Các giải pháp thực hiện trong giai đoạn đến năm 2020

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả chuyển đổi lưới điện trung áp của việt nam về cấp điện áp 22kv giai đoạn 1994 - 2020 và những giải pháp thực hiện. áp dụng cải tạo và phát triển lưới điện trung áp (Trang 104)

4.2.1 Các nguyên tắc cơ bản:

+ Kiên quyết áp dụng mô hình một cấp điện áp. Quan điểm này phải đƣợc chỉ đạo quán triệt. Trong các đề án quy hoạch điện lực tỉnh hoặc báo cáo đầu tƣ cần phải luận chứng rõ những vùng trong giai đoạn quy hoạch cần cải tạo lên 22kV, những vùng cải tạo ở giai đoạn sau.

+ Đối với khu vực cải tạo, thiết bị lƣới điện nhƣ: máy biến áp,TU, TI, máy cắt… đƣa ra từ quá trình cải tạo đƣợc chuyển về khu vực chƣa cải tạo để tận dụng hết khấu hao thiết bị.

+ Xây dựng các trạm cung cấp hợp lý có nguồn 22kV để sẵn sàng cấp điện cho lƣới 22kV.

+ Xây dựng các tuyến trung áp 22kV, sau đó phát triển các trạm biến áp tiêu thụ, cải tạo những khu vực có chất lƣợng lƣới trung áp không đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế-Kỹ thuật thành lƣới điện 22kV.

+ Xây dựng mới các tuyến đƣờng dây, trạm biến áp và các thiết bị theo quy chuẩn 22kV, khi có đủ điều kiện chuyển lên vận hành cấp 22kV.

+ Việc cải tạo lƣới điện là quá trình lâu dài, thực hiện theo hình thức xác định rõ khu vực cần cải tạo và thực hiện cải tạo dứt điểm vùng cải tạo đó.

+ Đối với các tỉnh có địa bàn rộng, mật độ phụ tải nhỏ thì phải luận chứng lựa chọn cấp điện áp 35kV hoặc 22kV làm cấp phân phối, tuyệt đối không đƣợc dùng hai cấp điện áp phân phối để phát triển lƣới điện ở khu vực này.

Quá trình quá độ mạng phân phối chia thành 3 khu vực có đặc điểm khác nhau:

+ Khu vực 1: là khu vực mạng trung áp đã phát triển. Đặc điểm của khu vực này là lƣới trung áp hiện đã phủ kín, trong giai đoạn tới yêu cầu chủ yếu là tăng khả năng nguồn và khả năng tải của các tuyến dây để đáp ứng nhu cầu phụ tải.Việc cải tạo chuyển đổi theo mô hình 1 cấp điện áp 22kV khu vực này gặp nhiều khó khăn.

+ Khu vực 2: là khu vực mạng trung áp đang phát triển. Do khu vực này mạng phân phối đang trong giai đoạn hình thành, nên việc áp dụng mô hình phân phối cấp 1 cấp điện áp tƣơng đối thuận lợi.

+ Khu vực 3: là khu vực bắt đầu phát triển mạng trung áp. Đây là khu vực dễ dàng áp dụng mô hình một cấp điện áp.

Các giải pháp về trạm nguồn, trạm phân phối và đƣờng dây trung áp mỗi khu vực là khác nhau.

4.2.2 Giải pháp về trạm nguồn:

Bảng 4.1 Các dạng trạm nguồn áp dụng trong giai đoạn quá độ.

Ký hiệu Điện áp(kV) Tổ đấu dây Ghi chú

Dạng I 110/22 hoặc 110/35

Y0/Y0/∆11 ∆11 là cuộn tam giác phụ

Dạng II 110/22/15 Y0/ Y0/ Y0 có thêm dây quấn tam giác phụ Dạng III 110/22/10(6) Y0/ Y0/∆11

Dạng IV 110/35/22kV Y0/ Y/∆11 Y0/ Y/ Y0

Tạo trung tính phía 22kV Có thêm dây quấn tam giác phụ Ngoài ra trong một số trƣờng hợp cụ thể cho phép đặt tạm thời các trạm trung gian 35/22kV hoặc 22/35kV để tạo nguồn 22kV hoặc 35kV.

