Chomsky là người đầu tiên tiến hành miêu tả ngôn ngữ về mặt hình thức như một hiện tượng tự nhiên. Ưu điểm của phương pháp này là có thể kiểm tra được nó nhờ kinh nghiệm. Mô hình miêu tả hình thức ngôn ngữ có khả năng tạo sinh tất cả những câu có thể có của ngôn ngữ tự nhiên và không tạo sinh một câu nào không có thể.
Trong Những cấu trúc cú pháp năm 1957, Chomsky giải thích rằng mục đích
của lí thuyết ngôn ngữ học là miêu tả cú pháp, nghĩa là xác định những quy tắc ngữ pháp nằm trong cơ sở của việc xây dựng câu. Chúng ta có thể thấy rằng, con người có thể tạo ra và hiểu bất kì một số lượng vô hạn của phần lớn câu mới lạ đồng thời có thể đánh giá hệ thống về tính chính xác ngữ pháp của chúng, chúng ta cần giải thích về khả năng này. Nếu như, bộ não là hữu hạn thì nó phải chứa những quy tắc tạo sinh để tạo ra vô hạn các câu. Các quy tắc tạo sinh câu được coi là một trong những phổ quát ngôn ngữ, là cơ chế bên trong trí não con người. Nhờ các quy tắc này, ngôn ngữ nội tại trong não người mới chuyển sang ngôn ngữ bên ngoài. Ngữ pháp là kiến thức có sẵn trong đầu người học dưới hình thức các quy tắc cho phép con người tạo ra vô số những phát ngôn mới.
câu phù hợp với ngữ pháp từ các quy tắc này, Đơn giản nghĩa là đơn giản hóa tất cả những quy tắc có thể đơn giản để tạo ra những câu vô hạn từ những quy tắc hữu hạn, Rõ ràng và Hình thức nghĩa là dùng chữ cái và công thức để thay thế câu chữ, Tường tận nghĩa là quy tắc phải khái quát tất cả các hiện tượng ngôn ngữ, Tuần hoàn có nghĩa là một quy tắc có thể sử dụng nhiều lần để tạo ra các câu vô hạn. Các quy tắc tạo sinh câu bao gồm: các qui tắc viết lại (rewriting rule) và quy tắc cải biến (transformational rule). Chính các qui tắc này thể hiện được tính sáng tạo của ngôn ngữ con người. Đó là qui luật chung của ngôn ngữ loài người.
Quy tắc viết lại này là một chuỗi ký tự, mô tả cấu trúc câu theo quy tắc mở rộng. Đây là cơ chế tạo sinh câu được minh họa bằng một bộ gồm 6 quy tắc sau:
1) S → NP + VP (là cấu trúc cơ bản câu tiếng Anh) 2) NP → Det + N
3) VP → Verb + NP 4) Det → the, a. 5) N → man, ball, etc 6) Verb → hit, took, etc
Trong đó, S là câu (sentence), NP là cụm danh từ (nominal phrase), VP là cụm động từ (verb phrase), Det là từ hạn định (Determiner). Mỗi quy tắc có dạng X → Y, trong đó, X là một yếu tố còn Y là một chuỗi ký ngữ bao gồm một hoặc nhiều thành phần câu. Mũi tên là sự chỉ dẫn về sự vận động của quy tắc được hiểu là hãy dùng Y thay thế cho X ở bất cứ nơi nào X xuất hiện. Mỗi một quy tắc viết lại đều là quy tắc mở rộng. Ví dụ, S → NP + VP, nghĩa là một câu có cụm danh từ và cụm động từ, mũi tên biểu thị viết lại thành. Ký hiệu ban đầu S có thể được thay thế bằng NP + VP, những quy tắc khác có thể triển khai NP và VP ra các yếu tố của chúng. Nhóm quy tắc trên có thể tạo ra câu: The man hit the ball (Anh ta đánh bóng).
Ngữ pháp này có thể miêu tả cấu trúc của câu bằng việc áp dụng quy tắc viết lại có thể biểu diễn bằng sơ đồ hình cây:
Hình 2.1: Tạo sinh cấu trúc sâu của câu bằng các quy tắc viết lại
Sơ đồ hình cây là một hệ thống phân cấp, quan hệ chi phối giữa các thành phần cũng rất rõ ràng. Sơ đồ cho ta biết: từ loại của từ (có thể chỉ được số từ, thời và kết cấu của từ); phạm trù và cấu trúc của đoản ngữ và quan hệ giữa đoản ngữ với
đoản ngữ khá rõ. Giữa man và hit không có quan hệ trực tiếp, vì hai từ này không
có điểm chung; man thuộc về NP, còn hit thuộc về VP. Các dấu hiệu như NP, VP đặt ngoài dấu ngoặc hoặc ở mũi nút của hình cây được gọi là các dấu hiệu ngữ đoạn. Chuỗi các yếu tố trực tiếp dưới mỗi dấu hiệu ngữ đoạn được xem là bị chế ngự bởi dấu hiệu ngữ đoạn đó. Nói ngược lại, mỗi dấu hiệu ngữ đoạn chế ngự chuỗi yếu tố trực tiếp do nó tạo sinh ra. Các quy tắc viết lại (4), (5), (6) là các quy tắc viết lại từ vựng. Còn các quy tắc (1), (2), (3) là các quy tắc viết lại cú pháp. Đây là nguyên lý chung của ngữ pháp.
