Bằng cách tạo ra khái niệm “ý tưởng bẩm sinh”, Chomsky đã chống lại cách tiếp cận hành vi luận của chủ nghĩa cấu trúc luận Mỹ và phát triển lí thuyết của mình thành lí thuyết thụ đắc ngôn ngữ. Lí thuyết của Chomsky là sự kế thừa tư
tưởng của chủ nghĩa duy lí truyền thống - một học thuyết triết học thế kỷ XVII, dựa vào nền tảng triết học R. Decartes (1596-1650), một triết gia người Pháp - người sáng lập ra chủ nghĩa duy lý châu Âu, đề cao lý tính xem lí tính là nguồn gốc của tri thức nhân loại.
Chomsky nghiên cứu ngôn ngữ gắn liền với hoạt động của trí não. Chomsky kế thừa tư tưởng R. Descartes khi ông nói đến các “ý tưởng bẩm sinh”, coi ngôn ngữ là một hoạt động đặc biệt của con người qua đó nhấn mạnh vào bình diện sáng tạo của việc sử dụng ngôn ngữ và phân biệt hình thức bên ngoài và bên trong của ngôn ngữ. Cũng như R. Descartes, Chomsky cho rằng trí não có những tư tưởng bẩm sinh như những nguyên tắc cơ bản của logic học và toán học. Do vậy, cần xuất phát từ một nguyên lý tuyệt đối, xác thực có tính chất phổ biến, bất biến áp dụng như nhau trong tất cả các lĩnh vực tri thức.
Chính sự quay trở lại chủ nghĩa duy lí trong ngôn ngữ học ở thời điểm mà mà quan điểm khoa học thắng thế được sự ủng hộ mạnh mẽ là chủ nghĩa kinh nghiệm đã khiến cho tư tưởng của Chomsky trở thành cách mạng. Học thuyết cơ bản của chủ nghĩa duy lí là tri thức về thế giới có thể đạt đưuọc bằng suy luận thuần túy, không viện tới kinh nghiệm của thế giới vật chất. Chân lí đạt được thông qua sự rèn luyện của lí trí (suy luận) thuần túy hơn là thông qua kinh nghiệm, bởi vì các giác quan, nhờ chúng mà ta có được các kinh nghiệm có thể đánh lừa chúng ta. Nhưng sự rèn luyện của lí trí thuần túy nếu không dựa vào các giác quan thì phải có cái gì có giá trị đối với chúng ta để suy luận, tức điểm bắt đầu và trạng thái ban đầu nào đó khác với kinh nghiệm cảm giác. Đó là cái bẩm sinh, sẵn có ở con người, đó là các ý tưởng cùng sinh ra với chúng ta. Ý tưởng bẩm sinh này tạo nên một hình thức của tri thức. Khả năng suy luận bao gồm các ý tưởng được phú một cách bẩm sinh như bản chất hay quan hệ nhân quả, không nảy sinh từ kinh nghiệm nhưng qua chúng, chúng ta lại hiểu được kinh nghiệm. Vì chúng là bẩm sinh, chúng cho hình thức như nhau ở tất cả mọi người, tức là chúng có tính phổ quát. Đó là một hệ thống các tư tưởng định vị trong trí não và khả năng lí luận là những thực tế cơ bản trong khi thế giới kinh nghiệm về sự vật vật chất có tầm quan trọng thứ hai. Chomsky kế
thừa học thuyết chủ nghĩa duy lí và đưa ra quan điểm tương tự. Chomsky tin rằng trẻ em sinh ra đã có vốn bẩm sinh phong phú về sự thụ đắc ngôn ngữ. Đối với ông, vai trò của kinh nghiệm trong việc xác định hình thức của ngôn ngữ hoàn toàn không có ý nghĩa. Cấu trúc của ngôn ngữ chủ yếu được phóng chiếu từ cấu trúc tinh thần bẩm sinh và phổ quát. Trong số các nhà duy lí ở thế kỷ XVII như Descartes, Spinoda và Leibniz thì Descates là người hiểu biết nhất.
