Kết luận về tỉ lệ trẻ mắc trầm cảm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng các biểu hiện trầm cảm của học sinh trung học cơ sở quận Hoàng Mai, Hà Nội (Trang 61)

Như vậy có thể thấy, các thang đo cho ra những tỉ lệ về trầm cảm rất khác nhau. Trong cùng một thang đo, các cách lấy điểm số danh giới khác nhau cũng cho những tỉ lệ rất khác nhau. Bảng tổng hợp sau đây sẽ cho phép chúng ta nhìn đầy đủ về các tỉ lệ trẻ mắc trầm cảm theo các thang đo.

Bảng 3.4: Tỉ lệ trẻ mắc trầm cảm theo các thang đo

Trắc nghiệm Tiểu thang đo

Theo thống kê từng thang Theo tổng toàn thang Theo điểm chuẩn Beck 7.07 73.74 YSR Lo âu 7.07 16.16 Thu mình 7.58 Phàn nàn cơ thể 6.57 Vấn đề hướng nội 8.59

Các nhà nghiên cứu vẫn nhận định, tỉ lệ trẻ mắc trầm cảm có thể thay đổi rất nhiều vì các kết quả được đo. Nghiên cứu của tôi minh họa rõ nét sự khác biệt về tỉ lệ nếu chúng ta sử dụng các thang đo khác nhau. Sự khác biệt ở các thang đo này là do chúng ta thiếu những công cụ chuẩn, những điểm ranh giới chuẩn để đo lượng. Trong bối cảnh đó, để xác định được tỉ lệ trẻ mắc trầm cảm chúng ta cần phải so sánh với các số liệu của các nước để xác định được tỉ lệ hợp lý nhất.

Những nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng tỉ lệ vị thành niên mắc trầm cảm là 2-5% (Fleming, Offort; 1990 tr 8). Các nghiên cứu khác cũng cho thấy tỉ lệ trẻ vị thành niên mắc trầm cảm nếu tính tại một thời điểm là 04 – 8,3%. Tác giả Cao Vũ Hùng cho rằng, tỉ lệ trầm cảm có thể thay đổi khá lớn nhưng ngay cả khi sử dụng những công cụ không chặt chẽ thì tỉ lệ này cũng chỉ có thể lên tới 30%. Như vậy, với cách tính lấy điểm số theo điểm ranh giới của bệnh viện Nhi Thụy Điển, tỉ lệ trẻ mắc trầm cảm 73,74 là quá cáo tới mức bất hợp lý. Tương tự như vậy, với cách tính điểm hội chứng toàn thang đo của YSR thì tỉ lệ trẻ mắc trầm cảm là 16,16 cũng là quá nhiều. Tỉ lệ trẻ trầm cảm của các thang, bao gồm Beck, các tiểu thang YSR nếu lấy điểm chuẩn dựa theo điểm chuẩn thống kê sẽ dao động từ 6,57 đến 7,58. Những tỉ lệ này khá tương đương với tỉ lệ trẻ vị thành niên mắc trầm cảm trên thế giới. Trong bối cảnh Việt Nam không có những nghiên cứu chuẩn để đưa ra các công cụ và điểm tiêu chuẩn, không có cơ sở nào để xác định công cụ nào tốt hơn công cụ nào, hay nói cách khác là số liệu nào chuẩn hơn số liệu nào. Vì vậy qua nghiên cứu này, chúng tôi chỉ có thể đưa ra dự đoán rằng tỉ lệ trẻ có vấn đề trầm cảm sẽ giao động từ 6,57 đến 7,58%.

3.4. Tƣơng quan điểm trung bình của các thang đo với các biến độc lập

Thông thường, các nghiên cứu dịch tễ học về tỉ lệ vấn đề sức khỏe tâm thần thường tìm thấy một số yếu tố có thể làm tăng khả năng mắc phải. Nhằm kiểm tra liệu có yếu tố độc lập nào có thể làm tăng khả năng mắc phải các biểu hiện trầm cảm hay không, chúng tôi tìm hiểu ảnh hưởng của các biến độc lập với điểm trung bình của các thang trắc nghiệm, dựa trên các phép thống

kê so sánh giá trị trung bình: phép tính T-test và One-way ANOVA. Các phép tính này có ý nghĩa thống kê vì hàm số phân bố của điểm trung bình các thang trắc nghiệm đều có hàm phân phối chuẩn như phần 3.1 đã minh họa. Theo như lý thuyết thống kê, các phép tính T-test hay Anova được coi là có ý nghĩa thống kê khi độ tin cậy nhỏ hơn 0,05. Bảng sau đây liệt kê độ tin cậy của kết quả so sánh giá trị trung bình theo giới tính, tuổi và lớp, học lực.

