- Hoạt chất: Copper oxychloride, có công thức phân tử là 3Cu(OH)2.CuCl2 hoặc 3CuO. CuCl2.4 H2O, bền ở điều kiện bình thường, phân hủy ở nhiệt độ cao, dễ tan trong các axít vô cơ và kiềm, dễ bị kiềm phân hủy thành những chất ít độc với nấm và dễ tác dụng với những muối amin tạo thành những phức chất bền (Trần Văn Hai, 2005).
- Thuốc có tác động tiếp xúc, phòng trừ nấm bệnh phổ rộng và chống vi khuẩn qua hệ thống thân, lá và rễ của cây trồng. Thuốc ít độc với cá, ong, gia súc, gia cầm, con người và không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
- Công dụng: Thuốc Super Cook 85WP phòng trừ được các bệnh do nấm như bệnh mốc sương, bệnh thối gốc, thối quả, bệnh đốm lá, bệnh héo vàng, bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt và các bệnh do vi khuẩn như giác ban, loét; bệnh đốm rong do tảo trên cây cà chua, khoai tây, ớt, hành, tỏi, đậu, bông, thuốc lá, cam quýt, nhãn, vải, chè, cà phê, cây cảnh…Ngoài ra còn tăng cường thêm vi lượng đồng giúp cây phát triển tốt, gia tăng năng suất và chất lượng nông sản.
- Liều lượng và cách sử dụng: Pha 12,5 – 25 g cho bình 8 lít, phun 4 bình cho 1000 m2. Phun ướt lá, thân lúc sáng sớm hoặc trời mát, phun hoặc tưới gốc để phòng trừ khi bệnh mới xuất hiện. Phun cách khoảng 7 – 14 ngày tùy tình trạng và bệnh của cây trồng.
- Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc 7 ngày trước khi thu hoạch. - Công ty phân phối: Cty BVTV An Hưng Phát.
1.4.2. Thuốc Ditacin 8L
- Hoạt chất: Ningnamycin, có tên hóa học là 4 - sacro radical eacylacylamino - 1- scrylacyl acylamino–4–dioxidation- β D glucopyranose aldehyde acylamino (Wang và ctv., 2012), công thức phân tử là C16H23O8N7
17
- Công dụng: Có tác dụng nội hấp, lưu dẫn, có hiệu lực phòng trị các bệnh do virus, nấm và vi khuẩn gây ra. Dùng để trị bệnh cháy bìa lá lúa, đốm sọc vi khuẩn, vàng lá, lem lép hạt, sương mai, héo xanh trên rau màu, khảm thuốc lá, héo rũ trên lạc… Ngoài ra, thuốc còn làm tăng khả năng kháng bệnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản.
- Liều lượng và cách sử dụng: pha 10 – 12 ml cho bình 10 – 16 lít. Phun thuốc khi cây chớm bệnh, nếu nặng nên phun 2 lần cách nhau 5 ngày.
- Thời gian cách ly: 7 ngày.
- Công ty phân phối: Cty TNHH MTV Trí Văn Nông.
1.4.3. Thuốc Kasumin 2SL
- Hoạt chất: Kasugamycin, được ly trích từ môi trường nuôi cấy xạ khuẩn
Streptomyces kasugaensis có trọng lượng phân tử 433,8 với công thức phân tử là C14H28ClN3O10 (Trần Văn Hai, 2005).
- Kasumin ở dạng tinh thể, tan trong nước (125 g/lít), tan ít hoặc không tan trong nhiều loại dung môi hữu cơ, không bền vững trong môi trường axít và kiềm mạnh, không độc đối với cá và ong mật (Trần Văn Hai, 2005). Thuốc có tác động lưu dẫn, phổ rộng, tác dụng nhanh. Quá trình dịch chuyển của thuốc vào cây nhanh, có khả năng ức chế sự hình thành các axít amin trong cơ thể vi khuẩn và ức chế quá trình tổng hợp protein trong cơ thể nấm.
