Tình hình sử dụng đất xã Cô Ba

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề quản lý và sử dụng đất đai (Trang 28 - 30)

Theo số liệu thống kê năm 2011, tổng diện tích đất trong địa giới hành chính xã quản lý là 7.452 ha, được chia theo mục đích sử dụng như sau:

Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất xã Cô Ba năm 2011

Loại đất Mã số Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích 01 7.452,00 100

I. Đất nông nghiệp 02 522,97 7,02

1. Đât trồng cây hàng năm 03 521,45 7,00

a. Đất ruộng lúa, lúa màu 04 199,45 2,68

b. Đất trồng cây hằng năm khác 12 402,00 5,39

2. Đất vườn tạp 17 1,52 0,02

II. Đất lâm nghiệp 30 2.918,04 39,16

1. Đất rừng tự nhiên 31 2.918,04 39,16 III.Đất chuyên dùng 40 26,73 0,36 1. Đất xây dựng 41 0,34 0,00 2. Đất giao thông 42 20,05 0,27 3. Đất thuỷ lợi 43 3,20 0,04 4. Đất an ninh quốc phòng 45 1,29 0,02

5. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 49 1,40 0,02

IV. Đất ở 51 7,49 0,10

1. Đất ở nông thôn 53 7,49 0,10

V.Đất chưa sử dụng 54 3.976,77 53,37

2. Đất sông suối 58 26,00 0,35 3. Đất núi đá không có rừng cây 59 2.576,17 34,57

4. Đất chưa sử dụng khác 60 10,50 0,14

- Đất nông nghiệp có diện tích là 522,97 ha, chiếm 7,02% tổng diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung diện tích đất nông nghiệp của xã ít, được phân bố ở các thung lũng, khe dốc, sông suối, chủ yếu là đất sản xuất một vụ, năng suất thấp, cây trồng đơn điệu.

- Bên cạnh đó, hạn chế về thuỷ lợi, tưới tiêu, cây trồng chủ yếu tưới nhờ hệ thống ống dẫn, nước mưa, chưa được đầu tư về giống cũng như kỹ thuật vào sản xuất. Do vậy, hệ số sử dụng đất không cao. Trong thời gian tới cần áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như đưa giống mới, năng suất cao, chống chịu hạn và nhiệt độ thấp vào trồng thử nghiệm, sử dụng phân bón hợp lý, đầu tư phát triển, mở rộng hệ thống thuỷ lợi,… từ đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hệ số sử dụng đất.

- Đất lâm nghiệp có diện tích là 2.918,04 ha chiếm 39,16% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Rừng chủ yếu là rừng tự nhiên với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Trong những năm qua, công tác quản lý rừng còn lỏng lẻo do thiếu lực lượng, phương tiện nên rừng bị khai thác không theo quy hoạch, tàn phá nặng nề, nhiều cây gỗ quý như: Pơmu, lim, nghiến, táu,… hầu như không còn. Điều này dẫn đến rừng nghèo kiệt, gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất. Vào mùa mưa thường xuyên xảy ra lũ quét, lũ ống gây thiệt hại tính mạng, tài sản nhân dân và làm giảm độ màu mở của đất cũng như rửa trôi đất, làm thu hẹp các lòng sông, khe suối ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của các dòng sông, khe suối trên địa bàn.

- Đất chuyên dùng có diện tích 26,73 ha chiếm 0,36% tổng diện tích tự nhiên toàn xã trong đó:

+ Đất xây dựng cơ bản là 0,34 ha, đất giao thông chiếm 0,27% tổng diện tích tự nhiên bao gồm đường liên xã, liên thôn nhưng hiện trạng đường rất hẹp khó khăn cho việc đi lại của người dân.

+ Đất thuỷ lợi chiếm 0,04% tổng diện tích tự nhiên bao gồm đập, hệ thống mương, ao hồ.

+ Ngoài ra xã còn 1,29 ha đất an ninh quốc phòng và 1,4 ha đất nghĩa địa. - Đất ở 7,49 ha chiếm 0,1% đất tự nhiên, bình quân đất ở trên hộ là 144m2/hộ, quá thấp so với quy định là 400m2/hộ. Thời gian tới cần phải quy hoạch khu dân cư mới.

- Đất chưa sử dụng 3.976,77 ha, chiếm 53,77% tổng diện tích tự nhiên, diện tích này quá lớn trong đó đất đồi núi chiếm tới 18,31%. Đây là một tiềm năng lớn cần khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề quản lý và sử dụng đất đai (Trang 28 - 30)