Nhận xét kết quả tính toán cho khu vực có mật độ phụ tải thấp

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả chuyển đổi lưới điện trung áp của việt nam về cấp điện áp 22kv giai đoạn 1994 - 2020 và những giải pháp thực hiện. áp dụng cải tạo và phát triển lưới điện trung áp (Trang 100 - 104)

a) Khu vực miền Bắc:

Đối với khu vực miền núi phía Bắc, có đặc thù nhƣ sau:

Mật độ phụ tải thấp, bán kính cấp điện lớn, lƣới điện hiện tại chủ yếu là tuyến 35KV liên huyện có nhiệm vụ vừa là lƣới truyền tải vừa là lƣới phân phối, lƣới 10KV tồn tại khu vực thị trấn Huyện, các xã ven đô, khu công nghiệp.

- Phƣơng án cải tạo toàn bộ lƣới 10,35KV thành lƣới 22KV áp dụng cho khu vực miền núi trong giai đoạn từ nay đến 2020 có những đặc điểm:

Tổn thất điện áp và tổn thất điện năng lƣới trung áp so với các phƣơng án khác là lớn nhất.

Vốn đầu tƣ để cải tạo và phát triển lƣới trung áp thành 22KV là rất lớn do lƣới điện hiện tại chủ yếu là lƣới 10, 35KV.

Cần đầu tƣ lƣợng vốn lớn để xây dựng thêm các trạm nguồn để giảm bán kính cấp điện cho các hộ phụ tải.

- Phƣơng án phát triển lƣới điện 35KV và cải tạo lƣới 10KV thành lƣới 35KV có đặc điểm:

Tổn thất điện áp và tổn thất điện năng so với phƣơng án khác là nhỏ, giá thành xây dựng trạm biến áp 35/0,4KV và đƣờng dây 35KV thƣờng đắt hơn so với giá thành xây dựng đƣờng dây và trạm biến áp 22KV.

Mặt khác phƣơng án này khi xây dựng lƣới điện cấp điện cho khu công nghiệp, khu đô thị đòi hỏi xây dựng cáp ngầm thì việc phát triển lƣới 35KV gặp nhiều bất lợi so với lƣới 22KV do cáp ngầm 35KV có giá thành cao, việc đảm bảo hành lang an toàn cũng nhƣ trong chế tạo, xây lắp, vận hành phức tạp hơn cáp ngầm 22KV rất nhiều.

- Phƣơng án tồn tại đồng thời cả lƣới 35KV,22KV tuy nhiên mỗi khu vực nhỏ chỉ nên tồn tại phát triển một cấp điện áp lƣới trung áp. Trong đó khu vực phụ tải tập trung nhƣ khu công nghiệp, khu đô thị thì phát triển lƣới 22KV và cải tạo lƣới hiện trạng thành 22KV. Khu vực có mật độ phụ tải thấp nhƣ làng xóm, thôn, bản phát triển lƣới 35KV và cải tạo lƣới hiện trạng thành 35KV. Khi đó thì khắc phục đƣợc tình trạng trong một khu vực tồn tại nhiều cấp điện áp trung áp, giảm chi phí xây dựng và cải tạo lƣới trung áp trên cơ sở vẫn đáp ứng đƣợc các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.

Vậy nên chọn phƣơng án tồn tại đồng thời cả lƣới 35KV,22KV tuy nhiên mỗi khu vực nhỏ chỉ tồn tại phát triển một cấp điện áp lƣới trung áp. Đồng thời kiến nghị cơ quan chức năng cho phép thực hiện phƣơng án trên với mục đích giảm chi phí xây dựng và cải tạo lƣới trung áp trên cơ sở vẫn đáp ứng đƣợc các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.

b) Khu vực miền núi miền Trung và Tây Nguyên:

Đối với khu vực miền núi miền Trung và Tây Nguyên có đặc thù sau:

- Mật độ phụ tải thấp, lƣới điện hiện tại chủ yếu là tuyến 35KV liên huyện cấp điện cho các trạm trung gian và lƣới 10,15,22KV sau các trạm trung gian cấp điện cho các hộ phụ tải. Đặc biệt là lƣới phân phối khu vực này hầu hết đã đƣợc xây dựng và vận hành theo quy chuẩn 22KV. Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng lƣới trung áp xây dựng theo quy chuẩn 22KV vận hành ở cấp 10,15KV dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ thấp.

- Suất đầu tƣ lƣới 22KV vận hành tạm ở cấp 10,15KV thƣờng cao hơn (5 -10%) so với suất đầu tƣ lƣới 22KV vận hành ở cấp 22KV.