- Công dụng: thuốc Kasumin 2SL chuyên trị bệnh đạo ôn, bệnh cháy bìa lá lúa, đốm sọc vi khuẩn, bệnh đen lép hạt lúa do vi khuẩn, bệnh thối vi khuẩn trên bắp cải, bệnh loét trên cam quýt…
- Liều lượng và cách sử dụng: Với bệnh cháy bìa lá và đen lép hạt lúa pha 35 – 45 ml cho bình 16 lít, phun 500 lít/ha. Phun khi bệnh chớm xuất hiện, khi điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và phun ngừa ở giai đoạn đòng trỗ để phòng bệnh trên bông hạt.
- Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc 7 ngày trước khi thu hoạch. - Công ty phân phối: Arysta LifeScience Viet Nam
18
1.4.4. Thuốc Starner 20WP
- Hoạt chất: Oxolinic acid, có trọng lượng phân tử là 261,2. Công thức phân tử là C13H11NO5 và tên hóa học là 5 – ethyl – 5 – 8 – dihydro – 8 – oxo – 1 – 3 – dioxolo quinoline – 7 – carboxylic acid (Phạm Văn Biên và ctv., 2000).
- Thuốc có dạng bột, hòa tan hoàn toàn trong nước, có LD50 là 525 mg/kg chuột. - Công dụng: Là thuốc đặc trị các bệnh do vi khuẩn gây hại. Starner 20WP có hiệu quả cao dùng để phòng trừ bệnh cháy bìa lá lúa do vi khuẩn, bệnh lép hạt lúa, thối nhũn bắp cải và nhiều bệnh vi khuẩn khác. Có thể hỗn hợp với thuốc Cavil hoặc Kabim 30WP để tăng hiệu quả phòng trừ các loại nấm và vi khuẩn hại gây trồng gây bệnh vàng lá, héo rũ. Tào Tấn Minh (2013) khi xử lý với thuốc Starner 20WP ở nồng độ 0,01% vào thời điểm 5 ngày và 12 ngày sau khi chủng bệnh đều cho hiệu quả phòng trị bệnh lép vàng hạt lúa do vi khuẩn Burkholderiaglumae gây ra.
- Liều lượng và cách sử dụng: Với bệnh cháy bìa lá lúa (X. oryzae pv. oryzae) và đen lép hạt lúa (Pseudomonas oryzae) pha 1 gói 10 g cho bình 8 – 10 lít. Phun 2 bình cho một sào Bắc Bộ, 3 bình cho một sào Trung Bộ, 6 bình cho một công Nam Bộ. Phun khi mép ngọn lá lúa có vết bệnh mới xuất hiện, đặc biệt là trong giai đoạn cây lúa mới làm đòng, nên phun thêm lần 2 khi lúa trỗ xong, nếu bệnh nặng có thể tăng lượng dùng gấp 1,5 – 1,7 lần. Cần phải phun phòng khi điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển.
- Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc 7 ngày trước khi thu hoạch. - Công ty sản xuất: Sumitomo Chemical Japan.
1.4.5. Thuốc Xantocin 40WP
- Hoạt chất: Bronopol, có tên hóa học là 2 - Bromo - 2- nitropropane - 1 ,3 – diol, công thức phân tử là C3H6O4NBr. Trọng lượng phân tử 199,9 (Shepherd và ctv., 1988).
- Công dụng: Là thuốc trị bệnh vi khuẩn thế hệ mới, có tác động tiếp xúc và nội hấp mạnh. Đặc trị bệnh cháy bìa lá lúa. Croshaw (1964) cho biết Bronopol hoạt động chống lại vi khuẩn nhiều hơn chống nấm, tất cả các loài vi khuẩn được khảo sát, bao gồm vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, đã bị ức chế ở nồng độ 12 – 50 µg/ml.
19
- Liều lượng và cách sử dụng: pha 10 – 12,5 g cho bình 16 lít, phun tối thiểu 320 lít/ha. Nên phun ướt đều tán cây trồng, nếu áp lực bệnh cao nên phun lần 2 cách 5 – 7 ngày.
- Thời gian cách ly: ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch 1 ngày. - Công ty phân phối: Cty CP Khử trùng Việt Nam - VFC.
