II. Các nhân tố trong ngành:
b: ước tắnh của EIU c: Dự báo của EIU
c: Dự báo của EIU
Tổng hợp theoBáo cáo Country Report 4/2007 của Cơ quan tình báo kinh tế Anh (EIU).
Theo dự báo mới đây của Bộ Thương mại, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/tháng tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010 sẽ tăng bình quân khoảng 10,57%/năm, trong đó khu vực thành thị tăng khoảng 10%, còn khu vực nông thôn tăng khoảng 11,25%/năm. Đến năm 2010, chi tiêu bình quân đầu người/tháng của cả nước đạt 657.800 đồng/người/tháng, trong đó khu vực thành thị đạt 1.054.700 đồng/người/tháng và khu vực nông thôn đạt 537.400 đồng/người/tháng. Tổng GDP được tạo ra khoảng 6.530-6.680 nghìn tỷ đồng (tắnh theo giá hiện hành). Tổng quỹ tiêu dùng 5 năm đạt 4.440 - 4.490 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 67,5-68% GDP. Tỷ lệ tiêu dùng trên GDP có xu hướng giảm nhanh hơn so với thời kỳ 2001-2005, từ
69,8% năm 2005 xuống khoảng 67,7-66,5% năm 2010. Điều này là cần thiết để tăng tắch luỹ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng kinh tế nên quỹ tiêu dùng trong 5 năm tăng 13-13,5%/năm; nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng khoảng 6-7%/năm, đảm bảo cải thiện đời sống nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh thị trường nội địa và dịch vụ. Khả năng huy động tiết kiệm nội địa vào đầu tư đạt khoảng 85%; tức là tổng đầu tư từ nguồn nội địa đạt khoảng 26,6-27% GDP.
c.3. Dự báo kinh tế quốc tế
Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, đà tăng trưởng cao của kinh tế thế giới sẽ được duy trì. IMF dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2007 sẽ đạt 4,7%, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản và EU đạt mức tăng trưởng tương ứng là 3,3%, 2,1% và 1,9%. Tăng trưởng của các nước khu vực Đông á tuy sẽ thấp hơn so với năm 2006, nhưng vẫn ở mức tương đối cao (khoảng 8,0%) nhờ tăng trưởng của Trung Quốc vẫn ở mức cao (dự báo đạt khoảng trên 9,0%) và sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế NIEs và ASEAN.
Triển vọng của kinh tế thế giới, đặc biệt là các khu vực và nền kinh tế có quan hệ đầu tư và thương mại chủ yếu với Việt nam như Mỹ, Nhật Bản, EU và Đông á, cho phép nhận định rằng các yếu tố ngoại lực nhìn chung là thuận lợi.
Bảng 2.2 - Một số dự báo về kinh tế quốc tế