Khu vực 1: trạm nguồn đƣợc lựa chọn một trong 4 dạng trên. Khu vực 2,3: trạm nguồn đƣợc lựa chọn ở dạng I.

4.2.3 Giải pháp về trạm phân phối .

Bảng 4.2 Các dạng TBA phân phối áp dụng trong giai đoạn quá độ.

TT Loại MBA Điện áp(kV) Tổ đấu dây 1 MBA 3 pha lƣới 35kV

(TTCĐ)

35 ± 2 x 2,5%/0,4(0,23) Y/Y0 - 12 hoặc ∆/Y0 -11 2 MBA 1 pha điện áp dây

lƣới 35kV(TTCĐ)

35 ± 2 x 2,5%/0,23 35 ± 2 x 2,5%/2 x 0,23

I/I0

3 MBA 1 pha điện áp pha lƣới 35 kV (TTNĐ)

20,23 ± 2 x 2,5%/0,23 20,23 ± 2 x 2,5%/2 x 0,23

I0/I0

4 MBA 3 pha lƣới 22kV 22 ± 2 x 2,5%/0,4(0,23) Y0/Y0 - 12

5 MBA 3 pha lƣới 10kV sau chuyển về lƣới 22kV

22(10) ± 2 x 2,5%/0,4(0,23) Y(∆)/Y0 - 12 or ∆(Y) /Y0 -11 6 MBA 3 pha trên lƣới 6 kV

Sau chuyển về lƣới 22kV

22(6) ± 2 x 2,5%/0,4(0,23) Y(∆)/Y0 -12(11)

7 MBA 3 pha trên lƣới 35 kV Sau chuyển về lƣới 22kV

22(35) ± 2 x 2,5%/0,4(0,23) ∆ (Y)/Y0 – 12 (11)

8 MBA 1 pha điện áp pha trên lƣới 22 kV

12,7 ± 2 x 2,5%/0,23 12,7 ± 2 x 2,5%/2 x 0,23

I0/I0

9 MBA 3 pha trên lƣới 15 kV Sau chuyển về lƣới 22 kV

22(15) ± 2 x 2,5%/0,4(0,23) Y(Y0)/ Y0 - 12

10 MBA 1pha điện áp pha lƣới 15 kV sau chuyển về 22 kV

12,7(8,6) ± 2 x 2,5%/0,23 hoặc 2 x 0,23

I0(I) /I0

11 MBA 1pha điện áp dây lƣới 15 kV sau chuyển về 22 kV

Việc phát triển các trạm biến áp phân phối khu vực hiện tại chỉ có lƣới 35,15,10,6kV áp dụng các giải pháp nhƣ sau:

+ Đối với khu vực hiện tại là lƣới 35 kV, trong quy hoạch xác định sẽ chuyển đổi thành lƣới 22 kV, cần thiết phải sử dụng máy biến áp 35/0,4kV đấu Y/Y0 – 12 (11) khi cải tạo về lƣới 22kV chuyển cuộn sơ cấp từ đấu Y(hay YN) sang ∆.

+ Đối với khu vực hiện tại là lƣới 15 kV, sử dụng máy biến áp 22(15)/0,4kV tổ đấu dây Y/Y0 – 12 hoặc ∆ /Y0 -11 kiểu tự ngẫu.Việc chuyển đổi thực hiện bằng công tắc chuyển mạng, tƣơng tự nhƣ đầu phân áp.

+ Đối với khu vực hiện tại là lƣới 10kV, sử dụng máy biến áp 22(10)/0,4kV tổ đấu dây Y(∆)/Y0 – 12 hoặc ∆(Y)/Y0 -11. Dây quấn loại mỗi pha gồm hai cuộn dây, lúc đầu ở cấp 10kV hai cuộn dây mỗi pha đấu song song, khi đƣa về điện áp 22kV, hai cuộn dây mỗi pha đƣợc đấu nối tiếp.

+ Đối với khu vực hiện tại là lƣới 6kV, sử dụng máy biến áp 22(6)/0,4kV tổ đấu dây Y(∆)/Y0 – 12(11). Dây quấn loại mỗi pha gồm hai cuộn dây, khi vận hành ở cấp 6kV hai cuộn dây mỗi pha đấu song song, tổ đấu dây ∆/Y0 – 12(11); khi đƣa về điện áp 22kV, hai cuộn dây sơ cấp mỗi pha đƣợc đấu nối tiếp, cùng với chuyển từ đấu ∆ sang đấu Y.

