2. Biện pháp của Chính phủ Mỹ
2.2 Chính quyền Obama và đạo luật tái đầu tư và phục hồi ( ARRA)
Ngày 17 tháng 2 năm 2009, Barack Obama đã ký American Recovery and Reinvestment Act. Đạo luật này cho phép Chính phủ thực hiện gói kích thích thứ hai kể từ khi khủng hoảng nổ ra. Gói kích thích này trị giá 787 tỷ đô la.
ARRA 2009 được ban hành vào thời điểm GDP của Mỹ đã sụt giảm ở mức hơn 6% một năm và số lượng người có công ăn việc làm đã giảm hơn 750.000 mỗi tháng.Cùng với các chính sách để ổn định thị trường tài chính, tăng tính thanh khoản và củng cố niềm tin, ARRA là một phần của chính sách phản ứng lại với cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ.
Các số liệu đã chỉ ra rằng chương trình ARRA đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi quỹ đạo của nền kinh tế. Nó đã nâng mức GDP của Mỹ lên và đã tạo ra khoảng 2.5 đến 3.6 triệu việc làm trong quý 2 của năm 2010.3Đến cuối tháng 6 năm 2010, hơn 60% của khoản cứu trợ 787 tỷ đô la đã được cấp cho các hộ gia đình và doanh ngiệp dưới dạng cắt giảm thuế.
a/ Ảnh hưởng tổng thể
Bảng 2 cho thấy chi tiêu, cam kết trả nợ, và cắt giảm thuế vào cuối mỗi quý từ khi ARRA có hiệu lực. Tính đến cuối quý II năm 2010, tổng các khoản chi tiêu và cắt giảm thuế là 480 tỉ đô la, với 147 tỉ đô la phải thanh toán nhưng chưa được chi ra.
Bảng 2: Outlays, Obligations, and Tax ReductionsBillions Đơn vị: Tỉ đô la Quý I/2009 Quý II/2009 Quý III/ 2009 Quý IV/ 2009 Quý I/2010 Quý II/2010 Chi tiêu 8.6 56.3 110.7 164.2 210.9 257.3 Nghĩa vụ trả nợ 30.5 157.8 256.3 313.9 362.1 403.8 Cắt giảm thuế 2.4 35.5 64.7 91.4 153.1 223.0 Tổng lượng chi tiêu và cắt giảm thuế 11.0 91.7 175.4 255.6 364.0 480.3 Nguồn: www.recovery.gov b/ Xu hướng và sự phát triển
Việc sử dụng gói kích thích kinh tế được chia ra làm 6 mục chính, đó là: cắt giảm thuế thu nhập cá nhân và các khoản chi tương tự, cắt giảm thuế liên quan đến việc điều chỉnh Thuế thay thế tối thiểu (Alternative Minimum Tax - AMT), ưu đãi thuế kinh doanh; cứu trợ tài chính của nhà nước; trợ cấp cho những khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc suy thoái; và chi tiêu đầu tư công. Ba khoản đầu tiên được ước tính chiếm 1/3 của tổng gói kích thích kinh tế, hai khoản tiếp theo phản ánh những phương pháp khẩn cấp và cũng được cho là chiếm 1/3, và khoản cuối cùng là những khoản chi tiêu trực tiếp, chiếm phần còn lại.
Bảng 3 chỉ ra sự thay đổi quan trọng của quy mô và thành phần của gói kích thích kinh tế. Sau khi được giữ ở mức ổn định từ 80 đến 85 tỉ đô la trong mỗi quý của năm 2009, tổng chi tiêu và cắt giảm thuế đã tăng lên tới 108 tỉ đô la vào Quý I năm 2010 và 116 tỉ đô la vào Quý II.
