6. Kết cấu của luận văn
2.3.2.4. Đánh giá chung về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của công tác đào
đào tạo, sử dụng NNL.
-Thành tựu: Nhờ có sự thay đổi nhận thức đối với NNL, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, trong thời gian qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo Bắc Ninh nói chung và đào tạo NNL nói riêng đã đạt được những thành tích đáng kể.
+Thứ nhất, hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo nghề ngày càng được mở rộng, nhờ đó trình độ dân trí được nâng cao tạo nền tảng vững chắc cho sự tiếp tục đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề. Công tác giáo dục, đào tạo nhân lực được quan tâm tới tất cả kỹ năng, trình độ và đạo đức công dân, đạo đức nghề nghiệp.
+Thứ hai, về cơ bản Bắc Ninh đã đảm bảo được yêu cầu đào tạo nghề ngắn hạn; các ngành nghề đào tạo đa dạng, phong phú, bước đầu phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH.
+Thứ ba, công tác xã hội hoá giáo dục đào tạo nghề đã được triển khai và có hiệu quả. Việc khôi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề được nhiều ngành, nhiều cấp quan tâm hơn trước. Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương và các tổ chức xã hội mở được nhiều lớp dạy nghề(hơn 500 lớp) và khoảng 600 lớp khuyến công, khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghiệp, do đó làm tăng số làng có nghề tiểu thủ công nghiệp hơn trước. Năm 1997 có 30 làng nghề, đến năm 2005 có 62 làng nghề, do vậy việc làm mới tạo ra ngày càng nhiều, số lao động tham gia các hoạt động kinh tế ngày càng tăng, qui mô sử dụng NNL càng mở rộng.
+Thứ tư, Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng để giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Trong thời gian qua, Bắc Ninh đã thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động, tăng thêm thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn lên hơn 70% và góp một
phần rất quan trọng trong việc tăng tổng sản phẩm của tỉnh, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tình trạng nông nhàn ở nông thôn.
+Thứ năm, kết quả đào tạo đã góp phần quan trọng trong việc xuất khẩu lao động. Theo số liệu của Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh thì từ năm 2000 đến năm 2005 xuất khẩu được 3.780 lao động. Đối với lao động sau khi được đào tạo nghề đã có việc làm ổn định(khoảng 70% so với tổng số lao động được đào tạo); còn khoảng 20% là việc làm chưa ổn định vì muốn tìm nơi có thu nhập cao hơn hoặc đi xuất khẩu lao động.
Các lợi thế so sánh về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là một trong những thuận lợi để Bắc Ninh mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác với bên ngoài(cả trong và ngoài nước), tạo ra nhiều cơ hội cho việc phát triển KT-XH và phát huy có hiệu quả các tiềm năng đào tạo và sử dụng NNL của tỉnh.
Từ năm 1997 đến nay nền kinh tế của Bắc Ninh đã có nhiều chuyển biến tích cực mang tính ổn định, vững chắc.Tốc độ GDP bình quân hằng năm giai đoạn 2001-2005 đạt 14%, gấp gần 2 lần so với mức tăng chung của cả nước. Đi đôi với tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng CNH(tỉ trọng ngành nông nghiệp trong GDP theo giá so sánh 1994, giảm từ 44,7% năm 1997 xuống 25,7% năm 2005; tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 24,4% năm 1997 lên 47,1% năm 2005). Tỷ trọng GDP công nghiệp-xây dựng ngày càng tăng nhanh, tạo thêm nhiều việc làm phi nông nghiệp mới, việc làm ổn định và thu nhập cao, mở rộng quy mô đào tạo và sử dụng NNL.
Đời sống nhân dân tỉnh Bắc Ninh được cải thiện đáng kể. Năm 2005, GDP đạt 8344,7 tỷ đồng(theo giá thực tế), bình quân đầu người 8,36 triệu đồng (tương đương 525,7USD/ người, tăng 2,32 lần so với năm 1997, bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2005 tăng 14%. Đến năm 2005, Bắc Ninh không còn hộ đói, số hộ nghèo chỉ còn 3,5%, góp phần nâng cao chất lượng NNL.
