Thực trạng hiện nay trong việc sử dụng địa dan hở vùng Tây Nguyên

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM DANH HỌC VÙNG TÂY NGUYÊN (Trang 33 - 35)

Cũng như các dân tộc thiểu số sinh sống trên đất nước Việt Nam, mỗi dân tộc trên vùng đất Tây Nguyên đều mang cho mình một nét bản sắc văn hóa riêng biệt, điều đó cũng được thể hiện qua tên gọi các vùng đất, buôn làng. Chúng gắn liền với lịch sử hình thành, địa thế, đặc điểm cư trú, cũng có thể gắn với truyền thuyết, huyền thoại về vùng đất ấy, đôi khi nó còn được gọi theo tên một vị anh hùng hoặc người có uy tín nhất trong làng. Chính vì thế, đồng bào nơi đây luôn tự hào với tên gọi của làng mình.

Tuy nhiên, hiện trạng của việc sử dụng địa danh ở Tây Nguyên đang gặp phải vấn đề đó là sự không thống nhất cách viết, cách đọc các địa danh. Nói đúng hơn là sử dụng sai từ gốc do nghe, nói không chuẩn và đọc viết không đúng từ địa phương, cụ thể như ở Dak Lak và Kon Tum.

Ở DakLak, Krông KNô được viết và gọi là Krông Nô, Crông Nô, Krông Knô. Buôn Ma Thuột có lúc được viết và gọi là Ban Mê, rồi Ban Mê Thuột, Buôn Mê Thuột, Buôn Ma Thuật và Buôn Ma Thuột. Dak Lak được viết và gọi bằng nhiều các khác nhau: Đắc Lắc, ĐăkLăk, Dăk Lăk, Đắk Lắk và Dak Lak. Có lúc được viết 2-3 cách khác nhau ngay cùng một tài liệu hoặc một tờ báo. Cũng là địa danh được mở đầu bằng chữ Êa (tiếng Êđê, có nghĩa là Sông, suối, nước), song lại được viết và gọi bằng nhiều cách khác nhau: Ia (xã Ia lốp) Ya (xã Ya Tơ Mốt của huyện Ea Sup) và Ea.Cư (tiếng Êđê), hầu hết không được viết đúng chữ Êđê vì trong hệ thống máy tính văn phòng không có “phông” chữ này nên các bộ phận văn thư thường chỉ đánh ra chữ Cư, một từ không có nghĩa trong tiếng Êđê, và nếu đọc theo kiểu người Việt thì không thể có âm gần đúng chữ Cư – núi của người Êđê. Những địa danh phức tạp, hầu như đều được gọi không đúng, làm sai hẳn ý nghĩa của từng địa danh. Buôn Kmrơng Prông A có nghĩa là buôn Rừng lớn A… bị bỏ gần hết các chữ, chỉ còn Krông A… trở nên vô nghĩa hoặc thành “Sông A”!… Dliê Yang thành Lê Yang, Cư Dliê Mnông thành Chư Lê Mông, DakBokSo viết thành Dak Bu So, buôn Mghan (Mờ khan) thành Buôn Khanh, buôn Ea M’Dha trở thành Lâm Tha, thậm chí tên người: Ông Y Dhăm (Y Thâm) đọc ra Y Dờ Hăm. Có những địa danh, để cho dễ đọc người ta đã bỏ bớt các phụ âm, nhất là phụ âm rung, phụ âm kép, các phụ âm không có trong tiếng Việt như W, j, Z… khiến các địa danh đó không còn cả ý nghĩa nguyên thủy của nó như Bon SaPa ở xã Thuận An, huyện Dak Mil, có tên gọi đúng là Srê Pa, theo tiếng Mnông Preh, thành phần người chủ yếu ở vùng này, nghĩa là cánh đồng ba ba (các già làng cho biết, xưa kia, ở đây có nhiều đầm lầy có loài ba ba sinh sống) Đèo Hà Lan, có tên gọi đúng là Hlang có nghĩa là cỏ tranh (đèo cỏ tranh) chứ không có một yếu tố gì nhắc nhở đến cái quốc gia ở Bắc u kia.

Còn ở Kon Tum, thời gian qua, thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để thực hiện. Tuy nhiên, do chưa có sự đồng nhất trong cách tổ chức thực hiện từ phía cơ sở đã dẫn đến sự hiểu nhầm trong cách đặt tên các làng đồng bào. Theo một số người dân ở đây, trong quá trình sáp nhập thôn, làng, tên của hầu hết các thôn trong xã đều đã bị thay đổi. Điều này làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống từ bao đời nay của đồng bào các dân tộc nơi đây. Chẳng hạn như, thôn 7A, trước đây là làng Kon Rơ Ngang, thôn 3 là làng Kon Hra… dân làng quen gọi như vậy từ xa xưa, bởi Kon Rơ Ngang là tên một con suối chảy bao quanh làng, Kon Hra là làng có nhiều cây sung… Hơn cả một con suối, cây sung, Kon Rơ Ngang, Kon Hra và nhiều tên làng khác còn là một địa danh đã gắn bó với tuổi thơ của nhiều người cao tuổi khác trong làng. Thôn, làng trên địa bàn xã Đăk Ui (làng Kor Tu, làng Kon Hra, làng

Đăk Kơ Đêm…) đã được đổi tên bằng những con số, như: thôn 7B, thôn 1, thôn 2… Nhưng theo lý giải từ phía ngành chức năng, không có việc đổi tên làng, làm mất đi bản sắc văn hóa các thôn làng trên địa bàn tỉnh Kon Tum mà ở đây chỉ là hiểu sai về cách gọi giữa văn bản hành chính Nhà nước và tên gọi thường dùng.

Do chưa thống nhất, dùng sai tên địa danh chắc chắn sẽ có nhiều tác hại khó lường, đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Tác hại nhỏ là việc thông tin liên lạc, thư từ sẽ gặp nhiều khó khăn vì sai lạc nơi đi, nơi đến. Tác hại lớn là việc lưu trữ, hệ thống hóa các hồ sơ, dữ liệu trên máy tính, việc truy cập kho lưu trữ, các hệ thống hồ sơ, dữ liệu có liên quan sẽ hoàn toàn sai lạc, nhầm lẫn nếu người nạp dữ liệu và người truy dữ liệu viết sai “địa chỉ”. Đặc biệt là nếu hiện trạng này cứ tiếp tục diễn ra và không đi theo một hướng giải quyết nhất đinh thì sẽ dần làm mờ đi nguồn gốc bản sắc văn hóa vùng Tây Nguyên nói chung và các tỉnh nói riêng.

Chính vì vậy, việc giữ gìn các địa danh, dùng thống nhất, chính xác các địa danh, không chỉ là một việc làm khoa học mà trước hết, đó là thể hiện sự có biết trân trọng hay không một truyền thống lịch sử của một dân tộc, của quê hương đất nước, là sự giữ gìn những ý tưởng tốt đẹp của vùng đất đó, dân tộc đó, và cũng chính là sự thể hiện trên thực tế về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM DANH HỌC VÙNG TÂY NGUYÊN (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w