Sơ đồ hình cây cung cấp các thông tin cấu trúc như sau: câu (S) là do hai thành tố tạo nên NP + VP, đến lượt mình NP do hai thành tố the + N; VP do hai thành tố V + NP. Chỉ có một thông tin mà sơ đồ trên không cung cấp được, đó là thông tin the man là chủ ngữ và hit the ball là vị ngữ. Tuy nhiên, về điều này, Chomsky cho rằng có thể xác định được nhờ các dấu hiệu ngữ đoạn.
Trong ngôn ngữ tự nhiên của Tiếng Anh còn có vấn đề ghép hai câu thành một câu. Có thể ghép a và b thành c: V hhit NP S VP NP The N Det man Det ball N the
a. the scene - of the movie - was in Chicago. b. the scene - of the play - was in Chicago.
c. the scene - of the movie and the play - was in Chicago.
Quy tắc: câu thứ nhất và thứ hai đều là những câu phù hợp với ngữ pháp. Sự khác nhau giữa chúng là trong câu đầu tiên có X, câu thứ hai có Y mà X và Y đều là
thành phần giống nhau. Như vậy lấy X trong câu thứ nhấtviết thành X + Y, suy ra
câu thứ ba cũng là phù hợp với quy tắc ngữ pháp. Quy tắc như vậy chưa có trong quy tắc viết lại:
∑: Sentence F: X1 →Y2
. .
Xn →Yn
Trong đó, ∑ là tập hợp hữu hạn của chuỗi ban đầu. F là tập hợp hữu hạn của các công thức quy tắc. Hình thức này chỉ có thể sinh ra S1 và S2, không thể sinh ra
S3. Do đó, không thể sử dụng để mô tả các ngôn ngữ như Tiếng Anh.
Mặt khác, hình thức động từ của Tiếng Anh rất phức tạp. Ví dụ, động từ “take” sẽ có các hình thức như “takes, has take, will take, has been taken, is being
taken…”. Những thay đổi hình thức động từ phải được phản ánh trong ngữ pháp
nên cần có sự bổ sung của hình thái từ. Do vậy, qui tắc viết lại đề cập ở trên nên bổ sung thêm những quy tắc sau:
7) V→ Aux+V (Aux là trợ động từ) 8) V → hit, take, read
9) Aux → C (M) (have +en) (be+ing) (be+en) 10) M → will, can , may, shall, must
11) C → s, , past (C: sự thay đổi của thì)
Chomsky đưa ra thêm qui tắc “nhảy phụ tố” để mô tả khả năng vô hạn của các câu: Af+ V → V+ Af#. Trong đó Af biểu thị s, , en, ing..., # là giới từ. Ví dụ, trong câu sau, chúng ta đã dùng C (biểu thị sự thay đổi thì) have+en và be+ing: The
phụ tố”: The +man + have +S#+ be +en +read+ ing # the + book. Cuối cùng ta có câu: The man has been reading the book.
Ngoài ra, Chomsky cũng nhận thấy các quy tắc viết lại được quan hệ gián tiếp giữa các yếu tố trong câu như thế nào. Ví dụ, Chomsky đưa ra:
2. Flying planes can be dangerous
có thể hiểu theo hai nghĩa:
- To fly by planes can be dangerous (đi bằng máy bay có thể bị nguy hiểm).
- Planes which are flying can be dangerous (những chiếc máy bay đang bay có thể bị nguy hiểm).
Đây là các hiện tượng đa nghĩa do các câu có cấu trúc giống nhau được biểu diễn giống nhau trên bề mặt (bằng âm thanh và bằng cấu trúc hợp tố trực tiếp).