Trái lại, chủ nghĩa kinh nghiệm cổ điển Anh với các đại biểu như Locke, Berkelay, Hume đã phản ứng chống lại Descartes. Đây là một học thuyết triết học cho rằng tri thức có được là nhờ kinh nghiệm có thể cảm nhận thực tế và không được ban bố bởi vốn lí lẽ bẩm sinh. Trí não con người là trống rỗng khi sinh ra. Tất cả các tư tưởng và sự hiểu biết được phát triển tiếp theo trong trí não trước hết thu được từ kinh nghiệm có được thông qua các giác quan. Chủ nghĩa kinh nghiệm có ảnh hưởng sâu sắc đối với khoa học từ thế kỷ XVII cho đến đầu thế kỷ XX. Mọi nhận định về cái không quan sát được trong hiện tượng tinh thần đều bị tích cực ngăn cản cho đến khi Chomsky quy lí thuyết của mình là “một giả thuyết rõ ràng... như là bản chất của các cấu trúc và các quá trình tinh thần”. Và cuộc tranh luận xung quanh lí thuyết của Chomsky tập trung đến yêu cầu rõ ràng về tính bẩm sinh mà ông đặt ra dứt khoát trong truyền thống duy lí.
Quan trên ta thấy, Chomsky đã rất tự ý thức vị trí công việc của mình nằm trong khung cảnh duy lý. Ông đã quay trở lại xuất phát điểm của chủ nghĩa duy lí. Như các nhà tư tưởng trước đó, ông đã nhấn mạnh khoảng cách giữa tri thức của chúng ta và hành vi của chúng ta, giữa môi trường và các trạng thái tinh thần của chúng ta. Trong một khung cảnh hiện đại, tư tưởng của Chomsky tách rời nhiều tư tưởng khác song ông vẫn làm náo nhiệt sự quan tâm của những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm.
Ở đây, chúng ta có thể thấy, với Chomsky, chỉ có năng lực suy nghĩ bẩm sinh của con người mới có thể cho con người những tri thức về sự vật quanh ta. Vì vậy, Ông đã trở thành người theo chủ nghĩa khách quan trong xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ. Mối quan tâm của Chomsky về ý thức/ hoạt động trí não được định vị chúng trong hoàn cảnh chung hơn về sự khác biệt trong quan điểm của những người
theo chủ nghĩa kinh nghiệm và những người theo chủ nghĩa duy lí.
Quan niệm về ý thức/hoạt động trí não của những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm
Lí thuyết của những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm về trí não (lối giải thích của lý thuyết của Locke) hiểu niềm tin là các thực thể phức tạp được tạo thành từ các bộ phận đơn giản hơn, gọi chúng là “các ý niệm” liên kết với nhau bởi các hoạt động tinh thần phong phú. Ý niệm có hai loại, đơn giản và tổng quát. Loại thứ hai được hình thành từ loại trước bởi một hoạt động trừu tượng. Ý niệm đơn giản phát sinh thông qua cảm giác. Tất cả các niệm đơn giản được cấu thành ở trong trí não tác động với môi trường thông qua phương tiện các giác quan. Các thuật ngữ “hình thành”, “cấu thành”, “kiến trúc tạo” có nghĩa gợi lên quan điểm cho rằng các đặc tính của ý niệm đơn giản có liên quan rất gần gũi với các đặc tính của tình huống kích thích. Các ý niệm đơn giản là những ý niệm được hình thành bởi đặc trưng đầu tiên trực tiếp và chính xác phản ánh đặc điểm của môi trường rồi truyền thông tin qua các giác quan. Một cách tương tự, những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm đề nghị, các thuộc tính của ý niệm đơn giản trong trí não có nguồn gốc từ các thuộc tính của các kích thích vật lý. Các ý niệm đơn giản liên kết trí não với thế giới thông qua một mối quan hệ tương đồng căn cứ vào một cơ chế quan hệ nhân quả cụ thể: những ý tưởng kích thích bên ngoài tạo thành các đặc tính cụ thể của ý niệm phát sinh trong trí não.
Quan sát dựa trên loại giải thích này, các ý niệm đơn giản phản ánh các tính chất vật lý của môi trường kích thích tạo ra chúng. Với quan điểm này, họ giải thích về nội dung tinh thần phù hợp thông qua sự giải thích về cấu trúc môi trường và kích thích tạo ra nó. Sự khác biệt trong lí thuyết của những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm là ở quan điểm nhấn mạnh đến mối quan hệ nhân quả giữa cấu trúc của ý niệm đầu tiên đơn giản của chúng ta và của các ý niệm kích thích. Đối với các ý tưởng đầu tiên đơn giản, trí não thụ động và mọi cấu trúc của chúng là do ảnh hưởng khuôn mẫu của chủ nghĩa kinh nghiệm.