Cơ sở hạ tầng cơ bản có liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân, chất lượng NNL trong tỉnh cũng được cải thiện.
Sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển. Hệ thống giáo dục của tỉnh mở rộng qui mô, tất cả các huyện, thị đều có trường học từ mẫu giáo đến THPT. Tính đến năm 2005, trên địa bàn tỉnh có 4 trường cao đẳng và đại học, 9 trường trung cấp của trung ương và của tỉnh, 3 trung tâm giới thiệu việc làm cùng với 103 cơ sở dạy nghề và truyền nghề của cá nhân và tập thể .
Y tế và các vấn đề nâng cao sức khoẻ cộng đồng cũng được các cấp quan tâm. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có một hệ thống bệnh viện, trạm xá, trạm y tế từ tỉnh đến huyện, xã đảm bảo đủ cơ sở để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng nâng cao chất lượng NNL.
Tư duy về kinh tế thị trường, về thị trường lao động từng bước được đổi mới theo hướng phát triển kinh tế đa thành phần. Nhận thức của người dân đã có sự thay đổi cơ bản, nhất là quan niệm mới về làm giàu, về việc làm, xoá bỏ bao cấp . . ., năng động, sáng tạo, tự chủ hơn trong tạo việc làm, tìm việc làm, tham gia tích cực vào thị trường lao động và các hoạt động đào tạo…
-Những hạn chế và nguyên nhân: +Những hạn chế:
Giáo dục phổ thông Bắc Ninh vẫn còn bộc lộ những yếu kém như: Chất lượng giáo dục toàn diện(nhất là giáo dục đạo đức) có nhiều chuyển biến, song cần được quan tâm để đạt kết quả tốt hơn. Nhiều giáo viên vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục lạc hậu, việc đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục còn lúng túng, nhất là khâu thí nghiệm và thực hành. Việc phân luồng trong đào tạo còn khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số trường còn thiếu phòng học, bàn ghế và thiết bị dạy học. Các trung tâm giáo dục thường xuyên, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp đầu tư còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của loại hình đào tạo không chính qui cho người đi học và hướng nghiệp các nghề kinh tế kỹ thuật cao cho học sinh.
Cơ cấu đào tạo nghề đại học, cao đẳng và THCN và dạy nghề quá bất hợp lý như: Đào tạo Đại học, Cao đẳng, THCN và dạy nghề: 9,38%; Đào tạo nghề cấp chứng chỉ, cấp bằng chỉ chiếm 23,25%.
Mạng lưới cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng với số lượng và cơ cấu ngành nghề(thiếu ngành sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp...). Cơ cấu đông CNKT, nhân viên nghiệp vụ, đặc biệt là CNKT lành nghề đáp ứng yêu cầu của CNH-HĐH đất nước, xuất khẩu lao động. Mạng lưới cơ sở dạy nghề chưa được tổ chức liên thông giữa các cấp trình độ (bán lành nghề, lành nghề, lành nghề có trình độ cao, cao đẳng, kỹ sư thực hành). Do đó hạn chế đào tạo CNKT bậc cao, chưa khuyến khích được người học nghề.
Dạy nghề chưa thực sự gắn với việc làm, do đó nhiều ngành nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động như các nghề may công nghiệp, điện thử, hàn, xây dựng quản lý, vận hành mạng lưới điện ở nông thôn.
Các trường và cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu học nghề của xã hội. Cơ sở vật chất, thiết bị trong các trường và các cơ sở dạy nghề còn thiếu, lạc hậu về kỹ thuật. Đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ chuyên môn. (Xem bảng 2.18):
Bảng 2.18: Một số chỉ tiêu giáo dục đại học, cao đẳng-THCN và Dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Đơn vị tính: người Năm học Chỉ tiêu 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 Giáo viên 389 403 399 434 418 Số học sinh đang học 6942 6670 7645 7989 9007
Đào tạo trung cấp
trở lên 4938 4732 5313 5528 5627
Đào tạo CNKT 2004 1938 2332 2461 3380
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh[2, tr.104-105].