Quan hệ giữa câu chủ động và bị động, quy tắc viết lại cũng chưa thể hiện được. Câu bị động buộc phải có “be+en”, sau nó không thể trực tiếp đoản ngữ danh từ. Không thể nói “lunch is eaten John”. Nếu đằng sau đoản ngữ giới từ có “by+N” thì phải sử dụng “be+en”, nếu không câu “John is eating by luch” hay “John is
eating by candlelight” là sai ngữ pháp. Thực ra, có một quy tắc cho các kiểu câu
trên vẫn phù hợp với ngữ pháp như: NP1 + Aux + V + NP2 ; NP2 + Aux + be+en +
V+by +NP1. Quy tắc này có thể giảm đi nhiều phức tạp nhưng trong ngữ pháp quy
tắc viết lại không phản ánh được những cấu trúc này. Bởi vậy, Chomsky đưa ra quy tắc cải biến.
Quy tắc cải biến vẫn bao gồm quy tắc viết lại có thêm yếu tố cải biến để thêm bớt từ tố và thay đổi thứ tự của từ tố và thêm quy tắc âm vị hình thái thay đổi biểu đạt hình thái và âm vị.
Quy tắc cải biến rất nhiều, để chuyển cấu trúc sâu sang cấu trúc bề mặt. Chomsky đưa ra 16 quy tắc trong “Cấu trúc ngữ pháp”. Chomsky đưa ra một loạt các quy tắc cải biến chuyển cấu trúc sâu thành cấu trúc bề mặt. Chẳng hạn như quy tắc thay thế, quy tắc hoán vị, quy tắc chèn một số yếu tố, quy tắc loại bỏ yếu tố, quy tắc bị động hóa cấu trúc chủ động, quy tắc mở rộng cấu trúc, quy tắc tỉnh lược...
định trong tiếng Anh chỉ cần thêm “not” vào sau động từ “to be” vào sau trợ động từ nếu trong câu là động từ thường đi kèm. Ví dụ:
3. She was not smiling. (Lúc đó cô ấy không cười)
4. She has not written the letter (Cô ấy vẫn chưa viết thư)
Quy tắc này còn dùng để chuyển đổi các câu nghi vấn thông thường.
Trong tiếng Anh có rất nhiều cấu trúc thêm phụ từ vào sau động từ như: bring in, call up.... Nếu sau đại từ là từ phụ, thì phải chuyển từ phụ ra phía sau. Ví dụ: 5. The police brought in him (Cảnh sát dẫn hắn vào) có thể cải biến thành: The police brought him in. Đây là quy tắc chuyển từ phụ.
Cũng có thể chuyển câu:
6. John arrives and so do I thành câu: John arrives and I arrive dùng quy tắc
cải biến cấu trúc “so”.
Chomsky chia quy tắc cải biến thành hai loại: các quy tắc cải biến bắt buộc và các quy tắc cải biến tùy ý. Cải biến động từ, từ phụ mang tính bắt buộc, cải biến bị động, cải biến phủ định mang tính tùy ý. Quy tắc cải biến bắt buộc là quy tắc phải áp dụng cho câu đúng ngữ pháp. Loại hình câu khác nhau là do quá trình cải biến khác nhau. Chomsky đưa ra 8 câu tương đương với nhau nhưng quá trình cải biến khác nhau:
i. The man open the door. (Anh ta mở cửa) (câu lõi, chủ động)
ii. The man did not open the door. (Anh ta không mở cửa) (câu cải biến phủ định) iii. Did the man open the door? (Anh ấy có mở cửa không?) (câu cải biến nghi vấn) iv. Didn’t the man open the door? (Anh ấy không mở cửa à?) (câu cải biến phủ
định nghi vấn)
v. The door was opened by the man (Cửa bị anh ta mở) (câu cải biến bị động) vi. The door was not opened by the man (Cửa không bị anh ta mở) (câu cải biến
phủ định bị động)
vii.Was the door opened by the man (Cửa có bị anh ta mở không?) (câu cải biến
nghi vấn bị động)
biến phủ định nghi vấn bị động)
Tám loại hình câu trên được sinh ra từ cùng một cấu trúc sâu. Các quy tắc cải biến trên đây, cả bắt buộc và tùy ý nếu chỉ tác động vào một câu hay một chuỗi thành phần của câu gọi là “cải biến cục bộ”, tác động vào hai hay một số câu để thành một câu gọi là “cải biến khái quát”. Ví dụ, ta ghép hai câu thành một câu:
“The man open the door” và “The man switched on the light” cải biến thành câu: “The man open the door and switched on the light”(một người mở cửa và bật đèn)
hoặc cải biến thành câu: The man who opened the door switched on the light (người
mở cửa đã bật đèn lên). Mô hình này cho thấy các câu có ít nhất hai cấp độ miêu tả:
cấu trúc cơ sở được tạo ra bởi cấu trúc ngữ đoạn và cấu trúc bề mặt bắt nguồn từ hoạt động của các cải biến.