1.4.6. Thuốc Visen 20SC
- Hoạt chất: Saisentong, có tên hóa học là 5,5’(methylenediimino)bis(1,3,4- thiadiazole-2-thiol), công thức phân tử C5H4CuN6S4.
- Thuốc có tác động lưu dẫn cực mạnh, hấp thụ nhanh chóng ngay sau khi phun thuốc và phân tán đều khắp trong các mô cây. Có phổ tác dụng rộng, được cây hấp thụ nhanh nên ít bị rửa trôi, hiệu quả nhanh và kéo dài, ngăn chặn kịp thời. Hầu như không gây hại cho cá, chim, ong.
- Công dụng: Thuốc Visen 20SC có khả năng trừ được nhiều bệnh do vi khuẩn gây hại như Erwinia, Xanthomonas … đặc biệt là bệnh cháy bìa lá lúa do vi khuẩn X. oryzae pv. oryzae gây ra.
- Liều lượng và cách sử dụng: pha 10 – 15 ml cho bình 16 lít, dùng 0,25 – 0,35 lít thuốc pha với 320 – 400 lít nước phun cho một hecta. Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện, phun lại lần 2 cách lần đầu khoảng 5 – 7 ngày nếu cần thiết.
- Công ty phân phối: Cty CP Thuốc sát trùng Việt Nam.
1.4.7. Dung dịch vôi
- Hoạt chất: Canxi hydroxit - Công thức hóa học: Ca(OH)2
- Khối lượng phân tử: 74
- Canxi hydroxit có tính bazơ mạnh, phản ứng mạnh với các axít và ăn mòn kim loại khi được xúc tác bởi nước (trích dẫn Phạm Tiến Thịnh, 2013).
- Công dụng: Có thể quét vôi lên gốc cây để phòng trừ nấm bệnh gây hại cây trồng như bệnh xì mũ gốc thân hại cam quýt. Có thể sử dụng để cải tạo đất. Vũ Triệu Mân và ctv. (2007) cho rằng rắc vôi 60 – 80 kg/ha lúc lúa mới bị chớm bệnh có thể hạn chế được bệnh cháy bìa lá lúa.
20
1.4.8. Dung dịch Bordeaux
Theo Trần Văn Hai (2005), dung dịch Bordeaux có các đặc điểm sau: - Hoạt chất: CuSO4 và Ca(OH)2, theo nguyên tắc:
4 CuSO4 + 3 Ca(OH)2 → CuSO4.3Cu(OH)2 + 3 CaSO4
- Công dụng: Thuốc có tác dụng vạn năng, tuy nhiên ít hiệu quả với bộ nấm phấn trắng Erysiphales. Dùng để phun lá phòng trừ được rất nhiều loại nấm gây bệnh đốm lá, cháy lá. Bordeaux 1% có hiệu quả tốt trên bệnh mốc sương hại cà chua, khoai tây do Phytophthora infestans, bệnh gỉ sắt cà phê do Hemilia vastatrix, đốm đen hại cam do Phoma citrocarpa … Quét lên vết thương bằng Bordeaux 5% sau khi cạo sạch phần nấm bị phá hoại sẽ phòng trị được bệnh xì mủ cao su do nấm Phytophthora palmivora. Xử lý vườn ươm có thể chống lại vi khuẩn Pseudomonas sp. gây bệnh chết cây con thuốc lá và nhiều nấm bệnh, vi khuẩn khác trong đất.
- Nồng độ sử dụng: Dạng thường dùng là Bordeaux 1% được pha chế theo tỷ lệ CuSO4: Ca(OH)2:H2O là 1:1:100. Với cây trồng có độ mẫn cảm cao với đồng có thể giảm tỷ lệ đồng (0,5:1:100). Huyền phù mới pha chế khá bền và có tính dính rất tốt. Ở thời kỳ cây ngủ nghĩ, có thể dùng ở nồng độ 3 – 6%, ở nồng độ này có thể trừ được cả rêu và địa y.
21
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP
2.1. PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm
- Thời gian: từ tháng 2/2013 đến tháng 8/2013.
- Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại Phòng thí nghiệm bệnh cây và nhà lưới Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
2.1.2. Vật liệu thí nghiệm
- Nguồn vi khuẩn gây bệnh: Vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo3) đã được đánh giá khả năng gây hại và có tính độc mạnh, được cung cấp từ Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng.
- Nguồn vi khuẩn đối kháng: 30 chủng vi khuẩn vùng rễ đối kháng được cung cấp từ Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng.
- Các loại thuốc hoá học được mua từ một số đại lý thuốc hoá học trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng.
- Các dụng cụ dùng trong thí nghiệm như: đĩa petri, ống nghiệm, đũa cấy vi khuẩn, giấy thấm thanh trùng, nước cất thanh trùng, micropipet, đầu col, ống Falcon … - Các thiết bị dùng trong thí nghiệm như: tủ cấy vi sinh, tủ thanh trùng nhiệt ướt, lò vi sóng (microwave), máy quang phổ, nồi chưng cách thủy (waterbath)…
- Môi trường sử dụng: môi trường King’s B, môi trường Wakimoto cải tiến. + Môi trường King’s B (Shurleff và Averre III, 1997)
Pepton 20 g K2HPO4.3H2O 1,5 g MgSO4.7H2O 1,5 g Glycerol 15 ml Agar 20 g Nước cất 1000 ml pH 7,0 - 7,2
22
+ Môi trường Wakimoto cải tiến Bactopepton 5 g Ca(NO3)2.2H2O 0,5 g Na2HPO3.12H2O 0,8 g FeSO4.7H2O 0,05 g Sucrose 15 g Agar 20 g Nước cất 1000 ml pH 6,8 - 7,0
23
Bảng 2.1 Danh sách 30 chủng vi khuẩn vùng rễ sử dụng trong thí nghiệm *
S
S STT Mã vi
khuẩn
Phân loại Địa điểm phân lập
Ghi nhận đối kháng C. lagenari um D. bryoni ae F. oxyspo rum f.sp. nivenu m P. capsici A. avenae subsp. citrulli X. oryzae pv. oryzae X. campestris pv. vesicatoria R. solanace arum 1 1 Bacillus sp. Vĩnh Bình – Long An x - x x - - - - 2 2 cxđ Vĩnh Bình – Long An - x - - - - 3 7 Bacillus sp. Vĩnh Bình – Long An - - - x - - - x
4 18 Bacillus sp. Chợ Mới – An Giang - - x - x - x -
5 231-1 P. aeruginosa ĐBSCL - x x - - x - -
6 28 cxđ Chợ Mới – An Giang - - - - x - - -
7 38 Pseudomonas sp. Mỹ Tú – Sóc Trăng - - x - - - - -
8 44 P. fluorescens Nông trường Cờ Đỏ - - - - x - - -
9 56 Pseudomonas sp. Bình Tân – Vĩnh Long - - - x -
10 62 Bacillus sp. Bình Thủy – Cần Thơ - x x x - - - -
11 64 Pseudomonas sp. Tiểu Cần – Trà Vinh - x x x - - - -
12 65 Bacillus sp. U Minh – Kiên Giang x - - - -
13 68 Pseudomonas sp. Bình Thủy – Cần Thơ x - - - -
14 69 Bacillus sp. Chợ Mới – An Giang - - - x - - - -
15 74 Bacillus sp. U Minh – Kiên Giang x - x - - - - x
16 80 Bacillus sp. Mỹ Xuyên – Sóc Trăng x - - - -
17 82 cxđ Bình Thủy – Cần Thơ x - x x - - - -
18 94 P. fluorescens Vĩnh Bình – Long An x - x - - - - -
19 97 Bacillus sp. Bình Thủy – Cần Thơ - x - - - -
20 104 Pseudomonas sp. Bình Thủy Cần Thơ - - - -
21 109 Pseudomonas sp. Bình Thủy Cần Thơ - - - -
22 113 cxđ Vĩnh Bình – Long An - - x - - - - -