+ Các thiết bị đo lƣờng,bảo vệ, tự động đều thiết kế theo cấp điện áp cao nhất của cuộn sơ cấp. Riêng chống sét van, cần chọn đúng điện áp làm việc, khi cải tạo điện áp cần thay đổi chống sét.

4.2.4 Giải pháp về đƣờng dây:

4.2.4.1 Lƣới trung áp 35kV:

+ Đối với lƣới 35kV nằm trong khu vực mà quy hoạch xác định cải tạo thành 22kV, khi cải tạo giữ nguyên kết cấu 3 pha 3 dây, vận hành ở chế độ trung tính nối đất tại trạm nguồn.

+ Việc xây dựng các nhánh rẽ 2 pha 35kV (trung tính cách ly) cần phải thoả mãn điều kiện về độ không đối xứng cho phép của lƣới ở chế độ vận hành bình thƣờng(≤ 5%).

+ Có thể xây dựng lƣới điện 35 kV trung tính trực tiếp nối đất cho khu vực đã có trạm nguồn nối đất trực tiếp phía 35 kV.

4.2.4.2 Lƣới trung áp khu vực điện áp 15,10,6 kV

a) Đƣờng dây trên không - đƣờng dây bọc.

+ Khu vực lƣới 15 kV: Lƣới điện cần đƣợc xây dựng và cải tạo với kết cấu 3 pha 3 dây hoặc 3 pha 4 dây theo quy chuẩn lƣới 22 kV với chế độ trung tính nối đất trực tiếp.

+ Khu vực lƣới hiện hữu là 6,10kV: Lƣới điện cần đƣợc xây dựng và cải tạo với kết cấu 3 pha 3 dây theo quy chuẩn lƣới 22 kV. Khi làm việc ở cấp điện áp 6,10kV lƣới điện vận hành ở chế độ trung tính cách ly. Khi chuyển về làm việc ở cấp điện áp 22 kV lƣới điện vận hành ở chế độ trung tính nối đất tại trạm nguồn.

b) Cáp ngầm và cáp vặn xoắn.

Đối với những khu vực xây dựng, cải tạo là cáp ngầm và cáp vặn xoắn có cấp điện áp hiện hữu nhỏ hơn điện áp 22 kV, cần lập báo cáo đầu tƣ theo 2 phƣơng án

- Phƣơng án dùng điện áp danh định bằng điện áp phân phối hiện hữu. - Phƣơng án dùng điện áp danh định bằng điện áp 22 kV.

Trên cơ sở so sánh kinh tế - tài chính, ứng với thời gian chuyển đổi về điện áp 22kV để quyết định phƣơng án tối ƣu nhất.

4.3 Lộ trình giảm thiểu số cấp điện áp lƣới trung áp:

4.3.1 Lộ trình giảm thiểu số cấp điện áp khu vực miền Bắc:

Nhƣ đã phân tích ở trên, trong 15 năm tới khu vực miền Bắc cần xây dựng 81.352 km đƣờng dây, 22.540 MVA dung lƣợng trạm biến áp phân phối .

Đây là con số lớn so với khối lƣợng lƣới trung áp hiện tại gấp 1,6 lần số km đƣờng dây, 2,3 lần số MVA trạm biến áp.

Để phát triển lƣới điện trung áp một cách hợp lý, lộ trình giảm thiểu số cấp điện áp lƣới trung áp theo các khu vực nhƣ sau:

a) Khu vực thành phố,thị xã lớn:

Đối với khu vực này, mật độ phụ tải là rất cao, trong giai đoạn tới cần tập trung nguồn vốn cải tạo lƣới 6,10,15,35kV thành lƣới 22 kV.

Để tận dụng hết năng lực vật tƣ thiết bị , trên cơ sở phân loại, đánh giá năng lực thiết bị dôi dƣ từ quá trình cải tạo cho tiến hành đại tu sửa chữa và luân chuyển sang vùng chƣa cải tạo .

Đối với các thành phố, thị xã đã và đang có dự án cải tạo lƣới điện thành lƣới 22kV cần hoàn thành trƣớc năm 2010.

