Chương V Liên kết các thành phần chức năn g bus
2. Bus hệ thống
2.2. Bus dữ liệu
Dữ liệu từ bộ nhớ được CPU đọc ra hay được CPU lưu giữ vào phải được truyền qua một kênh khác được gọi là bus dữ liệu (Data Bus). Như vậy bus dữ liệu được dùng để truyền dữ liệu. Bus dữ liệu có thể gồm 8, 16 hoặc 32 đường, do vậy tại mỗi thời điểm có thể truyền dữ liệu có kích thước 8, 16 hoặc 32 bit. Bus địa chỉ là bus hai chiều, dữ liệu có thể do CPU phát ra hay nhận về từ bộ nhớ hoặc các thiết bị.
Tại mõi thời điểm, CPU chỉ làm việc với bộ nhớ hoặc với một thiết bị. Khi CPU muốn trao đổi thông tin với đối tượng nào, CPU sẽ phát ra địa chỉ của nó lên bus địa chỉ. Đối tượng có địa chỉ tương ứng sẽ được kết nối lên bus dữ liệu để thực hiện quá trình truyền dữ liệu.
Trong đa số các hệ thống, các bus địa chỉ hoàn toàn do bus master điều khiển. Thông thường, bus master chính là CPU. Nếu chỉ có một bus master, các thành phần khác kết nối lên bus được gọi là slave. Mỗi slave có một địa chỉ tương ứng và bus master sử dụng các bus địa chỉ để điều khiển thành phần nào được sử dụng bus. Trong một số hệ thống khác, ngoài CPU còn có các thành phần khác có thể có quyền điều khiển hệ thống trong những thời điểm khác nhau. Khi đó thành phần điều khiển bus chỉ được gọi là bus master tại thời điểm nó thực sự có quyền điều khiển bus.
Lưu ý rằng các thiết bị vào/ra cũng sẽ được liên kết với CPU thông qua Address bus và Data bus để thực hiện các thao tác đưa dữ liệu vào CPU hoặc từ CPU ra. Như vậy, sự kết hợp giữa hai đường truyền cơ bản này (bus
Nguyễn Trung Đồng – Tel 0983 410 866
địa chỉ và bus dữ liệu) tạo điều kiện cho CPU cơ chế ĐỌC ra từ hoặc GHI vào một ô nhớ (hoặc thiết bị) xác định thông qua địa chỉ cụ thể của ô nhớ (hoặc thiết bị) đó. Một lần nữa, lưu ý rằng Address bus là bus một chiều (chỉ do CPU đưa ra). Còn Data bus là bus hai chiều để CPU có thể đọc dữ liệu từ ô nhớ ra hoặc ghi một dữ liệu vào ô nhớ (hoặc thiết bị).