Việc thực thi các chính sách

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính Mỹ (Trang 55 - 56)

2. Biện pháp của Chính phủ Mỹ

1.1 Việc thực thi các chính sách

Thứ nhất, đối với Việt Nam, chính sách tiền tệ cần hướng tới mục tiêu chủ đạo là ổn định mặt bằng giá chung.Đây cũng là mục tiêu cơ bản được Quỹ tiền tệ thế giới IMF đưa ra trong báo cáo rút ra bài học từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu :"Ngân hàng trung ương phải duy trì sự ổn định về lòng tin đối với ổn định về giá mà họ có được trước khi xảy ra khủng hoảng và lòng tin này phải được bảo vệ. Việc kiểm soát và phân tích diễn biến và rủi ro của hệ thống tài chính có thể hòa nhập tốt hơn trong việc hình thành thực thi chính sách tiền tệ".Giá cả được duy trì ở mức ổn định hợp lý sẽ góp phần giúp các hàng hóa được lưu thông dễ dàng, củng cố niềm tin của người dân đồng thời hạn chế tỷ lệ lạm phát tăng cao, tránh gây bất ổn cho nền kinh tế. Bên cạnh việc xây dựng chính sách giá, Ngân hàng nhà nước cần linh hoạt áp dụng các mức lãi suất khác nhau nhằm phản ứng kịp thời trước những biến động của nền kinh tế. (Ổn định kinh tế kiềm chế lạm phát không thể đi cùng với mục tiêu tăng trưởng) Thứ hai, Việt Nam cần tập trung ổn định và thực thi chính sách tài khóa trên hai phương diện cơ bản:ổn định chi tiêu công của Chính phủ và xây dựng chính sách thuế minh bạch. Ngân sách Nhà nước phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc cân đối thu chi, tránh tình trạng chi quá nhiều dẫn đến thâm hụt ngân sách Nhà nước. Vấn đề này cần được nghiêm túc thực hiện thông qua việc tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu công của cơ quan các cấp, triệt để xóa bỏ tình trạng tham nhũng, đầu cơ trục lợi bất chính. Chính sách thuế cũng cần được thực hiện công khai, quy định thành luật cụ thể, rõ ràng, xây dựng các mức thuế khác nhau phù hợp với từng đối tượng, xây dựng lộ trình cắt giảm thuế hợp lý với từng mặt hang nhất định. Có như vậy, chính sách tài khóa,

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính Mỹ (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w