Khu vực TP Hà Nội, đây là khu vực có khối lƣợng lƣới điện lớn, tập trung nhiều hộ phụ tải quan trọng, yêu cầu về độ tin cậy cao, việc cải tạo đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lƣỡng chính xác giữa các khâu nhƣ: Vốn đầu tƣ, kế hoạch cụ thể, chi tiết, nguồn cung cấp điện, các phƣơng án dự phòng cung cấp điện trong điều kiện bình thƣờng, sự cố. Trƣớc khi tiến hành cải tạo trên diện rộng, cần thực hiện thí điểm cho một khu vực nhỏ, sau đó tiến hành rút kinh nghiệm. Phù hợp những nhận định trên, lộ trình cho khu vực này nhƣ sau:

Giai đoạn từ nay tới năm 2010 tiến hành cải tạo lƣới 6kV,10kV thành lƣới 22kV.Giai đoạn 2011-2015 tiến hành cải tạo lƣới 35kV thành lƣới 22kV.

b) Khu vực nông thôn đồng bằng:

Đối với khu vực này, mật độ do mật độ phụ tải chƣa cao, sẽ từng bƣớc chuyển đổi thành lƣới 22kV, tới năm 2020 sẽ cơ bản chuyển lƣới trung áp thành lƣới 22 kV.

c) Khu vực miền núi:

Đối với khu vực này, hiện trạng chủ yếu là lƣới 35 kV.Trong giai đoạn từ nay tới năm 2020 cần thiết tồn tại cả lƣới 35,22kV.

Trong đó đối với khu vực thị xã, thị trấn từ nay tới năm 2015 tuỳ từng điều kiện cụ thể sẽ từng bƣớc chuyển đổi lƣới trung áp thành lƣới 22 kV.

Khu vực nông thôn miền núi, tới năm 2020 phát triển và cải tạo lƣới hiện hữu thành lƣới 35 kV.

4.3.2 Lộ trình giảm thiểu số cấp điện khu vực miền Trung và miền nam:

Nhƣ đã phân tích ở trên, đối với khu vực này do hiện trạng lƣới trung áp đã xây dựng và vận hành ở cấp điện áp 22 kV chiếm tỷ trọng cao, nếu càng kéo dài việc song song tồn tại nhiều cấp điện áp lƣới trung áp sẽ phải càng chịu nhiều thiệt

hại về kinh tế, do vậy đối với khu vực này việc sớm đồng nhất lƣới trung áp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn nhất.

+ Phù hợp với nhận định trên, việc chuyển đổi lƣới phân phối về cấp điện áp 22kV khu vực này (trừ khu vực TP.Hồ Chí Minh) cần thực hiện xong trƣớc năm 2010.

+ Khu vực lƣới điện TP.Hồ Chí Minh có khối lƣợng lớn, tập trung nhiều hộ phụ tải quan trọng, yêu cầu về độ tin cậy cao, việc cải tạo đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lƣỡng chính xác giữa các khâu nhƣ: Vốn đầu tƣ, kế hoạch cụ thể, chi tiết, nguồn cung cấp điện, các phƣơng án dự phòng cung cấp điện trong điều kiện bình thƣờng, sự cố. Trƣớc khi tiến hành cải tạo trên diện rộng, cần thực hiện thí điểm cho một khu vực nhỏ, sau đó tiến hành rút kinh nghiệm. Phù hợp những nhận định trên, lộ trình cho khu vực này nhƣ sau: Giai đoạn từ nay tới năm 2010 tiến hành cải tạo lƣới 15kV thành lƣới 22kV khu vực các huyện ngoại thành, các quận ven đô có tốc độ đô thị hoá cao. Giai đoạn sau năm 2010 tiến hành cải tạo lƣới điện 15 kV thành lƣới 22kV khu vực các quận còn lại.

