Phương pháp nghiên cứu sinh khối rừng Tràm

Một phần của tài liệu Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh kh ối rừng Tràm trên đất than bùn và đát phèn khu v ực U Minh Hạ tỉnh Cà Mau (Trang 34 - 37)

3.3.3.1. Thu thp s liu

Trên thực địa, tại những nơi đặc trưng cho các lâm phần Tràm ở tuổi 2 - 11 sinh trưởng trên đất than bùn và đất phèn, mỗi cấp tuổi được bố trí 1 ô mẫu điển hình với diện tích 100m2. Trong mỗi ô mẫu, sau khi thống kê chính xác mật độ, đo đạc DBH(cm) và H (m) của từng cá thể Tràm, đã tiến hành nhóm các cá thể Tràm vào từng cấp đường kính với mỗi cấp là 1.0 cm. Sau đó, 56 cây tiêu chuẩn điển hình trên đất phèn đã được chọn lựa và phân bố đều vào 8 cấp đường kính (từ 1.0 - 9.0 cm) với mỗi cấp 7 cây để đo đạc sinh khối (tươi và khô). Tương tự như thế, đối với các lâm phần Tràm ở tuổi 2 - 11 sinh trưởng trên đất than bùn 45 cây tiêu chuẩn

điển hình được chọn lựa để đo đạc sinh khối (tươi và khô), trong đó phân bố đều vào 14 cấp đường kính (từ 1 - 15 cm) với mỗi cấp 3 cây. Ngoài ra, trên mỗi loại đất

đã chọn điển hình 10 - 15 cây Tràm có cùng cấp đường kính như trên để dùng vào việc kiểm tra độ chính xác của biểu sinh khối. Sinh khối của những cây Tràm dùng

để kiểm tra độ chính xác của biểu sinh khối không tham gia vào việc lập biểu sinh khối.

a) Phương pháp xác định sinh khi tươi ngoài rng như sau:

- Sau khi chọn được cây tiêu chuẩn, cây Tràm được chặt hạ sát gốc; vị trí gốc chặt cách mặt đất 5 - 10 cm.

- Trên mỗi cây tiêu chuẩn đã chặt hạ, sau khi đã đo chính xác DBH cả vỏ, tiến hành phân chia sinh khối thành từng bộ phận riêng rẽ như thân, cành và lá.

- Cân đo từng bộ phận sinh khối (thân tươi - ký hiệu SKTt (kg); cành tươi - ký hiệu SKCt (kg); lá tươi - ký hiệu SKLt (kg) với độ chính xác đến 0.05 kg. Sau

đó cộng dồn những bộ phận sinh khối tươi để xác định tổng sinh khối tươi của các phần trên mặt đất của cây Tràm - ký hiệu = TSKt (kg).

- Sau khi xác định sinh khối tươi, thu mẫu từng bộ phận sinh khối với mỗi loại 1kg để dùng vào việc xác định sinh khối khô bằng máy sấy; trong đó ký hiệu tổng sinh khối khô = TSKk (kg); sinh khối thân khô = SKTk (kg); sinh khối cành khô = SKCk (kg). sinh khối lá khô = SKLk (kg).

b) Phương pháp xác định sinh khi khô:

- Các mẫu sinh khối tươi của cây Tràm được sấy ở nhiệt độ ban đầu 700C và tăng dần lên đến 1050C.

- Định kỳ cân đo sinh khối khô của cây Tràm với độ chính xác đến 0.05kg. Kết quả lần đo cuối cùng được ghi nhận sau khi sinh khối khô có giá trị không thay đổi. Tùy theo thành phần cụ thể, thời gian sấy khô biến động từ 12 – 36 giờ. Kế đến tính hệ số tỷ lệ giữa sinh khối khô (p (kg)) với sinh khối tươi (P (kg)) theo công thức k = p/P. Cuối cùng tính sinh khối khô cho từng bộ phận của cây và lâm phần bằng cách nhân sinh khối tươi (P) của các bộ phận tương ứng với hệ số k, nghĩa là p = P*k.

3.3.3.2. Tính toán s liu trong phòng

Bước 1: Toàn bộ số liệu về sinh khối (tươi và khô) của những cây tiêu chuẩn

đại diện cho cấp đường kính được tập hợp lại thành biểu theo từng bộ phận (thân, cành, lá) và toàn bộ phần trên mặt đất của cây Tràm tương ứng với tuổi và hai loại đất (than bùn và đất phèn).

Bước 2: Trên mỗi loại đất, từ số liệu về sinh khối (tươi và khô) và DBH cả

vỏ của cây Tràm, các mối quan hệ sau đây đã được xác lập: (1) giữa Tổng sinh khối và các thành phần sinh khối trên mặt đất (thân, cành, lá) với

Đường kính ngang ngực (DBH) cả sinh khối tươi lẫn sinh khối khô; (2) giữa Tổng sinh khối tươi (TSKt) với Tổng sinh khối khô (TSKk). Những mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận sinh khối với DBH được sử dụng để dự đoán sinh khối (thân, cành, lá và tổng số) dựa theo chỉ tiêu DBH cả vỏ.

