Tình hình quản lý và biến động đất đai của xã

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề quản lý và sử dụng đất đai (Trang 30 - 33)

1. Tình hình quản lý:

Đây là công tác vô cùng phức tạp ở địa phương. Được Đảng bộ và chính quyền các cấp quan tâm nhất là công tác giải phóng mặt bằng, công tác giải quyết tranh chấp đất đai, chuyển đổi, chuyển nhượng trái phép song ý thức chấp hành của người dân địa phương chưa cao.

- Sử dụng đất sai mục đích,

- Làm nhà không xin phép, làm nhà trên đất sản xuất nông nghiệp, - Chuyển nhượng, chuyển đổi đất trái phép,

- Tranh chấp đất đai xảy ra liên tục.

Công tác quản lý đất đai của xã đã dần tháo gỡ những vướng mắc của nhân dân đồng thời quản lý chặt chẽ hơn và nghiêm túc xử phạt những đối tượng vi phạm quy định của Luật Đất đai và Nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước và địa phương. Ngoài ra địa phương cũng tổ chức hướng dẫn thủ tục mua bán đất. Lập đầy đủ các thủ tục, xét cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất nông lâm nghiệp, đất ở. Hệ thống bản đồ địa chính đáp ứng được yêu cầu quản lý và giao đất cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất. Ban địa chính xã cũng thực hiện tốt việc quản lý đường biên giới với Trung Quốc và với các xã lân cận, phối hợp với Ban Công an xã, Bộ đội biên phòng tổ chức tuần tra, canh gác bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.

Công tác quy hoạch, phân bố sử dụng đất chưa được thực hiện và đó cũng là một khó khăn trong công tác quản lý đất đai của xã.

2. Tình hình biến động:

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã nhìn chung không thay đổi nhưng diện tích các loại đất có biến động cụ thể như sau.

2.1. Đất nông nghiệp:

Từ 2009 đến nay, diện tích đất nông nghiệp đã tăng lên 3,2 ha, tăng chủ yếu đối với đất trồng cây hằng năm.

2.2. Đất lâm nghiệp:

Đất lâm nghiệp mấy năm gần đây có nguy cơ giảm do người dân đốt nương làm rẫy, khai thác gỗ bừa bãi, cháy rừng diễn ra liên tục. Những nguyên nhân trên làm cho diện tích đất rừng địa phương ngày càng bị thu hẹp và diện tích đất trống, đồi trọc ngày càng tăng.

2.3. Đất chuyên dùng:

Trong những năm qua, diện tích đất chuyên dùng không có thay đổi lớn vì cơ sở hạ tầng của xã chưa được quan tâm đầu tư xây dựng đúng mức nên không ảnh hưởng nhiều đến đất chuyên dùng.

2.4. Đất ở:

Đất ở cũng biến động không lớn mặc dù dân số cơ học tăng nhanh do có nhiều hộ dân di cư vào sinh sống ở các tỉnh miền nam, ra tỉnh khác, huyện khác làm ăn sinh sống.

2.5. Đất chưa sử dụng:

Đất chưa sử dụng ngày càng được thu hẹp do phần lớn diện tích đất chưa sử dụng được chuyển sang đất nông lâm nghiệp.

Nhận xét chung:

- Thuận lợi:

+ Công tác quản lý đất đai đã dần đi vào nề nếp, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức ở xã nhất là cán bộ UBND và công chức địa chính, tư pháp đã được nâng cao, các chủ sử dụng đất đã ý thức được tầm quan trọng đặc biệt của đất đai và bước đầu đã sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.

+ Công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 3 loại đất đã được thực hiện khá tốt từ đó tạo sự yên tâm cho các chủ sử dụng đất yên tâm đầu tư trên mảnh đất của mình.

+ Công tác kiểm kê, thống kê, đăng ký biến động đất đai được thực hiện tốt đã phần nào làm hạn chế việc sử dụng đất không đúng mục đích.

+ Do công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai tốt nên hiện tượng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai rất ít xảy ra và không có vụ việc nghiêm trọng xảy ra. Hầu hết các vụ khiếu kiện đều được giải quyết ngay tại địa phương theo đúng quy định của pháp luật và địa phương

- Khó khăn:

+ Tình trạng chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích khác không được cấp có thẩm quyền cho phép, tình trạng lấn chiếm đất công chưa được giải quyết triệt để nên đã gây ra nhiều xáo trộn trong quản lý nhà nước về đất đai tại địa bàn xã.

+ Các đối tượng sử dụng đất tự động chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không thông báo và thông qua các cơ quan có thẩm quyền còn khá phổ biến nên đã gây ra nhiều khó khăn trong quản lý và sử dụng đất đai cũng như công tác thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ địa chính.

+ Trình độ cán bộ địa chính xã: Xã có 1 cán bộ địa chính chuyên trách mặc dù rất nhiệt tình trong công việc, có hiểu biết về quản lý đất đai, thành thạo chuyên môn nghiệp vụ song mới chỉ qua đào tạo lớp tại chức ngắn ngày về quản lý đất đai mà nội dung công việc nhiều, địa bàn công tác khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ còn gặp vô số khó khăn.

+ Dân số đông tuy nhiên trình độ dân trí thấp nên việc tiếp thu các quy định của Nhà nước về đất đai, pháp luật về đất đai còn hạn chế. Đây là khó khăn lớn nhất của địa phương trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân thực hiện pháp luật về đất đai.

+ Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, thống kê, điều tra, quy hoạch đất đai còn thiếu thốn và lạc hậu. Mọi công việc đều thực hiện thủ công là chính. Đây cũng là một khó khăn lớn của chính quyền địa phương tỏng công tác quản lý, điều tra, thống kê đất đai.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề quản lý và sử dụng đất đai (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w