CHƢƠNG V:

ÁP DỤNG CẢI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ SƠN TÂY- TỈNH HÀ TÂY GIAI ĐOẠN ĐẾN 2015

5.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội Thành phố Sơn Tây: 5.1.1 Đặc điểm tình hình:

Thành phố Sơn Tây là một trong 14 đơn vị hành chính của Tỉnh Hà tây, là trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng phía Bắc Tỉnh Hà Tây. Là đô thị vệ tinh nằm trong chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây dọc Quốc lộ 21, có vị trí chiến lƣợc quan trọng về an ninh, quốc phòng. Thành phố Sơn Tây cách Thủ đô Hà Nội 42 Km về phía Tây Nam theo Quốc lộ 32 và đƣờng cao tốc Láng - Hoà Lạc.

Về vị trí địa lý:

- Phía Bắc giáp sông Hồng, Tỉnh Vĩnh Phúc - Phía Nam giáp Huyện Thạch Thất

- Phía Đông giáp Huyện Phúc Thọ - Phía Tây giáp Huyện Ba Vì

Tổng diện tích đất tự nhiên là: 12.774 ha

Về hành chính: Thành phố Sơn Tây có 6 phƣờng: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Phú Thịnh và 9 xã: Xuân Sơn, Kim Sơn, Đƣờng Lâm, Thanh Mỹ, Trung Sơn Trầm, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Hƣng, Viên Sơn với tổng dân số là: 116.879 ngƣời tính đến 31/12/2006 mật độ dân số là: 915 ngƣời/Km2

.

Về địa hình:

Thành phố Sơn Tây có địa hình trung du, có nhiều đồi thấp. Địa hình có xu hƣớng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Có 2 dạng địa hình là bán sơn địa và đồng bằng.

Về thời tiết khí hậu: Thành phố Sơn Tây nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh ít mƣa, mùa hè nóng mƣa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng: 22,30

nhiệt độ trung bình thấp là: 20,70

C. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm; nhiệt độ trung bình cao nhất là: 27,20

C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là: 410C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là: 4,50

C. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là: 1.839mm. Mƣa nhiều nhất là vào tháng 7, 8, 9 trong các tháng này lƣợng mƣa đạt: 822,8mm. Mƣa ít vào tháng 12, 1, 2, 3 chỉ đạt 19,9mm.

5.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Sơn Tây:

Bảng 5.1 Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2006.

STT Chỉ tiêu Đơn vị TH 2006

1 Tổng sản phẩm (GDP) 106 đ 556.781. 2 Giá trị TSL công nghiệp 106 đ 446.777

3 Doanh thu TM - DV - DL 106 đ 442.779 4 Tốc độ tăng giá trị SXNN % 144,5 5 Tổng sản lƣợng lƣơng thực Tấn 28.441

- Giá trị GDP mục tiêu tăng 8%, thực hiện 8,3%.

- Giá trị sản xuất CN - TCN mục tiêu 12%, thực hiện 12,1%

- Doanh thu thƣơng mại, dịch vụ, du lịch mục tiêu 15%, thực hiện 15,4% - Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp mục tiêu 4,5%, thực hiện 5%

- Giá trị 1 ha mục tiêu 30 triệu đồng, thực hiện 30,5 triệu đồng - Sản lƣợng lƣơng thực mục tiêu 28.000 tấn, thực hiện 28.441 tấn - Thu ngân sách mục tiêu 8%, thực hiện tăng 78%

- Trồng cây phân tán mục tiêu 30.000 tấn, thực hiện 50.000 tấn - Phấn đấu giảm 1,5% tỷ lệ hộ nghèo, thực hiện 2,14 %

- Tỷ lệ sinh mục tiêu giảm 0,01%, thực hiện 1,4411% giảm 0,25%

5.1.3 Phƣơng hƣớng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Sơn Tây giai đoạn đến 2015: Tây giai đoạn đến 2015:

Căn cứ theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 và Nghị quyết đại hội Đảng Bộ Thành Phố lần thứ 19 và Chƣơng trình kỳ họp thứ 9

HĐND Thành Phố Khoá XVII đã thông qua đƣa ra mục tiêu phát triển tập trung có trọng điểm, tháo gỡ mọi ách tắc về cơ chế nhằm giải phóng năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế. Huy động tốt các tiềm năng tại chỗ, phát huy thế mạnh

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả chuyển đổi lưới điện trung áp của việt nam về cấp điện áp 22kv giai đoạn 1994 - 2020 và những giải pháp thực hiện. áp dụng cải tạo và phát triển lưới điện trung áp (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)