Như vậy, mạng lưới đào tạo, nhất là đào tạo nghề của tỉnh Bắc Ninh còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu cho công tác đào tạo nhân lực cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu vùng. So với yêu cầu CNH, HĐH và mục tiêu đào tạo NNL tới năm 2010 thì Bắc Ninh chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo lao động có trình độ cao, điều này thể hiện trong số lao động được qua đào tạo thì lao động có chuyên môn kỹ thuật không bằng còn nhiều(475.937/527.222), chiếm tỷ lệ 90,27%, số CNKT cũng còn hạn chế(21.825/527.222 người), chiếm tỷ lệ 4,14%. Việc khôi phục nghề cũ, phát triển nghề mới tuy có sự phát triển, số lớp và số người được học nghề
ngày càng tăng song chưa đáp ứng được yêu cầu khai thác tiềm năng của tỉnh. Trong lực lượng lao động của tỉnh chủ yếu vẫn là lực lượng lao động phổ thông, lao động kỹ thuật tuy đã được nâng lên nhưng mới chỉ có hơn 25 %.
Lao động qua đào tạo hằng năm chủ yếu vẫn là đào tạo ngắn hạn cho các nghề thủ công nghiệp ở nông thôn nhằm giải quyết việc làm trước mắt. Do đó những lao động qua đào tạo ở Bắc Ninh gặp rất nhiều khó khăn khi xin việc làm tại các doanh nghiệp và tham gia dự tuyển lao động xuất khẩu. Việc nuôi dưỡng nhân tài chưa được quan tâm đúng mức từ các cơ sở và các đại phương sử dụng và tuyển dụng nhân lực.
Về đội ngũ công chức hành chính còn có hạn chế về phẩm chất năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính, tinh thần trách nhiệm giảm sút, phong cách làm việc chậm đổi mới, tình trạng quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân vẫn còn. Tuy nhiên công chức hành chính vẫn còn không cân đối và cũng chưa được xác định. Có tình trạng khi thực hiện tuyển dụng hoặc nâng ngạch công chức chưa đủ căn cứ về trình độ để tuyển dụng vào vị trí làm việc. Vì vậy, việc tuyển dụng vẫn chưa mang tính khoa học cao, chưa đồng bộ.
Rõ ràng chúng ta thấy bộc lộ rất rõ trình độ đào tạo về chuyên môn của công chức vẫn còn nhiều bất cập. Trước mắt đây là một thách thức lớn đối với không chỉ công tác đào tạo bồi dưỡng mà còn đối với chính sách tuyển chọn công chức.
Bên cạnh đó trình độ chuyên môn thực hiện công việc của công chức hành chính vẫn còn nhiều công chức chưa đủ năng lực công tác trong vị trí của mình. Điều này cho thấy nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là rất nặng nề. Cần có một giải pháp khả thi cụ thể để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực cho công chức.
Mức độ toàn dụng lao động ở Bắc Ninh còn thấp, sự phân bố lao động chưa hợp lý, hiệu quả khai thác sử dụng lao động chưa cao.
Cơ cấu sử dụng người lao động của tỉnh trong các ngành kinh tế quốc dân là bất hợp lý:Lao động nông nghiệp chiếm 48,29% tạo ra 25,7% GDP; Lao động
công nghiệp và xây dựng chiếm 29,12% tạo ra 47,1% GDP; Lao động thương mại chiếm 22,59% tạo ra 27,2% GDP.
Ước tính khu vực nông nghiệp nông thôn việc sử dụng lao động còn để lãng phí gần 17.744 lao động. Năm 2005, số lao động thiếu việc làm ở nông thôn và thành thị là 22.171 người, trong đó ở thành thị chiếm tỷ lệ 4,89%, ở nông thôn chiếm tỷ lệ 95,11%.
