xã) Theo người K’ho khu vực này có ý nghĩa chỗ này dốc nhọn đi lại khó khăn đồi núi cao trập trùng đất không bằng phẳng, toàn buôn là con dốc.

b. Địa danh chỉ địa hình:Tên địa danh chỉ Tên địa danh chỉ

địa hình

Giải thích

Bô Bla (thác) Bô Bla là tên của một con thác nằm ở xã Liên Đầm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, cách Đà Lạt độ 85km, ngay sát quốc lộ 20, phía tay trái từ Đà Lạt xuống, ở độ cao 45m. Bên cạnh cách biết Bô Bla thì cũng có nhiều người viết theo cách khác là Pố Pla. Bô Bla hay Pố Pla là tên gọi có nguồn gốc từ dân tộc K'ho Vồ Bla, có nghĩa là “đầu voi”, trong đó Vồ nghĩa là “đầu” còn Bla nghĩa là “voi”.

Cam Ly (suối) Cam Ly là suối bắt nguồn từ huyện Lạc Dương, thành phố Đà Lạt, dài 64,1km, dài nhất thành phố, đổ vào hồ Xuân Hương. Người ta cũng thường hay gọi suối là Cẩm Lệ. Tên gọi Cam Ly cũng từ gốc Kơ Ho. Có ba cách lý giải tên này như sau: cách thứ nhất, Cam Ly vốn xuất phát từ - Rhàng Pàng M’Ly, nghĩa là “làng cũ của ông M’Ly”. Cách thứ 2, Cam Ly vốn là tên của một người có tên là K’Mlơi. Và cuối cùng, Cam Ly khi xưa có tên là Kamlê. Qua đó ta thấy rằng, tên gọi Cam Ly vốn là tên người, tuy cách viết khác nhau và người này rất có thể là người phát hiện ra con suối này hoặc là một người đặc biệt nào đó tại vùng bản này.

Đa Nhim (hồ) Đa Nhim là hồ nhân tạo ở thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, cách thành phố Đà Lạt 40km trên đường đi Phan Rang, diện

tích độ 9,7km vuông, ở độ cao 1.042m. Ngoài cái tên Đa Nhim, nó còn được gọi là hồ Đơn Dương. Đa Nhim gốc Kơ Ho, nghĩa là “nước mắt”.

Đa Thiện (hồ) Vào năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng, tạo hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở khu vực Đa Thiện nên hồ mang tên của đập Đa Thiện hồ Đơn Dương được Hán hóa từ Dran thuộc ngôn ngữ K’ho

Đam Bri (thác) Đam Bri là thác ở trong rừng, thuộc thành phố Bảo Lộc, cao 57m. Cũng viết Đămbri, Đạm Mri. Có người đặt tên khác là Chờ Đợi. Đambri là tên có nguồn gốc từ việc kết hợp một nửa tên gọi của người K'ho và một nửa của người Chil (gốc M'nông). Trong đó, Đa (theo tiếng K'ho) là “nước, thác” còn Bri (theo tiếng Chil) là “rừng”. Phụ âm môi “m” trong từ Dam xuất hiện có lẽ do phụ âm môi “b” lan sang. Vậy Đambri vốn có nghĩa là “thác nước chảy trong rừng”.

Đan Kia (hồ) Theo ngôn ngữ K’ho “Đan Kia” là do phát âm chệch của ĐăngKia có nghĩa là cỏ tranh trên cao, “đăng”: cỏ; “kia”: trên cao.

Đan Tân La (thác) Ngày nay, mọi người hay viết là Datanla. Đa Tân La có gốc từ tiếng K'ho, có hai cách lý giải, thứ nhất xuất phát từ tên gọi Đa Tơhla có nghĩa là “suối ở giữa rừng”, còn cách thứ hai xuất phát từ tên gọi Đa Tàm N’ha có nghĩa là “nước dưới lá”. Lang Biang (núi) Ngọn núi cao nhất thành phố Đà Lạt là Lang Biang, có nguồn

gốc từ tiếng Lạch (K'ho) là Lơmbiêng hay M’Biêng. Sau khi người Pháp vào Việt Nam, thì viết theo tiếng Pháp thành Langbian, Lang Bian, Lang-Bian, Langbiang hay Lang Biang. Tên gốc ban đầu là Lơmbiêng, có nghĩa là một họ của người Lạch. Vì núi nằm trong cao nguyên trung bình cao 1.300 - 1.600m nên tên núi đã được Hán Việt hóa thành tên cao nguyên Lâm Viên. Tên núi Lang Biang đã trở thành tên tỉnh Lâm Viên ngày 06/01/1916.

