Phương pháp nghiên cứu đặc trưng lâm học của rừng Tràm

Một phần của tài liệu Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh kh ối rừng Tràm trên đất than bùn và đát phèn khu v ực U Minh Hạ tỉnh Cà Mau (Trang 33 - 34)

3.3.2.1. Thu thập số liệu

Sau khi xác định các nghiệm thức cần nghiên cứu, trên mỗi lâm phần Tràm ở tuổi 5, 8 và 11 thuộc một dạng độ sâu ngập đã chọn 3 ô mẫu điển hình với mỗi ô mẫu có diện tích 100 - 200m2 để thu thập những chỉ tiêu lâm học cơ bản. Tổng cộng (ba tuổi rừng, hai loại đất và 3 dạng độ sâu ngập) đã thu thập 54 ô mẫu. Việc đo đạc trên các ô mẫu bao gồm những chỉ tiêu sau đây: (1) số cây sống và chết (N (cây/ha)); (2) đường kính thân cây ở vị trí 1.3 m cách mặt đất (ký hiệu = DBH (cm))

được đo bằng thước dây với độ chính xác đến 0.1 cm; (3) chiều cao thân cây vút ngọn (ký hiệu = H (m)) được đo bằng thước đo cao với độ chính xác đến 0.1 m.

3.3.3.2. Phương pháp x lý s liu

(cây/ha)), đường kính thân cây bình quân (DBHbq (cm)), chiều cao thân cây bình quân (Hbq (m)), thể tích thân cây bình quân (V (m3/ha)). Tính các đặc trưng phân bố đường kính thân cây (N - D) để làm rõ kết cấu lâm phần.

Chỉ tiêu tính toán bao gồm trị trung bình, sai tiêu chuẩn, phạm vi biến động, hệ số

biến động, độ lệch, độ nhọn. Sau đó, sử dụng phân bố Weibull để mô tả dạng phân bố N - D của các lâm phần.

Hàm phân bố Weibull có dạng:

f(x) = (β/α)(x/α)β - 1exp{-(x/α)β}

Trong đó β > 0. α > 0. x ≥ 0; β là tham sốđặc trưng cho hình dạng đường cong; α là tham sốđặc trưng cho độ lệch của phân bố.

Hàm mật độ xác xuất có dạng:

F(x) = 1 - exp{-(Xp/α)β}

Sau đó, dựa vào sự khác biệt của các tham số phân bố (β và α) để phân tích ảnh hưởng của tuổi rừng đến kết cấu đường kính lâm phần.

Tất cả những nội dung tính toán trên đây được xử lý bằng phần mềm Statgraphics Plus Version 3.0; MS Exel 2003

Một phần của tài liệu Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh kh ối rừng Tràm trên đất than bùn và đát phèn khu v ực U Minh Hạ tỉnh Cà Mau (Trang 33 - 34)