23 150 Bacillus sp. Mỹ Tú – Sóc Trăng x x x - - - - -
24
25 164 Bacillus sp. Cờ Đỏ - Cần Thơ x x x x - - - -
26 177 Pseudomonas sp. Cờ Đỏ - Cần Thơ x - - - -
27 184 Bacillus sp. Phường 8 – Sóc Trăng - x - - - -
28 198 Bacillus sp. Tiểu Cần – Trà Vinh - - x x - - - -
29 199 P. fluorescens Cờ Đỏ - Cần Thơ - x x x - - - -
30 200 Bacillus sp. Bình Thủy – Cần Thơ - x - - - -
- * Nguồn Trần Thị Kim Đông (2010) - cxđ: chưa xác định
25
Bảng 2.2 Danh sách 8 loại thuốc hoá học sử dụng trong thí nghiệm
STT Tên thương mại Hoạt chất Nồng độ sử dụng 1 Super Cook 85 Copper Oxychloride 18,75 g/8 lít
2 Ditacin 8SL Ningnamycin 11 ml//16 lít
3 Kasumin 2SL Kasugamycin 40 ml/16 lít
4 Starner 20WP Oxolinic acid 10 g/8 lít
5 Xantocin 40WP Bronopol 11,25 g/16 lít
6 Visen 20SC Saisentong 12,5 ml/16 lít
7 Dung dịch vôi Ca(OH)2 100 g CaCO3/1000 ml 8 Dung dịch Bordeaux Ca(OH)2 + CuSO4 1 g CaCO3/100 ml+
1 g CuSO4/100 ml
2.2. PHƯƠNG PHÁP
2.2.1. Thí nhiệm 1: Đánh giá khả năng đối kháng của 30 chủng vi khuẩn vùng rễ đối với vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây bệnh cháy bìa lá lúa trong điều kiện in vitro
Mục đích
Nhằm chọn ra các chủng vi khuẩn vùng rễ có khả năng đối kháng cao nhất để tiếp tục khảo sát hiệu quả phòng trị bệnh ở điều kiện nhà lưới.
Cách tiến hành thí nghiệm
Chuẩn bị nguồn vi khuẩn gây bệnh: Vi khuẩn X. oryzae pv. oryzae được nuôi cấy trên đĩa petri chứa môi trường Wakimoto trong 4 ngày. Sau đó đem vi khuẩn nuôi trong bình tam giác chứa môi trường King’s B lỏng trên máy lắc ngang trong 4 ngày.
Chuẩn bị nguồn vi khuẩn đối kháng: 30 chủng vi khuẩn đối kháng được nuôi cấy trên đĩa petri chứa môi trường King’s B trong 2 ngày hình thành các đơn khuẩn lạc. Sau đó, cấy truyền các đơn khuẩn lạc vào ống nghiệm nhỏ chứa 1 ml môi trường King’s B để vi khuẩn phát triển trong 2 ngày.
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố trên đĩa petri bao gồm 30 nghiệm thức với 5 lần lặp lại, mỗi đĩa petri gồm 5 chủng vi
26
khuẩn đối kháng, mỗi chủng vi khuẩn đối kháng là một nghiệm thức. Rút 300 µl huyền phù vi khuẩn gây bệnh Xoo3 trong bình tam giác cho vào ống nghiệm chứa 10 ml môi trường King’s agar đã được nấu tan và giữ không cho đặc ở 53oC trong nồi chưng cách thủy. Khuấy đều bằng Vortex và đổ vào đĩa petri thanh trùng, để nguội. Mỗi đĩa petri được đánh dấu 5 điểm đối xứng nhau qua tâm. Cho 1 ml nước cất thanh trùng vào mỗi ống nghiệm nhỏ chứa vi khuẩn đối kháng tạo thành huyền phù vi khuẩn. Sau đó, dùng khoanh giấy thấm đường kính 5 mm đã thanh trùng cho vào huyền phù vi khuẩn đối kháng và đặt vào 5 điểm đã được đánh dấu. Mỗi khoanh giấy thấm đặt vào một điểm, tương ứng với 1 chủng vi khuẩn đối kháng. Đặt đĩa petri đã thử đối kháng ở nhiệt độ phòng và theo dõi lấy chỉ tiêu.
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát khả năng đối kháng của 30 chủng vi khuẩn