Liên Khương (thác)

Liên Khương là một thác nước trên sông Đa Nhim, cao 30m, rộng độ 100m, bên quốc lộ 20, cách Đà Lạt 28km và cũng có một tên khác là Liên Khang. Liên Khương có gốc từ tiếng người K’ho là Liang Khàng có nghĩa là “kiến vàng” hoặc một nghĩa khác là “loài ong ruồi”.

Liêng Mpông Yang (thác)

Ngoạn Mục (đèo) Được dịch từ tên Belle Vue (ngoạn mục) ngày xưa do Pháp đặt. Ngoài ra đèo còn có tên gọi đèo Sông Pha vì dưới chân đèo có con sông tên Pha, theo người dân tộc sông này có tên Krông-fa, một nhánh của sông Krông Panh. (Krông: con sông)

Pongour (thác) Pongour là thác ở huyện Đức Trọng, cao gần 40m, rộng hơn 100m, qua hệ thống bậc thang bảy tầng. Người Pháp tôn vinh là “ngọn thác hùng vĩ nhất Đông Dương”. Pongour có gốc từ K’ho Pon-gou, nghĩa là “ông chủ vùng đất sét trắng” - ở đây có đất cao lanh - được người Pháp phiên thành Pongour. Prenn (đèo,thác) Có lẽ đây là cách phiên theo người Pháp vì từ Nam Á không

có hai phụ âm cuối. Có hai giả thuyết về nguồn gốc của Prenn, thứ nhất, Prenn là tiếng có từ gốc Chăm với ý nghĩa là “vùng bị chiếm”. Còn giả thuyết thứ 2, Prenn có từ gốc Thượng, nghĩa là “cây cà đắng” - một món ăn được đồng bào ưa thích và mọc khá nhiều dọc con suối cùng tên.

Suối Vàng (hồ) Tên suối Vàng đến nay vẫn chưa được xác định được do ai đặt từ khi nào. Tuy nhiên, có giả thuyết được kể lại rằng, trước đây vùng đất của dòng suối này có nhiều sa khoáng lẫn trong cát nên người dân gọi suối này là suối Vàng.

Than Thở (hồ) Than Thở có nghĩa là “kêu than, thổ lộ nỗi buồn, nỗi sầu đau khổ của mình”, được gọi từ ngày 22/10/1956, có tên dịch từ tiếng Pháp là Lac des Soupirs. Theo một số người, địa danh này bắt nguồn từ hai mối tình đau khổ của Hoàng Tùng - Mai Nương vào thế kỉ thứ 18 và hai nhân vật Thảo - Tâm sau này. Tuyền Lâm (hồ) Chiết tự để giải thích của nhiều người thì “Tuyền” nghĩa là

suối, “Lâm” nghĩa là rừng và người tà hiểu là “Tuyền Lâm” - nơi gặp nhau của suối và rừng.

Xuân Hương (hồ) Xuân Hương là hồ nhân tạo ở trung tâm thành phố Đà Lạt, diện tích 38ha, chu vi 5km, được xây dựng năm 1919. Người Pháp gọi là Grand Lac (hồ lớn), sau này, được ông Nguyễn Vỹ - Chủ tịch Hội đồng Thị chính Đà Lạt - Việt hoá thành Xuân Hương vào năm 1953. Tên gọi Xuân Hương có ý nghĩa đơn giản là “mùi thơm của mùa xuân”.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM DANH HỌC VÙNG TÂY NGUYÊN (Trang 25 - 31)