Đơn vị: Tỷ đô la
QI/2009 QII/2009 QIII/2009 QIV/2009 QI/2010 QII/2010
Cắt giảm thuế thu nhập
2.3 28.4 42.1 55.0 96.7 117.0
Thuế thay thế tối thiểu (AMT) 0.0 7.0 12.4 15.5 25.7 68.0 Trợ cấp thuế kinh doanh 0.1 10.9 20.0 28.0 34.1 38.5 Cứu trợ tài chính của nhà nước 8.5 28.2 43.8 59.3 75.5 92.1 Trợ cấp cho khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp nhất từ suy thoái 0.1 9.8 32.2 56.2 72.8 78.3
Chi tiêu đầu tư công
0.0 7.4 24.9 41.5 59.2 86.3
Tổng 11.0 91.7 175.4 255.6 364 480.3
Nguồn: Fourth Quarterly Report, 2010 của Hội đồng cố vấn kinh tế Hoa Kỳ(CEA)
Thành phần của gói kích thích cũng được mở rộng. Như đã được dự báo vào thời điểm được thông qua, cắt giảm thuế thu nhập cá nhân và cứu trợ tài chính của Nhà nước là những ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy, những khoản này chiếm một phần lớn trong tổng chi tiêu trong Quý II năm 2009. Những khoản viện trợ cho đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đã tăng đáng kể trong Quý III và IV năm 2009. Con số này phản ánh một số chương trình như chương trình bồi thường thất nghiệp khẩn cấp đã hỗ trợ những người bị sa thải trong thời gian khủng hoảng.
Chi tiêu đầu tư công đối với các hạng mục như cơ sở hạ tầng và năng lượng sạch đang dần chiếm một lượng lớn của gói kích thích. Những khoản chi tiêu này đã tăng từ 7 tỉ đô la vào cuối Quý II/2009 lên tới 86 tỉ đô la cuối Quý II/2010. Khi nền kinh tế tiếp tục phục hồi và ARRA chuyển sang hướng “tái đầu tư”, hơn một nửa các khoản tín dụng chi tiêu và thuế sẽ mang hình thức của đầu tư công.
Bảng chỉ ra tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế. Đường kẻ giữa Quý I và Quý II năm 2009 phân chia thời kì trước và sau khi áp dụng ARRA. GDP đã sụt giảm nhanh chóng trong giai đoạn từ quý III/2008 đến quý I/2009, nhưng bắt đầu tăng trở lại sau khi ARRA chính thức có hiệu lực. Sau khi sụt giảm 6.4% vào quý đầu năm 2009, đến quý II cùng năm, sau khi ARRA có hiệu lực, GDP chỉ giảm ở mức 0,7%, và sau đó đã tăng 2,2% trong quý III và 5,6 % trong quý IV. Từ quý I / 2009 đến quý IV cùng năm, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế đã tăng được 12% ( từ -6,4% đến 5,6% ). Đây là mức tăng lớn nhất trong vòng 3 quý liên tiếp kể từ năm 1981 và lớn thứ 2 kể từ năm 1958. Những số liệu này đã chứng minh được hiệu quả mạnh mẽ của ARRA.
Sau khi có được sự tăng trưởng cao vào cuối năm 2009 (5.6 %), tỷ lệ tăng trưởng đã được điều chỉnh còn 2,7% vào quý I /2010. Bảng 1 cũng chỉ ra rằng chỉ số Blue Chip ngày 10 tháng 07 dự báo cho tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế là 3,2%, điều này cho thấy những nhà dự báo tin rằng mức tăng trưởng bền vững ở quý I sẽ tiếp tục ở quý II. Quan trọng là tăng trưởng GDP thực tế được cho là sẽ tiếp tục ổn định vào nửa cuối năm 2010 và cả năm 2011.
Biểu đồ 25: Nhu cầu việc làm của nền kinh tế Sau ARRA
Nguồn: U.S. Department of Labor (Bureau of Labor Statistics).
Tỷ lệ có việc làm đã chỉ ra rằng xu hưởng giảm mạnh mẽ của nhu cầu việc làm đã đảo ngược ngay khi ARRA có hiệu lực. Vào quý I/2009 trung bình nền kinh tế mất đi khoảng 756.000 việc làm mỗi tháng. Con số này chỉ còn 476.000 mỗi tháng vào quý II, 261.000 vào quý III và 92.000 vào quý IV. Nền kinh tế bắt đầu có thêm những việc làm mới vào 2010, trung bình là 63.000 vào mỗi tháng trong quý I và 123.000 vào quý II.