Hành vi luận là một kết quả hợp lý của những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Nói cách khác, vì cấu trúc của ý niệm đơn giản (chủ yếu) là một sự phản ánh
của các đặc điểm của môi trường tới ý thức/ hoạt động trí não liên quan đến những tác nhân kích thích. Vì nghiên cứu ý thức/ hoạt động trí não khó khăn hơn nhiều với nghiên cứu môi trường cho nên họ chú tâm vào vào cấu trúc của tác nhân kích thích, mà có thể dễ dàng quan sát, hơn là trí não. Điểm quan trọng của chủ nghĩa hành vi không phải là không chấp nhâ ̣n cấu trúc tinh thần mà ở chỗ quan điểm cho rằng các lĩnh vực chủ yếu của tinh thần là một sự phản ánh đơn thuần các thuộc tính của các kích thích vật lí. Theo nghĩa này, chủ nghĩa hành vi tiếp tục với đặc trưng của những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm coi ý thức/ hoạt động trí não là thụ động.
Một khi chúng ta có những ý niệm phổ quát và đơn giản, các hoạt động tinh thần khác nhau bổ sung có thể liên quan đến việc tạo thành niềm tin ở con người. Ví dụ, điều khẳng định có thể là một khái niệm chung như “quả táo” và khẳng định để ý niệm chung của nó “đỏ” để hình thành nên niềm tin “quả táo có màu đỏ”. Các hoạt động khác có thể kết hợp những khái niệm chung để hình thành ý tưởng chung nhưng phức tạp hơn, ví dụ như “táo đỏ” và niềm tin phức tạp hơn, ví dụ phủ định của một niềm tin, liên kết các niềm tin, v.v... Sự phức tạp của quá trình này không quan trọng đối với mục đích hiện tại. Những thứ quan trọng về mối quan hệ chặt chẽ về sự tồn tại giữa các thuộc tính của thế giới (kích thích) và cấu trúc của một số ý niệm và niềm tin của chúng ta do hoạt động tinh thần gây ra. Việc học tập, sự đạt được niềm tin, là một chức năng trực tiếp của tình trạng kích thích môi trường. Như thế, ý thức/ hoạt động trí não là trống rỗng và thụ động.
Quan niệm về ý thức/ hoạt động trí não của những người theo chủ nghĩa duy lí
Quan điểm duy lí về ý thức/ hoạt động trí não đối lập với học thuyết ở trên. Sự khác biệt nằm ở sự bác bỏ vững chắc quan điểm của những nhà theo chủ nghĩa kinh nghiệm sử khi nói về cấu trúc tinh thần. Kích thích môi trường đối với các nhà duy lý, không phải là kích thích cấu trúc nội dung của ý thức/ hoạt động trí não. Thay vào đó, chúng là nguyên nhân cho sự hình thành các quan niệm hay niềm tin. Nói cách khác, mặc dù kinh nghiệm là quan hệ nhân quả tất yếu trong việc giải thích cách niềm tin phát sinh trong trí não như thế nào nhưng nó không hoạt động theo cách tiếp cận của
chủ nghĩa kinh nghiệm.
Sự giống nhau có thể hữu ích để đánh giá các nhà duy lí về các hoạt động tinh thần rõ ràng hơn. Đối với các nhà duy lí, kinh nghiệm kích hoạt những ý niệm mà đã sống trong ý thức/ hoạt động trí não, nhưng kinh nghiệm không hình thành nên các ý niệm. Do đó, mối quan hệ giữa kinh nghiệm và cấu trúc của niềm tin và ý niệm của ai đó, dựa vào cách giải thích này, có thể rất tách biệt. Hai đặc tính của quan điểm này là đáng chú ý. Đầu tiên, kinh nghiệm là cần thiết trong sự giải thích cho sự xuất hiện của các cấu trúc tinh thần. Các nhà duy lí, người thừa nhận cấu trúc tinh thần bẩm sinh phong phú không cần tới vai trò mang tính quan hệ nhân quả đối với kinh nghiệm. Triết học duy lý phác họa ý thức/ hoạt động trí não như một thực thể hoạt động có cấu trúc cao. Trí não không thụ động phản ánh kinh nghiệm, chúng tham gia chủ động trong việc làm sáng tỏ kinh nghiệm. Những gì có trong ý thức/ hoạt động trí não không phải là sự phản ánh lại trung thành của những thứ bên ngoài môi trường mà ở đó có sự sáng tạo, chuyển đổi và sai biệt, thể hiện nhận thức của con người. Với các nhà duy lí, những ý niệm bẩm sinh được kích hoạt có liên quan chặt chẽ với các kích thích gây ra. Do đó, họ có quan điểm cho rằng những ý niệm phổ quát cố định bẩm sinh trong ý thức/hoạt động trí não.