Việc xác định mối quan hệ giữa các bộ phận sinh khối với DBH được thực hiện theo các bước sau đây:

- Xây dựng ma trận tương quan giữa các chỉ tiêu sinh khối với DBH và giữa các chỉ tiêu sinh khối với nhau. Những chỉ tiêu sinh khối có mối quan hệ chặt chẽ

với DBH được sử dụng để xây dựng mô hình dựđoán sinh khối và lập biểu sinh khối cho từng cấp DBH và cho cả rừng Tràm.

- Tìm kiếm các mô hình thống kê để dựđoán sinh khối từ DBH. Nguyên tắc chung trong việc chọn lựa mô hình dự đoán là: (1) mô hình mô tả tốt nhất quan hệ

giữa biến phụ thuộc (sinh khối các bộ phận) với biến độc lập (DBH); (2) mô hình dễ tính toán hoặc đã có sẵn (mặc định) trong các phần mềm thống kê chuyên dùng; (3) hệ số tương quan cao nhất và tổng bình phương sai số là nhỏ

nhất.

Theo nguyên tắc trên đây, mối quan hệ giữa những bộ phận sinh khối với DBH

được xây dựng dựa theo 9 hàm hồi quy đơn mặc định trong phần mềm thống kê Statgraphics Plus Version 3.0 sau đây:

(1) Hàm số mũ: y = Exp(a + bx) (2) Hàm số nghịch đảo của y: y = 1/(a + bx) (3) Hàm số nghịch đảo của x: y = a + b/x (4) Hàm số 2 lần nghịch đảo của x: y = 1/ (a + b/x) (5) Hàm số logarit của x: y = a + bLnx (6) Hàm số lũy thừa: y = axb (7) Hàm số căn bậc 2 của x: y = a + b*sqrt(x) (8) Hàm số căn bậc 2 của y: y = (a + b*x)2 (9) Hàm đa hợp: y = αaX

Bước 3: Xây dựng biểu sinh khối (tươi và khô) của rừng Tràm. Nguyên lý chung như sau:

Xây dựng biểu sinh khối (tươi và khô) của cây Tràm tùy thuộc vào sự thay đổi DBH; trong đó DBH được sắp xếp theo cấp với mỗi cấp là 1cm. Biểu sinh khối (tươi và khô) của cây Tràm bao gồm tổng sinh khối (TSK), sinh khối thân (SKT), sinh khối cành (SKC) và sinh khối lá (SKL). Chúng được xây dựng từ

các mối quan hệ chặt chẽ giữa TSK(tươi và khô) - DBH, giữa SKT(tươi và khô) - DBH, giữa SKC(tươi và khô) - DBH, giữa SKL(tươi và khô) - DBH.

(1) Phương pháp thứ nhất: Tại những ô mẫu ở mỗi tuổi cần nghiên cứu, xác

định sinh khối từng cây cấu thành rừng trên ô mẫu và cộng dồn sinh khối từng cây trên ô mẫu rồi qui ra hécta bằng cách nhân với hệ số 10000/S, với S là diện tích ô mẫu (m2).

(2) Phương pháp thứ hai: Tại những ô mẫu tương tự như trên, thống kê và đo

đạc DBH của từng cây Tràm trên ô mẫu và sắp xếp chúng thành từng cấp

đường kính với mỗi cấp là 1 cm hoặc 0.5 cm tùy theo tuổi. Kếđến thống kê tần số cho mỗi cấp đường kính; tiếp theo tìm sinh khối của từng cấp đường kính bằng cách nhân tần số của mỗi cấp với sinh khối bình quân của cấp

đường kính đó; sau đó cộng dồn lại cho ô mẫu. Sau cùng tính sinh khối trên 1 ha bằng cách nhân tổng sinh khối của ô mẫu với hệ số 10000/S, với S là diện tích ô mẫu (m2).

(3) Phương pháp thứ ba. Đối với rừng Tràm thuần loại đồng tuổi với phân bố

số cây theo cấp đường kính (phân bố N – D) tuân theo luật chuẩn, nếu đã biết mật độ (N (cây/ha)) và đường kính bình quân lâm phần (DBHbq (cm)), thì sinh khối toàn bộ quần thụ Tràm trên 1 ha bằng sinh khối của cây bình quân nhân với mật độ lâm phần.

Bằng nguyên lý vừa nói trên đây có thể xác định được sinh khối (tươi và khô) cho các lâm phần Tràm ở các tuổi mà phạm vi phân bố DBH từ 2 - 18 cm. Trong đề tài này, sinh khối rừng Tràm chỉđược tính ở tuổi 5, 8 và 11 tương ứng với hai loại đất (than bùn và đất phèn) và ba cấp độ sâu ngập khác nhau (cao, trung bình và thấp).

Một phần của tài liệu Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh kh ối rừng Tràm trên đất than bùn và đát phèn khu v ực U Minh Hạ tỉnh Cà Mau (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)