Tuy vậy, trong việc sử dụng lao động trong nông nghiệp và làng nghề tỉnh Bắc Ninh vẫn còn một số việc cần tiếp tục được quan tâm giải quyết như:
Tỷ lệ thời gian lao động trong nông thôn còn thấp như mới đạt 77,37%/ năm, trong đó có những huyện rất thấp như huyện Quế Võ mới đạt 75,22%/năm, Lương Tài là 76,25%/năm. Trong điều kiện diện tích đất đai bình quân đầu người đang có xu hướng ngày càng thấp (vì quỹ đất nông nghiệp đang có một bộ phận chuyển sang làm các hoạt động kinh tế khác), thì vấn đề sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, giải quyết việc làm mới cho người lao động ở nông thôn trở thành vấn đề vô cùng cấp thiết.
Những hạn chế này đã cản trở nhịp độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH của Bắc Ninh trong thời gian qua.
+Nguyên nhân của hạn chế:
Nhận thức về việc làm, về nghề chưa có sự thay đổi trong nhân dân. Phần đông cho rằng phải có bằng Đại học mới có việc làm và có việc làm cho thu nhập cao. Đối với những người không có khả năng vào được các trường cao đẳng, đại học thì chỉ cần giải quyết lợi ích trước mắt là có việc làm ngay nên chỉ học nghề ngắn hạn.
Trình độ cơ sở vật chất, qui mô, số lượng trường và trình độ giáo viên trong các trường dạy nghề không đồng đều, số giáo viên giỏi và có trình độ cao còn ít. Hệ thống các trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề tuy đã có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả chưa cao. Danh mục các ngành nghề đào tạo chưa nhiều và còn lạc hậu.
Ngân sách của tỉnh còn eo hẹp và thu nhập của dân cư thấp nên nguồn tài chính giành cho đào tạo nghề và nuôi dưỡng nhân tài chưa tương xứng. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển ngành nghề còn chậm do đó số việc làm tạo ra chưa nhiều. Bắc Ninh chưa có chính sách tuyển dụng hấp dẫn, cuốn hút lao động nhất là lao động chất lượng cao và số sinh viên là con em của Bắc Ninh sau khi tốt nghiệp các trường đại học về công tác tại tỉnh.
Bắc Ninh vẫn còn chậm trễ trong đổi mới cơ chế tuyển dụng NNL nên không kích thích được việc đào tạo lại để có thể nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo, trình độ học vấn và nghề nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất xã hội. Trong thực tế điều này chỉ có thể giải quyết được thông qua đào tạo lại, phổ cập nghề cho người lao động bởi nhân lực được đào tạo ở Bắc Ninh chủ yếu là ngắn hạn.
Cung-cầu lao động mất cân đối(cung lớn hơn cầu; số doanh nghiệp trên địa bàn còn ít chưa thu hút nhiều lao động vào việc làm.
Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo lớn chiếm tỷ trọng lớn 67,11%; chất lượng lao động nói chung còn thấp; khả năng tiếp cận thị trường và cạnh tranh của lao động còn yếu; cơ cấu ngành nghề đào tạo không hợp lý, thiếu lao động lành nghề, thiếu các chuyên gia kỹ thuật và doanh nhân giỏi.
Đầu tư ngân sách cho giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Các phòng học kiên cố, phương tiện thí nghiệm và thực hành cho các trường phổ thông còn thiếu. Các cơ sở đào tạo nghề mới đang từng bước đổi mới để nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Đa số lao động được đào tạo tập trung vào các ngành nghề thủ công, dịch vụ lao động kỹ thuật cho các ngành sản xuất công nghiệp mũi nhọn hầu như còn quá ít. Nhìn chung, hệ thống các trường đào tạo nghề của tỉnh, các trung tâm dạy nghề cấp huyện và của các doanh nghiệp còn thiếu cả về số lượng và cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho công tác đào tạo. Đội ngũ giáo viên trong các cơ sở dạy nghề thiếu về số lượng và yếu về chất lượng chuyên môn . Nội dung, chương trình và phương thức đào tạo chậm đổi mới; chưa tạo được sự liên thông và gắn kết cần thiết giữa đào tạo
với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương với các trường đào tạo công nhân kỹ thuật của trung ương trên địa bàn tỉnh trong hoạt động đào tạo để đáp ứng nhu cầu về lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề của tỉnh. Các doanh nghiệp trên địa bàn chưa quan