giai đoạn hiện nay
Trong nền kinh tế tính thị trường và tính phi thị trường (can thiệp của chính phủ) là hai mặt đối lập trong một thể thống nhất, nó vừa đấu tranh vừa bổ sung cho nhau và không thể tách rời nhau. Thị trường tự điều tiết theo các quy luật cung cầu, quy luật giá trị…Bình thường, khi các quy luật thị trường vận hành trơn tru giúp nền kinh đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, kinh tế thị trường có những chu kỳ khủng hoảng của nó. Nếu không có sự kiểm tra giám sát của chính phủ thị trường có thể phát triển quá đà theo hướng tiêu cực và khủng hoảng xảy ra càng mạnh. Lúc này,
12 Theo Kahneman và Smith - Nobel kinh tế 2002 – thì con người chỉ hành động theo kinh nghiệm chứ không theo kỳ vọng hợp lý, lý thuyết trên bổ sung cho các mô hình dự kiến tỷ giá và kiểm định thị trường hiệu quả (Tài chính quốc tế - Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định (2005))
hậu quả sẽ rất lớn và khó khắc phục hơn. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra cho thấy sự phát triển thiếu kiểm soát đã gây ra những hậu quả quá lớn. Ngược lại, một sự can thiệp quá mức của chính phủ có thể gây hại cho các chức năng hiệu quả của thị trường.
Vì vậy, thị trường cũng không và chính phủ cũng không hiệu quả mà phải là một sự kết hợp của cả hai yếu tố này. Từ đó cho thấy rằng cần thiết có bàn tay của chính phủ can thiệp vào thị trường nhằm điều chỉnh các lệch lạc, các mặt trái của thị trường, định hướng cho nó phát triển trong ổn định để giảm thiểu nguy cơ xảy ra khủng hoảng.
Từ cách tiếp cận vấn đề như trên, xét trong điều kiện Việt Nam là nước thu nhập thấp, thị trường kém phát, lại đang phải đối diện với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên thả nổi hoàn toàn tỷ giá là không thực tế. Tuy nhiên, tỷ giá quá cố định, hay neo chặt vào USD có thể kết thúc bằng một cuộc khủng hoảng tiền tệ (khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997 hay trường hợp Argentina giai đoạn 1991 – 2001 là những ví dụ điển hình13). Vì vậy, ở đâu đó giữa cố định và thả nổi vẫn là lựa chọn hợp lý cho cơ chế tỷ giá của Việt Nam. Cho nên, vấn đề cần đánh giá là giữa nồng độ thả nổi và can thiệp cái nào đang trội hơn và trong tương lai thì nên tăng tỷ trọng của cái nào.
Do sự bất ổn ngày càng cao của thị trường tài chính, cho nên đối với việc thực thi chính sách tỷ giá có thể NHNN sẽ nghiên về mục tiêu ổn định giá cả hơn so với mục tiêu duy trì và nâng cao năng cạnh tranh của hàng hóa. Suy cho cùng, cơ chế tỷ giá chỉ thành công nếu nó góp phần tạo ra nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định tạo điều kiện cần thiết cho kinh tế phát triển chứ không nhất thiết chỉ nhằm vào mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của hàng hóa quốc nội.