Đẩy mạnh sự gắn kết với công việc của nhân viên (Employee Engagement):

Một phần của tài liệu Tổng quan về môi trường quản trị, cơ cấu, phong cách lãnh đạo của tập đoàn unilever việt nam (Trang 30 - 35)

Văn hóa doanh nghiệp cũng được quảng bá: Công bằng, tôn trọng, mạnh dạn trao quyền, luôn đón nhận những điều mới, những con người mới, những ý kiến khác biệt. Nó đã giúp Unilever luôn phát triển được văn hóa doanh nghiêp và gắn kết nhân viên với nhau, các phòng ban khác nhau.

Hình 5.4 Hoạt động gắn kết nhân viên thường niên của công ty Unilever tháng 7/2018

(Nguồn: Unilever Vietnam)

Các chính sách quan tâm đến cuộc sống của nhân viên cũng được Unilever tôn trọng. Cách thức chăm sóc cho nhân viên cũng khác nhau, đảm bảo quan tâm được tối đa các nhu cầu giúp nhân viên tập trung công việc tốt nhất. Unilever còn tổ chức các nhóm sinh hoạt và hỗ trợ như: nhóm nhân viên mới sinh con, nhân viên trẻ chưa lập gia đình…gắn kết nhân viên toàn diện.

Phòng Nhân sự xác lập và thực hiện những chương trình nâng cao năng suất lao động, đưa ra những chương trình lương bổng, phúc lợi và công nhận cho nhân viên làm cho sự gắn kết của nhân viên với công ty. Cách làm của Unilever là hướng đến việc tập trung xây dựng một đội ngũ nhân sự có kiến thức sâu về mặt chuyên môn nhân sự và thị trường cộng với những kiến thức rộng về mặt kinh doanh, kinh tế - xã hội. Việc tổ chức phòng nhân sự theo mô hình HRBP (Human Rescource Business Partner) cho từng phòng ban cũng là một cách hiệu quả để các nhân viên nhân sự hiểu rõ nhất công việc, nền văn hóa và từng con người trong các phòng ban đấy.

Unilever và các nhãn hàng đã cùng với các đối tác triển khai rất nhiều chương trình xã hội vì cộng đồng như:

 VIM – Hành trình nhà vệ sinh sạch khuẩn  Tài chính quy mô cho phụ nữ nghèo

 Doanh nghiệp đồng hành xây dựng nông thôn mới…

Hình 5.5 Chuỗi sự kiện trong chương trình “P/S Bảo Vệ Nụ Cười Việt Nam” diễn ra vào tháng 3 vừa qua

(Nguồn: www.facebook.com)

Những chương trình xã hội này không những vì mục tiêu cộng đồng mà còn giúp thắt chặt quan hệ giữa nhân viên nói riêng và các phòng ban trong công ty nói chung.

Với mỗi người, nếu coi công việc là một phần không thể thiếu của cuộc sống, công việc là sở thích và đam mê của mỗi người và không có ranh giới giữa công việc và cuộc sống, để từ đó vui vẻ chấp nhận một cách tự nhiên, áp lực đối với mỗi người sẽ giảm. Và ở một chiều khác, công ty tạo một môi trường làm việc tốt (không chỉ là sự chuyên nghiệp) để nhân viên cảm thấy mỗi ngày đến công ty chẳng khác gì trở về với gia đình thì họ cũng gắn kết chặt chẽ hơn.

Do vậy, đối với Unilever mấu chốt của chính sách “work - life balance” hay “work - life integration” là phải để nhân viên được chủ động giữa công việc và cuộc sống. Đồng thời, xây dựng môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp sao cho nhân viên cảm thấy công ty như một “ngôi nhà chung”, nơi họ có cơ hội được thử thách, phát triển bản thân, được nâng cao chất lượng cuộc sống, nơi họ làm việc cho chính họ và gia đình mình; từ đó họ sẽ tự cảm thấy yêu công việc và sẵn sàng cống hiến hơn. Đó cũng là chính sách nhân sự mà nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước không chỉ riêng Unilever đang hướng tới.

Chương 5. Tổng quan về hoạt động quản trị của Unilever Việt Nam

Đối với Unilever, để thành công, tập đoàn phải tuân thủ Mục đích kinh doanh về “Các tiêu chuẩn cao nhất về ứng xử kinh doanh đối với tất cả mọi người mà tập đoàn có giao dịch, các cộng đồng có ảnh hưởng, và môi trường mà Unilever có tác động”. Unilever có hoạt động quản trị của mình rất hiệu quả trên cả 3 môi trường nội bộ, vi mô và vĩ mô.

Với tôn chỉ “Con người là tài sản quan trọng nhất, là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp’’. Unilever khiến cho đa số nhân viên của mình có cảm nhận thà làm nhân viên tại đây còn hơn làm giám đốc ở công ty khác với vô vàn những phúc lợi về bảo hiểm, môi trường làm việc đầy đủ tiện nghi, cơ hội thăng tiến rộng mở cũng như có thể tận dụng được các thế mạnh của mỗi cá nhân. Unilever đồng thời cũng tạo nhiều cơ hội để nhân viên, thực tập sinh có thể học hỏi trau dồi kiến thức ở khác khóa học ngoài nước. Chính vì các lí do trên, qua bốn năm liên tiếp 2013-2016 , Unilever Việt Nam liên tục dẫn đầu bảng xếp hạng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” trong ngành hàng FMCG cũng như tất cả các ngành nghề.

