Đổi mới cơ cấu hệ thống đào tạo, tăng nhanh dạy nghề

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp (Trang 92 - 94)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.7.1.Đổi mới cơ cấu hệ thống đào tạo, tăng nhanh dạy nghề

Trong điều kiện hiện nay, lợi thế tương đối về lao động giản đơn đã mất dần ý nghĩa, lợi thế đã thuộc về những quốc gia nào có lực lượng lao động được đào tạo có trình độ ngang tầm với đòi hỏi của công nghệ hiện đại. Vì vậy việc đào tạo NNL ở nước ta phải gắn với sự phát triển của khoa học công nghệ, phải tạo ra được đội ngũ lao động phù hợp với trình độ công nghệ hiện đại theo hướng tiếp cận nhanh với kinh tế tri thức. Như phần thực trạng đã chỉ rõ, do cơ cấu của NNL qua đào tạo ở nước ta nói chung và ở Bắc Ninh nói riêng đang có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa đào tạo đại học, cao đẳng-THCN-dạy nghề. Cho nên trong

những năm trước mắt cần phải điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng mở rộng quy mô dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu về số công nhân kỹ thuật rất lớn hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho việc khôi phục và phát triển dạy nghề cụ thể là:

-Phát triển và hoàn thiện hệ thống các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề để đáp ứng yêu cầu học nghề cho nhân dân. Khuyến khích các doanh nghiệp mở lớp, mở trường dạy nghề tăng cường hệ thống đào tạo kèm cặp như thợ cả kèm thợ phụ, bồi dưỡng ngoài giờ làm việc theo chuyên ngành gắn với những thay đổi của kỹ thuật công nghệ.

-Nhà nước cần tăng dần tỷ trọng đầu tư từ ngân sách hỗ trợ cho các địa phương, điều chỉnh phân bố cơ cấu ngân sách theo hướng ưu tiên hơn cho lĩnh vực dạy nghề, bên cạnh đó cần khuyến khích huy động các nguồn đóng góp của xã hội cho dạy nghề, cho các quỹ khuyến công, khuyến nông. Có chính sách khuyến khích đội ngũ cán bộ trong các trường đại học,.. cao đẳng, các viện nghiên cứu, các trường dạy nghề, mở rộng quy mô nghiên cứu khoa học, gắn khoa học với sản xuất, giảng dạy với thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và thúc đẩy KT-XH phát triển.

-Uỷ ban nhân dân tỉnh cần tăng cường sự quản lý nhà nước và tăng đầu tư đối với giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề nhằm điều chỉnh những hoạt động chệch hướng để nâng cao chất lượng đào tạo, mở mang các mô hình giáo dục đào tạo mới. Có chính sách hỗ trợ về tài chính đối với việc đào tạo NNL cho vùng miền núi.

-Tăng cường mối quan hệ giữa cơ sở sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo NNL dưới sự quản lý của chính quyền Tỉnh, đồng thời có chính sách và định mức cụ thể để các doanh nghiệp đóng góp cho việc sử dụng lao động theo trình độ đào tạo.

-Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về đào tạo NNL. Huy động vốn đầu tư cho đào tạo nghề thông qua các tổ chức quốc tế UNICEF, UNESCO, WB, và các tổ chức phi chính phủ.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp (Trang 92 - 94)