Quản lý lỏng lẻo, thông tin thiếu minh bạch

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính Mỹ (Trang 37 - 39)

2. Nguyên nhân gián tiếp

2.2 Quản lý lỏng lẻo, thông tin thiếu minh bạch

Một nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng là những yêu cầu của pháp luật về sự minh bạch hóa và năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước đã không bắt kịp với những biến đổi sâu rộng của thị trường trong hơn hai mươi năm qua.

Kể từ thập niên 1980, thị trường tài chính Mỹ và thế giới đã nhanh chóng phát triển các công cụ chứng khoán phái sinh và mở rộng hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ và đầu tư. Chứng khoán phái sinh và chứng khoán hóa, mặc dù giúp tăng nguồn tài chính và phân tán rủi ro, đã dẫn đến việc giá cả của trái phiếu và cổ phiếu ngày càng xa rời giá trị đích thực của tài sản bảo đảm.

Ngay từ đầu, giới chức trách và ngân hàng Mỹ đã không những không kiểm soát mà còn khuyến khích các hoạt động xin vay không đủ tiêu chuẩn của người dân. Việc cho vay dưới chuẩn một cách ồ ạt và quá dễ dãi khiến cho thị trường bất động sản Mỹ diễn biến ngày càng một phức tạp, dẫn đến việc không thể kiểm soát các khoản nợ đó. Thêm vào đó, Chính phủ Mỹ cũng như giới chức trách tại Mỹ đã có những phản ứng quá chậm chạp trước những thay đổi chóng mặt của thị trường. Không một cơ quan nhà nước, đơn vị kiểm toán hay phân tích tín dụng và tài chính có đủ thông tin và khả năng nhìn xuyên qua lớp lớp các thao tác chứng khoán để có thể đánh giá chính xác giá trị và độ rủi ro của các khoản đầu tư và tài sản nằm trên sổ sách của các công ty tài chính và ngân hàng.

Hơn nữa, nhiều thao tác này lại được che đậy qua hoạt động đầu cơ của các quỹ đầu tư một loại hình quỹ đầu tư nắm giữ tới gần 3000 tỉ đô la giá trị tài sản nhưng không hề phải cáo bạch tài sản với công chúng và gần như không chịu sự giám sát của bất kì một cơ quan nhà nước nào.

Giáo sư kinh tế Joseph Stiglitz, người được giải thưởng kinh tế Nobel kinh tế 2001, kết luận: “Hệ thống tài chính của Mỹ đã không thực hiện được hai trách nhiệm chính của mình đó là quản lý rủi ro và phân chia vốn. Cả hệ thống tài chính Mỹ đã không làm những gì mà nó đáng ra phải làm - chẳng hạn như tạo ra các sản phẩm để giúp người Mỹ quản lý được những rủi ro nguy hiểm nghiêm trọng của mình, như là giữ lại được nhà khi mức lãi suất cho vay tăng cao hoặc khi giá nhà rớt giá”.

chuyên thực hiện những hoạt động cho vay an toàn với ngân hàng đầu tư chuyên thực hiện những nghiệp vụ đầu tư rủi ro cao, đã góp phần khuyến khích những hoạt động đầu cơ và tạo điều kiện cho xung đột lợi ích phát triển. Chính môi trường thiếu minh bạch và thiếu giám sát đã thổi bùng lên bong bóng đầu cơ bất động sản.

Bên cạnh đó, giới chức trách cũng đã làm ngơ trước hàng loạt các phát kiến tài chính của giới ngân hàng thương mại, như MBS và CDS mà tài sản đảm bảo lại chính là các khoản vay dưới chuẩn.. Chính sự lỏng lẻo trong quản lý, cùng sự tham lam quá mức của các nhà đầu tư, và sự vô trách nhiệm của các NHTM đã đẩy tình hình tài chính Mỹ đi đến một kết cục thê thảm.

Các tổ chức điều tiết, trước hết là SEC đã bị chỉ trích gay gắt vì bỏ qua nhiều dấu hiệu cảnh báo về tình trạng nguy hiểm của các tổ chức tài chính.Nhiệm vụ của SEC là giám sát các ngân hàng đầu tư, công ty môi giới và các quỹ đầu cơ. Song những điều tồi tệ nhất lại đã xảy ra trong các tổ chức này mà SEC đã không nắm bắt được. Các ngân hàng đầu tư đã sử dụng những mô hình toán học để cấu trúc các sản phẩm tín dụng thành những sản phẩm ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Ðội ngũ các tiến sĩ toán học của họ đã nhanh nhạy hơn các nhân viên của SEC trong việc bắt kịp với sự phát triển mới nhất trên thị trường tài chính. Trái ngược với FED, vốn có đội ngũ nhân viên kiểm soát ngay tại mỗi ngân hàng lớn (như tại J.P. Morgan, Citigroup) và giám sát các hoạt động thường nhật của những ngân hàng này, SEC chỉ tiến hành các đợt kiểm tra định kỳ.

. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đáng lẽ ra sẽ là người quan sát thị trường và đưa ra những cảnh báo kịp thời nhưng trên thực tế lại chưa có mô hình đánh giá phù hợp cho mỗi sản phẩm, bởi mỗi sản phẩm khác nhau lại cần được phân tích khác nhau bằng việc sử dụng các mô hình định giá khác nhau. Phương pháp luận “một cỡ vừa cho tất cả” đã thực sự sai lầm. Khi các sản phẩm tín dụng được cấu trúc lại trở nên quá phức tạp, rất ít nhà đầu tư có đủ năng lực hoặc sự nhẫn nại để thực hiện việc quản trị rủi ro thận trọng. Do vậy, đánh giá của các tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm được xem là biện pháp nhanh chóng nhất để đánh giá rủi ro tín dụng. Moody, Standard and Poor, và Fitch là ba tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm chi phối thị trường. Họ cùng chia sẻ một lợi ích khá mâu thuẫn: thu về các khoản

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính Mỹ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w