Thảo luận chung về quan hệ giữa các bộ phận sinh khối

Một phần của tài liệu Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh kh ối rừng Tràm trên đất than bùn và đát phèn khu v ực U Minh Hạ tỉnh Cà Mau (Trang 54 - 55)

Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, giữa các bộ phận sinh khối tươi có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau và giữa các bộ phận sinh khối khô cũng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Bởi các bộ phận của cây luôn phát triển trong mối quan hệ tương hỗ với nhau, điều đó đảm bảo cho cây phát triển cân đối. Kết quả này cũng phù hợp với những nhận xét của nhiều tác giả khác trong nghiên cứu về sản lượng và sinh khối của các loài cây gỗ ở Việt Nam và thế giới (Vũ Tiến Hinh, 2003; Lê Hồng Phúc, 1994). Trong qui luật phát triển tự nhiên của rừng, đặc biệt là đối với các loài cây thân gỗ, sự sinh trưởng và phát triển của chúng phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ tương hỗ trong một không gian dinh dưỡng nhất định. Nói chung, mật độ

cây rừng sẽ giãm dần theo tuổi rừng do quá trình cạnh tranh không gian dinh dưỡng trong khi đường kính và chiều cao thân cây luôn tăng dần theo thời gian. Mặt khác, thực vật thân gỗ ưa sáng nói chung và loài Tràm nói riêng luôn có khuynh hướng phát triển tán lá trong điều kiện không gian cho phép. Do đó, trong cùng một cấp tuổi, tỉ lệ sinh khối các thành phần trên mặt đất phụ thuộc rất nhiều vào mật độ cây rừng. Ở mật độ cao, tỉ lệ sinh khối thân sẽ cao và sinh khối cành, lá thấp (do không gian dinh dưỡng hẹp, có ít cành nhánh); ngược lại ở mật độ thấp, tỉ lệ cành nhánh sẽ

nhiều hơn và sinh khối của các thành phần nầy cũng sẽ cao hơn, tỉ lệ sinh khối thân cũng thấp hơn (do không gian dinh dưỡng rộng). Nắm được cấu trúc sinh khối của cây rừng sẽ dễ dàng hoạch định các biện pháp lâm sinh vào kinh doanh rừng. Tùy theo sản phẩm mục đích có thểđiều chỉnh mật độ cây rừng phù hợp đểđạt sinh khối sản phẩm cao nhất.

Khi dựđoán sinh khối của các bộ phận khó đo đạc trên thân cây (sinh khối cành, lá, hoa quả và hệ rễ), nhiều tác giả ở nước ngoài và trong nước cũng đã xác lập mối quan hệ giữa chúng với DBH (Lê Hồng Phúc, 1995; Graw-Hill, Mc., 1972). Bởi

đường kính thân cây là chỉ tiêu có quan hệ với các bộ phận sinh khối và nó cũng là chỉ tiêu rất dễđo đạc. Ngoài ra, để tính sinh khối (tươi và khô), nhiều tác giảđã sử

dụng quan hệ giữa thể tích từng bộ phận với trọng lượng riêng của chúng. Cơ sở của mối quan hệ này là ở chỗ trọng lượng của từng bộ phận trên thân cây bằng thể tích của chúng nhân với tỷ trọng tương ứng. Tỷ trọng gỗ khô tuyệt đối của thân cây Tràm biến động trong khoảng 0.6 - 0.65.

Việc xác định sinh khối của các thành phần riêng lẽ của một loài cây nhất định nào

đó là một công việc đầy khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian, nhân lực; Xác

định được mối quan hệ toán học giữa DBH và sinh khối các thành phần thông qua các phương trình tương quan hồi qui sẽ giúp dựđoán được sinh khối của từng thành phần riêng biệt một cách dễ dàng thông qua chỉ tiêu rất dễđo đạc là DBH. Áp dụng các phương trình nầy sẽ tránh việc phải triệt hạ toàn bộ một khu rừng hoặc một ô

mẫu, điều nầy trong hoàn cảnh hiện nay là một việc làm không khả thi và không có ý nghĩa thực tiển mặc dù độ chính xác là khá cao. Do đó việc áp dụng các phương trình tương quan trong việc dự đoán sinh khối thông qua việc đo đạc đường kính thân cây trong khu rừng với sai số chấp nhận được sẽ mang nhiều ý nghĩa thực tiển hơn. Điều nầy cũng đã được áp dụng trong nhiều công trình nghiên cứu sinh khối của nhiều tác giả trong và ngoài nước (Viên Ngọc Nam, 1996; Đặng Trung Tấn & cộng sự, 1999; Van et al, 2000).

Một phần của tài liệu Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh kh ối rừng Tràm trên đất than bùn và đát phèn khu v ực U Minh Hạ tỉnh Cà Mau (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)