Bảng 3.5 : Độ tin cậy của phép tính ANOVA cho các yếu tố của bốn thang đo

Độ tin cậy phép tính ANOVA của các yếu tố Giới tính Lớp học Học lực Khu vực Thang trắc nghiệm Độ tin cậy T Độ tin cậy F Độ tin cậy F Độ tin cậy F Beck 0.87 2.31 0.6 0.6 0.1 2.7 0.6 0.6 Lo âu/ Trầm cảm 0.27 0.64 0.1 0.1 0.4 1.1 0.1 2.2 Thu mình/ Trầm cảm 0.55 1.39 0 0 0.4 1.1 0 3.4 Phàn nàn cơ thể 0.08 0.4 0.3 0.3 0.5 0.9 0.2 1.5

Theo như bảng có thể thấy không có một thang đo nào thể hiện sự tương quan có ý nghĩa với cả bốn yếu tố, và cũng không có yếu tố nào thể hiện sự tương quan ở tất cả các thang đo. Hai thang đo Lo âu và Phàn nàn cơ thể không có tương quan với bất cứ yếu tố nào trong bốn yếu tố. Điểm trung bình của thang đo Thu mình có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm trẻ có học ở các lớp khác nhau (lớp 6, 7,8 hay 9), cũng như giữa các nhóm trẻ học ở các trường khác nhau. Để hiểu rõ sự khác biệt này, chúng tôi tiến hành phép thử Post hoc với các yếu tố có tin cậy có ý nghĩa. Kết quả cho bảng dưới đây.

Bảng 3.6: Điểm trung bình thang Beck với các nhóm Học lực

Test LSD Biến số độc lập Hiệu số điểm

trung bình (I-J)

Độ tin cậy Biến số phụ thuộc Học lực (I) Học lực (J)

Beck Giỏi Khá -0.99 0.33

Yếu -0.08 0.98 Khá Giỏi 0.99 0.33 Trung bình -3.21 0.04 Yếu 0.92 0.76 Trung bình Giỏi 4.20 0.01 Khá 3.21 0.04 Yếu 4.13 0.20 Yếu Giỏi 0.08 0.98 Khá -0.92 0.76 Trung bình -4.13 0.20

Theo bảng số liệu có thể thấy rằng, điểm trung bình thang Beck của nhóm học lực Khá lớn nhất trong các nhóm, lớn hơn tất cả các nhóm khác từ 3 đến 4 điểm. Tuy nhiên sự trênh lệch điểm trung bình thang Beck của nhóm học lực Khá và nhóm học lực Yếu lại là không có ý nghĩa về thống kê. Vấn đề ở đây là nhóm học lực Yếu có số lượng quá ít, chỉ chiếm 2,53% tức là 5 em. Điểm trung bình thang Beck của hai nhóm, nhóm Khá và nhóm Giỏi mặc dù có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê. Điều này khá phù hợp với những quan sát của chúng tôi trong thực tế. Trong thực tế, những em học sinh có học lực khá giỏi thì thường không chịu nhiều sức ép học tập, do đó đã là mức độ chấp nhận được. Trong khi đó học sinh có học lực trung bình sẽ chịu rất nhiều sức ép học tập do các em cần phải cố gắng hơn để đạt yêu cầu.

Bảng 3.7: Điểm trung bình thang Thu mình – trầm cảm với các nhóm lớp học khác nhau

Test LSD Biến số độc lập

Hiệu số điểm

trung bình (I-J) Độ tin cậy Biến số phụ thuộc (I) Lớp học (J) Lớp học Thu Mình/ Trầm cảm Lớp 6 Lớp 7 1.09 0.08 Lớp 8 -0.47 0.45

Lớp 9 -0.49 0.43 Lớp 7 Lớp 6 -1.09 0.08 Lớp 8 -1.55 0.01 Lớp 9 -1.58 0.01 Lớp 8 Lớp 6 0.47 0.45 Lớp 7 1.55 0.01 Lớp 9 -0.03 0.96 Lớp 9 Lớp 6 0.49 0.43 Lớp 7 1.58 0.01 Lớp 8 0.03 0.96