Đồng thời với hoạt động Marketing mạnh mẽ, các sản phẩm của Unilever luôn nằm trong top các sản phẩm nổi tiếng được biết đến nhiều nhất cũng như nhận được sự ủng hộ và tin dùng từ người dân như: omo, lifebouy, clear,... .Unilever cũng cho thấy khả năng quản lý xuất sắc của mình khi giá vốn hàng bán của các công ty cạnh tranh trong khu vực không tốt bằng của họ.

Khi công nghệ lên ngôi và trở thành cánh tay đắc lực trong công tác vận hành, hỗ trợ và dần thay thế một số vai trò của con người trong tổ chức. Không chỉ giúp nâng cao hiệu quả làm việc, đơn giản hóa và tự động hóa các quy trình, công nghệ còn giúp tổng hợp các dữ liệu cần thiết trong việc đánh giá, phân tích để từ đó đưa ra những quyết sách tốt hơn cho định hướng phát triển doanh nghiệp. Hiểu được điều này, Unilever đã áp dụng công nghệ 4.0 trong các lĩnh vực của mình như:

 Marketing: khiến cho các sản phẩm của mình luôn mới mẻ và đáp ứng thị hiếu nhờ các phần mềm biên tập và video kỹ thuật số.

 Nhân sự: sử dụng nền tảng số để báo cáo kết quả và đánh giá hiệu quả công việc thường xuyên là liên tục.

 Phân phối sản phẩm: thông qua internet, dịch vụ giao hàng tận nơi,...

Theo bà Nguyễn Thị Bích Vân, chủ tịch Unilever Việt Nam cho biết: “Công nghệ đã thực sự mang lại những thay đổi toàn diện mang tính tích cực đến mọi hoạt động của Unilever Việt Nam, từ việc xây dựng chiến lược để đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng hay mở ra các phương thức đáp ứng người tiêu dùng hoàn toàn mới, đến quá trình vận hành để tăng

cường năng suất và giảm chi phí từ phương thức làm việc hay giao tiếp, đến cách quản lý hiệu quả nguồn nhân lực và phát triển nhân tài”. (Nguồn: www.unilever.com.vn)

Unilever Việt Nam cũng rất sáng suốt trong việc định hướng được nhóm khách hàng tiềm năng cho riêng mình là người trẻ và những người làm nội trợ với nhóm sản phẩm rất thu hút với đối tượng khách hàng này. Đồng thời cũng hiểu rõ được đối thủ cạnh tranh để đưa ra những bước đi khôn ngoan cho chính mình.

Với việc hoạt động tại Việt Nam, Unilever cũng đã tận dụng được các lợi thế như thị trường có nguồn nhân lực dồi dào, nền kinh tế đang trên đà phát triển vững mạnh, thái độ dễ đón nhận những sản phẩm mới và chất lượng đến từ người tiêu dùng và là quốc gia có các cảng biển lớn thuận tiện cho việc xuất nhập khẩu

KẾT LUẬN

Mỗi công ty, doanh nghiệp khi xâm nhập vào thị trường thì đều lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, cách làm riêng để định vị được thương hiệu sản phẩm của mình trong tâm trí khách hàng. Unilever Việt Nam có được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng, có vị thế ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam như hiện nay là thành tựu to lớn được xây dựng bởi nhiều yếu tố tố khác nhau bao gồm cả khách quan lẫn chủ quan. Unilever biết cách tận dụng những điều kiện thuận lợi bên ngoài và biến nó trở thành thế mạnh vượt trội của doanh nghiệp. Đạt được thành tựu đó không thể không kể đến tác động to lớn của hoạt động quản trị trong doanh nghiệp. Một nhóm, một tập thể hay một công ty, doanh nghiệp nào muốn phả triển lớn mạnh thì vấn đề tiên quyết, quan trọng nhất phải nói đến là sự quản lý, yếu tố quản trị của giới lãnh đạo. Có thể nói rằng Unilver là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực quản trị, Lãnh đạo ở Unilever hiểu rõ được tầm quan trọng của yếu tố quản trị trong doanh nghiệp nên đã liên tục cập nhật và đổi mới những hình thức quản trị khác nhau để phù hợp với con người, với xã hội đang ngày một phát triển. Họ hiểu rõ tâm lý người lao động để đưa ra những quy định, chính sách, chế độ phù hợp trong doanh nghiệp. Họ hiểu rõ tâm lý khách hàng để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ chiếm được lòng tin yêu của khách hàng và người tiêu dùng. Tiếp tục với sứ mệnh ‘Tăng thêm sức sống cho cuộc sống’, Unilever chắc chắn sẽ ngày càng lớn mạnh và góp phần lớn vào tiến trình phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam. Những sản phẩm của Unilever sẽ ngày một trở nên thiết yếu trong đời sống thường nhật của người dân Việt Nam.

Trên đây là tổng hợp tất cả những hiểu biết của chúng em về Unilever Việt Nam nói chung và lĩnh vực quản trị của doanh nghiệp nói riêng. Chúng em đã cố gắng hết sức để hoàn thành được bài tiểu luận này. Tuy vẫn còn rất nhiều những thiếu sót nhưng chúng em mong nhận được những nhận xét, đánh giá từ cô để có thể rút được kinh nghiệm và làm tốt hơn ở những bài sau. Chúng em xin chân thành cảm ơn.

Một phần của tài liệu Tổng quan về môi trường quản trị, cơ cấu, phong cách lãnh đạo của tập đoàn unilever việt nam (Trang 30 - 35)