Bể lắng hai vỏ và bể lắng trong kết hợp lên men

Một phần của tài liệu Vi hóa sinh kỹ thuật môi trường (Trang 56 - 57)

6. XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC

6.5. Bể lắng hai vỏ và bể lắng trong kết hợp lên men

Đặc điểm của những loại bể này là ngăn lắng được cách ly với ngăn lên men cặn.

Nước thải đi qua ngăn lắng và căn lơ lửng xuống qua khe hở và chứa, lên men ở ngăn dưới. Vì hai ngăn được tách riêng cho nên khắc phụ được nhược điểm và hiện tượng xảy ra với bể tự hoại. Ở ngăn lên men yếm khí đều tồn tại các loại vi khuẩn tạo axit và vi khuẩn tạo mêtan. Khí tạo ra được thoát ra bề qua mặt tự do giữa màng lắng và tường bể. Ở bề mặt này của bể lắng hai vỏ cũng diễn ra hiện tượng tạo lớp màng dày trên mặt nước như ở bể tự hoại. Nhưng sự phát triển vi khuẩn ở bể lắng hai vỏ tốt hơn nhiều.

Sản phẩm của vi khuẩn tạo axit còn lưu lại lâu trong cặn ở ngăn lên men cho nên đủ để cho vi khuẩn tạo mêtan phát triển. Do đó lượng khí mêtan tạo ra cũng đáng kể. Thời gian nước lưu lại ở ngăn lắng khoảng 1,5h như ở những loại bể khác. Thời gian cặn lên men lưu lại trong bể từ 6 – 12 tháng. Cặn sau khi lên men có chất lượng khá tốt và dễ khử nước ở sân phơi bùn.

CHƯƠNG 3 VI SINH VẬT TRONG CHẤT THẢI RẮN HỮU CƠ

Phân hủy chất thải rắn hữu cơ nhờ vi sinh vật là một trong những con đường xử lý chất thải bằng con đường sinh học cổ điển nhất. Từ nhiều thế kỷ trước con người đã chôn vùi những chất thải rắn và vi sinh vật đã phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp này thành những hợp chất đơn giản và sau đó thực vật bậc cao sẽ dùng làm nguồn dinh dưỡng. Vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ theo 2 con đường: phân hủy hiếu khí và phân hủy kỵ khí. Hiện nay, việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua bãi chôn lấp đã được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên làm phân compost và sản xuất khí sinh học (biogas) ngày càng được ứng dụng nhiều và sẽ giữ một vai trò quan trọng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Vi hóa sinh kỹ thuật môi trường (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)