Qua bảng số liệu ta có thể thấy học sinh học lớp 9 là nhóm có điểm trung bình cao nhất, tuy nhiên sự khác biệt về điểm trung bình chỉ có ý nghĩa thống kê chỉ tìm thấy được giữa lớp 9 và lớp 7. Mặt khác, lớp 7 là lớp có điểm trung bình thấp nhất, thấp hơn một các có ý nghĩa về mặt thống kê với các lớp 8 và lớp 9. Lớp học phản ánh hai yếu tố, yếu tố độ tuổi và yếu tố môi trường học tập. Sự khác biệt về điểm trung bình giữa các lớp có thể giải thích được nếu xem yếu tố môi trường học tập. Lớp 6 là lớp học sinh mới bắt đầu vào học nên có thể học sinh bỡ ngỡ. Lớp 8 và đặc biệt là lớp 9 là những năm học cuối cấp, sức ép học tập lên các em là khá lớn vì các em cần phải thi vào cấp 3. Lớp 7 là lớp các em thoải mái nhất khi các em không còn bỡ ngỡ và không bị sức ép học tập. Đó có lẽ là nhân tố tác động khiến cho điểm trung bình của thang Thu mình/ Trầm cảm thấp nhất ở lớp 7 và cao nhất ở lớp 9.

Bảng 3.8: Điểm trung bình thang Thu mình/ Trầm cảm với các nhóm trẻ ở các khu dân cư khác nhau

Kiểm định điểm trung bình T-Test

Khu vực N Điểm trung bình Độ lệch chuẩn p t

Thu mình Đô thị cũ 103 3.05 3.06 0,02 0,11 Đô thị mới 95 4.39 3.07

Theo kết quả của bảng số liệu chúng ta có thể thấy rằng, với p = 0,02 và t = 0,11 điểm số thu mình của học sinh ở hai khu vực Đô thị cũ và Đô thị mới là khác biệt nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Học sinh ở khu đô thị mới có điểm số trung bình lớn hơn rõ rệt so với học sinh ở khu đô thị cũ. Điều này có nghĩa là học sinh ở khu đô thị mới có xu hướng, thu mình, khép kín hơn so với học sinh ở khu đô thị cũ. Điều này có thể giải thích rằng, khi đời sống xã hội của các khu độ thị mới đang trở nên sôi động và phát triển. Sự phát triển này đem lại cả những sự ngỡ ngàng, nguy hiểm và sự thay đổi lớn trong cách sống. Chính vì vậy, xu hướng thu mình của học sinh ở các đô thị mới này phần nào là một phản ứng tự nhiên.

KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1. Trầm cảm ở trẻ em trên ở thế giới và ở Việt Nam là một vấn đề đang hết sức được quan tâm. Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu về tỉ lệ trầm cảm ở trẻ vị thành niên đặc biệt trẻ lứa tuổi trung học cơ sở, sử dụng nhiều công cụ và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Các nghiên cứu có vẻ thống nhất khi đưa ra dự đoán rằng tỉ lệ trẻ có vấn đề trầm cảm lứa tuổi này là khoảng 8%.

1.2. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở trẻ em Việt Nam trong một vài năm gần đây có xu hướng gia tăng và thu hút được rất nhiều sự chú ý, đặc biệt là vấn đề trầm cảm. Tuy nhiên, còn khá ít các nghiên cứu dịch tễ về trầm cảm và một số các nghiên cứu chỉ tiến hành trên nhóm trẻ được gửi tới bệnh viện. Nhằm ước lượng tỉ lệ trẻ có vấn đề trầm cảm trên cộng đồng, nghiên cứu được triển khai trên bốn phường tại một quận thuộc địa bàn Hà Nội. Khách thể nghiên cứu được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, có phân bố đều các lứa tuổi và giới tính, kết quả nghiên cứu có thể phần nào phản ảnh tỉ lệ trẻ có vấn đề trầm cảm nói chung trên địa bàn Hà Nội.

1.3. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ các trẻ gặp phải vấn đề trầm cảm là không nhỏ dao động từ 6,57 đến 7,58%. Tỉ lệ các trẻ mắc các vấn đề trầm cảm tương đối phù hợp với các nghiên cứu nói chung và nằm trong khoảng tỉ lệ này ở các nước khác (khoảng 8%). Điều này phù hợp với giả thiết nghiên cứu.

1.4. Kết quả nghiên cứu một lần nữa khẳng định tỉ lệ trẻ có vấn đề trầm cảm có thể giao động rất lớn phụ thuộc vào công cụ cũng như điểm số chuẩn của công cụ. Nghiên cứu sử dụng cùng một lúc 4 thang đo khách nhau để tiến hành đo trên cùng một đối tượng. Kết quả thống kê cho thấy nếu lấy điểm số chuẩn là điểm số sử dụng ở bệnh viện thì công cụ Beck sẽ cho một tỉ lệ trẻ mắc trầm cảm rất lớn (73,74%). Trong khi đó nếu sử dụng điểm danh giới dựa theo quan điểm thống kê, các thang đo sẽ cho kết quả về tỉ lệ khá đồng nhất từ 6,57 đến 7,58%. Kết quả này một lần nữa chỉ ra tầm quan trọng của

việc tiến hành các nghiên cứu chuẩn hóa công cụ cũng như điểm chuẩn của các thang đo.