Ở đây, Chomsky dùng hệ thống các quy tắc nhằm mô tả và định nghĩa tất cả các câu đúng của một ngôn ngữ. Quy tắc cải biến được hiểu là một hệ thống các quy tắc cơ sở có hình thức biểu đạt cú pháp, được sơ đồ hóa theo hình cây cho tất cả các câu của một ngôn ngữ. Điểm mới là Chomsky đã thiết lập mối tương quan giữa ký hiệu âm thanh và ý nghĩa của câu, giữa tín hiệu và nghĩa thuộc vào vấn đề quy tắc sản sinh câu. Trong phạm vi quy tắc này, mỗi ý nghĩa ở chiều sâu đều có thể giải thích được ở mặt ngữ âm trên bề mặt.
Như vậy, qua các quy tắc trên, Chomsky cho chúng ta thấy đặc trưng ngôn ngữ của con người có tính chuyển đổi. Các quy tắc tạo sinh câu là bộ phận quan trọng trong ngữ pháp phổ quát góp phần chuyển cấu trúc bên trong trí não (cấu trúc sâu – deep structure) ra bên ngoài (cấu trúc bề mặt – surface structure). Giống như một hệ tính toán, các quy tắc cải biến cho thấy sự hiểu biết ngôn ngữ của con người chính xác hơn các mô hình khác nghiên cứu chủ yếu những vấn đề hoạt động ngôn ngữ (lời nói).
Phân tích các ngôn ngữ khác nhau, Chomsky giả định sự tồn tại những cấu trúc sâu bẩm sinh giống nhau trong các ngôn ngữ khác nhau. Số lượng các cấu trúc như thế không nhiều, và chính chúng cho phép chúng ta tư duy giống nhau, cho phép chúng ta hiểu các ngôn ngữ khác. Điều đó chứng tỏ, trong các ngôn ngữ đã
định hình những sơ đồ chung của việc cấu tạo tư tưởng, cấu tạo phát ngôn.
Bằng việc mô tả, phân tích hình thức hóa làm đơn giản các câu, chúng ta thấy sự phức tạp của cấu trúc cú pháp. Các câu khác biệt trên bề mặt nhưng có sự thực là phái sinh từ cùng một cấu trúc cơ sở. Chính điều này giúp ta nhận diện một lớp câu đặc biệt - câu lõi. Câu lõi bao gồm: các câu chủ động đơn giản, câu kể, câu khẳng định. Câu lõi là những câu được phái sinh với cơ cấu cải biến tối thiểu, chỉ với các cải biến bắt buộc. Các cải biến bắt buộc về bản chất là cải biến miêu tả phù hợp tương ứng về số, trật tự dấu hiệu bề mặt, về thì và các thao tác giống như “công việc nội bộ”. Các câu khác như: câu hỏi, câu phủ định sẽ chịu thêm một hoặc nhiều thao tác chuyển đổi cấu trúc không bắt buộc. Nhóm cải biến thứ ba là nhóm cải biến chịu trách nhiệm tạo sinh các câu phức, các câu mà tự thân nó chứa đựng các câu hoặc các cấu trúc như câu với tư cách là các thành tố. Ví dụ:
7. (câu1) Kim said (câu 2) that his mother expected him (câu 3) to tell John
(câu 4) that ... Ở đây các bao hàm khác nhau được nhận diện là câu 1, câu 2... Rõ
ràng quá trình này rất sản sinh.
Phân tích kỹ lưỡng các quy tắc ngôn ngữ, Chomsky giải thích được khả năng con người có thể tạo ra và hiểu được một số lượng vô hạn phần lớn các câu mới lạ, và có thể thực hiện đánh giá có hệ thống về tính chính xác về ngữ pháp và cú pháp của chúng. Câu lõi là các câu cơ sở, việc hiểu chúng như thế nào là cơ sở để hiểu các câu khác. Chúng ta có thể thấy tư tưởng bậc thầy của Chomsky cố gắng xây dựng các khía cạnh về kiến thức ngôn ngữ của chúng ta dưới dạng các quy tắc làm hiện lên những gì chúng ta biết và tiên đoán những điều khác có thể xảy ra bằng chính ngôn ngữ của chúng ta.
Thời kỳ đầu, Chomsky không quan tâm đến vấn đề ngữ nghĩa. Ông cho rằng ngữ nghĩa độc lập với cú pháp. Nhưng sau đó, Chomsky đã có một sự bổ sung quan trọng: ngữ nghĩa là một bộ phận trong lý thuyết ngữ pháp. Do đâu mà sinh ra nghĩa của một câu? Chomsky đưa ra hai khái niệm: cấu trúc sâu và cấu trúc bề mặt. Cấu trúc sâu giải thích ý nghĩa của câu đó, còn cấu trúc bề mặt là sự biểu hiện ngữ âm