Tuy nhiên nền kinh tế cũng chưa phục hồi hoàn toàn. Tỷ lệ GDP thực tế vẫn ở dưới mức trung bình và tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức 9,5%4. Trong khi mức tăng việc làm trung bình hàng tháng là 123.000 trong vòng 3 quý vừa qua nhưng vẫn cần đến những mức tăng trưởng mạnh mẽ để cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp một cách nhanh chóng. Tuy vậy sự chuyển biến của nền kinh tế trong vòng 18 tháng qua thật thần kỳ. So với suy giảm kinh tế vào quý I/2009, những thay đổi trong quỹ đạo của nền kinh tế là đáng chú ý.
Khoảng thời gian của những thay đổi trong quỹ đạo của nền kinh tế đã chỉ ra vai trò quan trọng của ARRA. Vào thời điểm đạo luật được thông qua, nền kinh tế đang bị tụt dốc nghiêm trọng. Sản lượng thực đã nhanh chóng được ổn định ngay sau khi ARRA có hiệu lực và bắt đàu tăng trưởng trở lại trong quý tiếp theo. Tương tự, tỷ lệ mất việc làm bắt đầu được điều chỉnh cùng thời điểm đó.
CHƯƠNG IV
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ
Khi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ xảy ra và lan rộng trên toàn cầu, cơn bão nhanh chóng lan toàn sang các nước trên thế giới, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và kéo theo hệ quả là sự tăng trưởng châm lại ở hầu hết các nước. Đặc biệt là trong năm 2008, những tác động tiêu cực đối với kinh tế toàn cầu thể hiện rất rõ nét. Đối với Việt Nam, với đà tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng và lạc quan trong năm 2007, tác động của cơn bão này đến Việt Nam có phần chậm hơn so với nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam năm 2008 cũng không thể năm ngoài dòng chảy của kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá mang lại cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam nhiều cơ hội nhưng một khi kinh tế của các nước phát triển gặp vấn đề thì ảnh hưởng của nó cũng không nằm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Đầu tư nước ngoài giảm, xuất khẩu giảm kéo theo GDP tỷ lệ thất nghiệp tăng cao…Do giới hạn về đề tài, chúng tôi xin phép không đề cập đến những tác động của khủng hoảng tới kinh tế Việt Nam. Trong bài tiểu luận này, chúng tôi xin phép rút ra những bài học cho thị trường tài chính Việt Nam nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.
Mặc dù thị trường tài chính Việt Nam chỉ đang trong giai đoạn phát triển, ta không phải lo lắng về những công cụ chứng khoán phái sinh phức tạp – những sản phẩm của một thị trường tài chính phát triển như ABS, MBS, CDOs… Thị trường tài chính Việt Nam chưa thể cho ra đời những sản phẩm như thế. Tuy nhiên, bài học cho Việt Nam không phải từ thị trường chứng khoán hoá hay việc phát minh ra những công cụ tài chính mới. Ở đây, cần thiết phải đề cập tới vịêc duy trì tính minh bạch của thị trường, khả năng quản lý của những cơ quan như Fed như Ngân hàng nhà nước, khả năng dự báo của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng xin đưa ra một số ý kiến về gói kích thích kinh tế của chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam.
1. Sự cần thiết duy trì hệ thống tài chính ổn định và minh bạch
Căn nguyên của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và sau đó là một cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn thế giới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu) là do cơ chế quản lý thông tin tài chính lỏng lẻo, thiếu minh bạch của giới chức trách và Ngân hàng Mỹ. Một hệ thống tài chính mạnh và được quản lý tốt sẽ là bước phòng thủ đầu tiên trước bất kỳ cơn bão tài chính nào.Do vậy, Việt Nam cũng như các quốc gia khác cần xây dựng một khung chính sách tài chính vững bền nhằm hạn chế và tránh làm trầm trọng hơn những rủi ro lớn dẫn đến khủng hoảng. Một nền tài chính ổn định nên tập trung vào việc sử dụng các chính sách thận trọng vĩ mô bao gồm chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa…đồng thời với việc công khai thông tin tài chính rõ ràng.