1.5. Nghiên cứu về tương quan giữa các biến độc lập với các vấn đề trầm cảm ở trẻ cho thấy, các yếu tố như trình độ và khu vực sinh sống có ảnh hưởng đến vấn đề của trẻ. Điều này khẳng định giả thiết nghiên cứu của chúng tôi. 1.6. Kết quả nghiên cứu có sự phù hợp với số liệu của một số nghiên cứu trong và ngoài nước về tỉ lệ cũng như về thứ tự về mức độ phố biến các vấn đề trầm cảm. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn một cách khách quan, có sự phân bố đồng đều về giới, và tuổi trên một địa bàn mới hình thành tại Hà Nội, mang đặc trưng cho một thành phố hiện đại đang phát triển. Điều này khẳng định độ hiệu lực của nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu có thể sự dụng để dự đoán tỉ lệ mắc các vấn đề trầm cảm ở Hà Nội.

1.7. Nghiên cứu sử dụng thang đo YSR là một thang đo tin cậy do đã được thích nghi tại Việt Nam; thang đo Beck, là một thang đo chưa được thích nghi nhưng đang được sử dụng rất phổ biến ở các bệnh viện. Các kết quả đo sau đó được so sánh đối chiếu, điều này khẳng định độ tin cậy của nghiên cứu.

1.8. Hạn chế của nghiên cứu:

- Do hạn chế về các nguồn lực (kinh phí, thời gian), nghiên cứu có mẫu số tương đối nhỏ, 198 trẻ em. Thêm vào đó, mẫu lựa chọn không đại diện cho dân số của Hà Nội trên các yếu tố nhân khẩu học. Những điều này phần nào hạn chế tính đại diện của nghiên cứu.

- Khách thể nghiên cứu bị giới hạn trong độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi. Độ tuổi này thường được coi là một nhóm tuổi trong các nghiên cứu dịch tễ học sức khỏe tâm thần trẻ em. Do đây là một nhóm tuổi đồng nhất, nên kết quả nghiên cứu của chúng tôi không phản ánh được sự ảnh hưởng của tuổi lên các vấn đề sức khỏe tâm thần đặc biệt là trầm cảm ở trẻ.

- Nghiên cứu sử dụng công cụ sàng lọc YSR và Beck là những công cụ tự thuật dành cho trẻ em, thêm vào đó số liệu của nghiên cứu không có sự so sánh đối chiếu với các nguồn thông tin mà chỉ chỉ thu thập từ một nguồn là chính các em. Chính vì vậy tỉ lệ trẻ mắc hoặc có nguy cơ gặp phải các vấn đề

về sức khỏe tâm thần hay vấn đề trầm cảm trong nghiên cứu này có khả năng cao hơn hoặc thấp hơn so với thực tế.

2. Khuyến nghị

2.1. Trẻ có vấn đề trầm cảm chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Cần có các chương trình can thiệp và hỗ trợ về vấn đề sức khỏe tâm thần cho trẻ để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, giáo dục phát triển bền vững con người và nguồn nhân lực của đất nước.

2.2. Để góp phần làm giảm vấn đề trầm cảm ở trẻ, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là các cơ sở như bệnh viện, viện nghiên cứu có liên quan đến sức khỏe tâm thần cũng như trường học, các cấp chính quyền và các tổ chức khác để xây dựng các chương trình can thiệp và hỗ trợ trẻ.

2.3. Các nghiên cứu tiếp theo nên tập trung vào việc xây dựng các công cụ và điểm danh giới tiêu chuẩn của các thang đánh giá. Có được những công cụ và điểm danh giới chuẩn sẽ giúp dự đoán tốt hơn tình hình trầm cảm ở trẻ cũng như đánh giá được sát thực hơn kết quả can thiệp của các chương trình can thiệp.

2.4. Cần có nghiên cứu trên diện rộng hơn về vấn đề trầm cảm ở trẻ trên các vùng và trên cả nước để có những tỉ lệ mang tính chất đại diện từ đó làm cơ sở xây dựng các chương trình can thiệp và phòng ngừa cho trẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Di Ái (1994), Đặc điểm tâm lý trẻ em qua các lứa tuổi , Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em (N-T), Nhà Xuất bản Thế giới.

2. Amar M. (2007), Trầm cảm ở trẻ vi ̣ thành niên , Hội nghi ̣ Tâm thần Viê ̣t

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng các biểu hiện trầm cảm của học sinh trung học cơ sở quận Hoàng Mai, Hà Nội (Trang 61)