Ở đây chúng ta có thể thấy sự khác nhau giữa các nhà duy lý và các nhà kinh nghiệm chủ nghĩa trong nghiên cứu về ý thức/ hoạt động trí não. Theo các nhà duy lý, ý thức/ hoạt động trí não trí não được cấu trúc tiên thiên về những hiểu biết ngôn ngữ, mọi quy tắc ngữ pháp đều được thể hiện trong cơ chế ý thức/ hoạt động trí não. Chúng bẩm sinh và có sẵn. Đối với các nhà kinh nghiệm thì ý thức/ hoạt động trí não như một tờ giấy trắng trên đó không có tri thức trước kinh nghiệm mà có được bằng cơ chế liên tưởng các tư tưởng và mối liên hệ thông thường kích thích – phản ứng. Với họ, mọi tri thức đều do kinh nghiệm mà có, đối với phái duy lí thì có một số tri thức đã được tạo sẵn, có trước kinh nghiệm, quy định hình thái tri thức do kinh nghiệm mang lại. Chomsky ủng hộ quan điểm thứ hai của những người theo chủ nghĩa duy lí.
Chúng ta có thể thấy rằng, Chomsky rõ ràng là một trong những người theo chủ nghĩa duy lý phê phán về lý thuyết tiếp nhận kiến thức của những người theo chủ
nghĩa kinh nghiệm. Như đã nói ở trên, tác phẩm của chính ông về lí thuyết ngữ pháp là một trong các trường phái trình bày tốt nhất ủng hộ cách tiếp cận của những người duy lí. Mặc dù kinh nghiệm ngôn ngữ là quan trọng đối với sự thụ đắc ngôn ngữ, nhưng không thể thay thế được phần khả năng bẩm sinh về ngôn ngữ gắn liền với ý thức/ hoạt động trí não của con người. Quan điểm này tạo ra tiếng vang rõ ràng cùng với niềm tin của những người theo chủ nghĩa duy lí. Là một nhà ngôn ngữ học, Noam Chomsky tán thành những người theo chủ nghĩa duy lí, trong sự đối lập với chủ nghĩa kinh nghiệm.
Triết học ngôn ngữ của ông cho thấy sự ảnh hưởng rõ ràng của hệ tư tưởng duy lý, khẳng định rằng lí tính như là một thuộc tính của ý thức/ hoạt động trí não, là nguồn kiến thức đầu tiên quan trọng. Tư tưởng của ông liên quan đến những ý tưởng duy lí về một kiến thức tiên nghiệm, thể hiện trong chủ nghĩa bẩm sinh. Lịch sử của mối quan tâm triết học về ngôn ngữ đã xuất hiện từ lâu trong triết học Plato, cụ thể là trong đối thoại Cratylus khám phá ra mối quan hệ giữa tên gọi và sự vật và tham gia vào những gì hiện nay được công nhận là triết học ngôn ngữ. Phần lớn các nhà triết học từ Plato đã chỉ ra một số quan tâm về ngôn ngữ. R. Descartes (1596- 1650), người cha sáng lập triết học hiện đại, tin vào sự tồn tại của ngôn ngữ phổ quát làm cơ sở cho các ngôn ngữ khác nhau mà cộng đồng người sử dụng và được xem xét bởi nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky ở thế kỷ XX. Đây là một tiền thân của lí thuyết bẩm sinh về các năng lực ngôn ngữ. Chomsky cũng đưa ra một cái nhìn chủ quan về ngôn ngữ, khẳng định rằng ngôn ngữ đề cập đến trạng thái tinh thần nào đó mà một lý thuyết ngôn ngữ sẽ giải thích. Do vậy, chúng ta nên nghĩ rằng kiến thức ngôn ngữ là một trạng thái của ý thức/ hoạt động trí não, một yếu tố khá bền vững, một trạng thái của một năng lực riêng biệt của ý thức/ hoạt động trí não – năng lực ngôn ngữ - có tính chất đặc biệt, có cấu trúc và tổ chức, có tính mô- đun. Điều này cho thấy ngôn ngữ tự trị theo mô- đun và nó tạo nên sự khác biệt của Chomsky với các nhà ngôn ngữ học khác.
Công thức triết học ngôn ngữ của Chomsky có kế thừa nhiều từ ý tưởng của