SO SÁNH HÀM LƢỢNG CHẤT THƠM TRONG GẠO NTCĐ THU

Một phần của tài liệu Khảo sát các đặc điểm hóa sinh , hóa lý và phân tích chất lượng mùi thơm (Trang 72 - 74)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5. SO SÁNH HÀM LƢỢNG CHẤT THƠM TRONG GẠO NTCĐ THU

ÂU

Bảng 4.11. Nồng độ 2 – AP trong mẫu gạo thơm bán trên thị trƣờng.

Nồng độ (μg/kg) Mẫu gạo 0 – 100 Vietnam IMP 100 – 200 M9, SM12, SM16, WM17 200 – 300 M2, SM13 300 – 400 M1, M3, M5, M6, M7, M8, M11 400 - 500 M4, M10, SM14, BASMATI 500 – 600 SM15, Thái Lan

Bảng 4.12. Nồng độ 2 – AP trung bình trong mẫu gạo thơm bán trên thị trƣờng.

Loại mẫu [2 – AP] trong hạt gạo (μg/kg) Mẫu chợ 335,02

Mẫu bán ở thị trƣờng châu Âu 358,40

Hình 4.17. Sắc ký đồ GC phân tích hợp chất thơm 2 – AP trong mẫu gạo SM15.

Nhận xét:

Bảng kết quả 4.12 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) giữa mẫu gạo Nàng Thơm Chợ Đào thu thập ở chợ và các mẫu gạo thơm đƣợc bán trong các siêu thị ở châu Âu.

Trong số các mẫu điều tra có nguồn gốc từ chợ và siêu thị trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, chỉ có các mẫu M4, M10, SM14, SM15 (hình 4.17) có nồng độ 2 – AP

tƣơng đối cao, có khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng thế giới. Tuy nhiên, với hàm lƣợng 2 – AP phần lớn chỉ đạt từ 100 – 400 μg/kg, các mẫu gạo hiện đang lƣu hành trên thị trƣờng chƣa đủ sức cạnh tranh với các loại gạo thơm nổi tiếng của thế giới nhƣ Jasmine (Mỹ) (810 μg/kg) (theo C.J. Bergman và cs, 2000) [14], Khao Dawk Mali (Thái Lan) (532 ± 25 μg/kg) (theo T. Yoshihashi, 2004) [62]…

4.6. SO SÁNH HÀM LƢỢNG 2 – AP TRONG MẪU GẠO NÀNG THƠM CHỢ ĐÀO THU THẬP TỨ CHỢ VÀ TỪ RUỘNG

Bảng 4.13. Nồng độ hợp chất thơm 2 – AP trong gạo Nàng Thơm Chợ Đào.

Loại mẫu Nồng độ 2 – AP trong hạt

gạo (µg/kg) CV (%)

Nhóm tƣơng đồng Mẫu chợ 335,02 * 38% X Mẫu IAS 502,95 * 41% X Mẫu Viện Lúa 478,96 * 33% X

((Dấu * chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất sai lầm P = 0,05)

Nhận xét:

Kết quả thống kê ở bảng 4.13 cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê giữa nồng độ chất thơm 2 – AP trong các mẫu gạo thu mua ở chợ và siêu thị với các mẫu gạo Nàng Thơm Chợ Đào chính gốc. Nồng độ hợp chất thơm trong các mẫu gạo ở chợ thấp hơn rất nhiều so với các mẫu thực sự là gạo NTCĐ. Nguyên nhân có thể là do trong quá trình phân tích, đối với mẫu chợ, chúng tôi sử dụng gạo đã chà xát, còn các mẫu còn lại thì sử dụng loại gạo chỉ mới bóc vỏ trấu. Tuy nhiên, theo Bergman và cộng sự (2000) [14], không có sự khác biệt về hàm lƣợng 2 – AP trong gạo đã chà xát và gạo chỉ mới bóc vỏ trấu. Do đó, có thể loại trừ đƣợc yếu tố ảnh hƣởng này. Vì vậy, có thể kết luận phần lớn các mẫu gạo NTCĐ hiện đang đƣợc lƣu hành trên thị trƣờng thành phố HCM không hoàn toàn là NTCĐ, chắc chắn có sự pha trộn với các loại gạo khác. Điều này đã giải đáp đƣợc thắc mắc vì sao sản lƣợng gạo NTCĐ hàng năm rất thấp nhƣng lƣợng gạo dán nhãn NTCĐ tiêu thụ hàng năm trên thị trƣờng lại khá lớn, với giá bán tƣơng đối cao (8000 – 10000 đồng/kg, theo kết quả điều tra) so với các loại gạo thông thƣờng và gạo thơm khác.

4.7. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HÀM LƢỢNG CHẤT THƠM 2 – AP TRONG GẠO NÀNG THƠM CHỢ ĐÀO CHÍNH GỐC

Một phần của tài liệu Khảo sát các đặc điểm hóa sinh , hóa lý và phân tích chất lượng mùi thơm (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)