- Khi duy trì lƣới 10,15KV cần thiết phải bổ xung nguồn vốn để nâng cấp các trạm trung gianhoặc đầu tƣ xây dựng thêm các trạm 110KV để giảm bán kính cấp điện cho các hộ phụ tải.

- Đối với nguồn cung cấp điện khu vực lƣới trung áp chỉ có một cấp điện áp chi phí đầu tƣ xây dựng trạm nguồn bằng (80 - 85%) so với khu vực lƣới trung áp có 2 cấp điện áp.

- Việc chuyển toàn bộ lƣới trung áp thành 22KV cho phép giảm bớt khối lƣợng xây dựng đƣờng dây trung áp, giảm tổn thất điện năng và nâng cao chất lƣợng điện áp.

Do vậy sớm đồng nhất cấp điện áp lƣới phân phối thành cấp 22KV sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn nhất.

CHƢƠNG IV:

CÁC GIẢI PHÁP THỰC VIỆC CHUYỂN ĐỔI CẤP TRUNG ÁP VỀ 22 KV GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020

4.1 Đặt vấn đề:

Việc chuyển đổi cấp điện áp trung áp từ điện áp hiện hữu thành điện áp quy chuẩn 22kV trong giai đoạn quá độ thực tế gặp rất nhiều khó khăn:

+ Áp lực về vốn đầu tƣ : thông thƣờng trong giai đoạn quá độ, vốn đầu tƣ để cải tạo và phát triển lƣới điện của phƣơng án cải tạo thành lƣới 22kV cao hơn phƣơng án không cải tạo.

+ Trong giai đoạn hiện nay với cơ cấu tổ chức mới của EVN, đặc biệt là việc đẩy mạnh công tác cổ phần hoá các doanh nghiệp kinh doanh điện. Đối với các doanh nghiệp quan điểm về lợi ích kinh tế thƣờng đƣợc xem xét trong giai đoạn ngắn, trong khi đó việc cải tạo và phát triển lƣới điện theo định hƣớng chuẩn hoá thành cấp điện áp 22kV đem lại lợi ích kinh tế xét trong giai đoạn dài. Do vậy nếu không có những cơ chế chính sách của nhà nƣớc trong giai đoạn tới, vấn đề chuyển đổi cấp điện áp trung áp thành cấp điện áp 22kV sẽ gặp nhiều khó khăn.

+ Vấn đề cấp điện liên tục: trong giai đoạn quá độ, việc cung cấp điện cho phụ tải có thể bị gián đoạn trong thời gian cắt điện để cải tạo nâng cấp. Do vậy việc cải tạo và phát triển lƣới điện cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết và phối hợp đồng bộ với các kế hoạch khác để giảm số giờ cắt điện.

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật lƣới 22kV: do cấp điện áp 22kV mới đƣa vào vận hành ở Việt Nam, do vậy các tiêu chuẩn kỹ thuật lƣới 22kV vẫn còn đang đƣợc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.

+ Cấu trúc lƣới điện: đối với những khu vực lƣới điện đã phát triển, do ảnh hƣởng của cấu trúc lƣới trung áp bao gồm 2 cấp ( cấp trung gian và phân phối tải) đã định trƣớc, việc cải tạo và phát triển theo mô hình một cấp điện áp trung áp, dẫn tới cấu trúc lƣới điện bị thay đổi. Mặt khác một số khu vực có cấu trúc trung tính cách ly, nay chuyển sang sử dụng lƣới điện trung áp trung tính trực tiếp nối đất, do vậy cán bộ quản lý và vận hành cần có thời gian để thích nghi với cấu trúc lƣới mới.

+ Nguồn điện: trong giai đoạn quá độ nguồn cung cấp điện phải đáp ứng cho kết cấu lƣới điện hiện tại,vừa phải thoả mãn cấp nguồn cho lƣới 22kV mới, do vậy trong thực tế vấn đề nguồn cấp điện trong một số trƣờng hợp cần đƣợc nghiên cứu cụ thể chi tiết tránh hiện tƣợng quá tải nguồn cấp hoặc không có nguồn 22kV cho lƣới 22kV dự kiến phát triển.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả chuyển đổi lưới điện trung áp của việt nam về cấp điện áp 22kv giai đoạn 1994 - 2020 và những giải pháp thực hiện. áp dụng cải tạo và phát triển lưới điện trung áp (Trang 100 - 104)